Hồn thiện cơng nghệ và hệ thống hỗ trợ quản lý

Một phần của tài liệu Phát triển cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng hợp tác xã việt nam chi nhánh bắc giang (Trang 76)

1 .Tính cấp thiết của đề tài

6. Kết cấu của luận văn

3.2. Giải pháp phát triển cho vay khách hàng cá nhân của Ngân hàng Hợp tác

3.2.5 Hồn thiện cơng nghệ và hệ thống hỗ trợ quản lý

NHHTXVN - chi nhánh Bắc Giang cần phải hiện đại hố cơ sở vật chất, triển khai cơng nghệ để đưa vào ứng dụng nhiều sản phẩm dịch vụ mới. Điều này góp phần tích cực trong việc cải thiện văn minh tín dụng và cũng lôi kéo được khách hàng, làm tăng thêm nguồn vốn đầu vào cho ngân hàng.

Công nghệ ngân hàng hiện đại là một trong những yếu tố quan trọng tác động rất lớn đến khách hàng, chính cơng nghệ hiện đại sẽ hấp dẫn và thu hút KH đến với ngân hàng. Hiện đại hóa cơng nghệ ngân hàng là một u cầu tất yếu khách quan góp phần vào việc thiết lập một hệ thống ngân hàng tiên tiến, tạo ra nhiều tiện ích cho khách hàng. Nâng cao chất lượng phục vụ và năng lực cạnh tranh, đáp ứng nhu cầu mới trong tiến trình hội nhập.

Hiện đại hóa cơng nghệ thông tin quản lý của ngân hàng nhằm giúp quản lý và kiểm soát thị trường được hiệu quả hơn, nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng và tăng cường công tác thông tin báo cáo được dễ dàng. Tiến hành nâng cao công nghệ ngân hàng, áp dụng các chuẩn mực kế toán và kiểm toán quốc tế là cơ sở chuyển giao công nghệ và tạo điều kiện tiếp cận các nguyên tắc; chuẩn mực quốc tế.

Cần kết hợp giữa ứng dụng kỹ thuật mới với nghiên cứu, chỉnh sửa và xây dựng mới cho phù hợp với điều kiện kỹ thuật hiện đại. Công nghệ thông tin rất quan trọng trong việc đẩy mạnh cơng cuộc đổi mới hiện đại hóa cơng nghệ ngân hàng, Ngân hàng Hợp Tác Xã Việt Nam - Chi nhánh Bắc Giang cần phấn đấu đưa trình độ cơng nghệ, ứng dụng tồn diện cơng nghệ thơng tin trong các hoạt động và dịch vụ ngân hàng, đáp ứng nhu cầu phát triển xã hội.

u cầu hiện đại hóa cơng nghệ ngân hàng ngày càng cao và ngày càng quyết liệt hơn bao giờ hết, thể hiện thương hiệu của chính mình và chiếm lĩnh thị phần trong thị trường tiền tệ. Do vậy, Ngân hàng Hợp Tác Xã Việt Nam - Chi nhánh Bắc Giang cần nhận thức công cuộc phát triển công nghệ là một phần không thể thiếu được trong chiến lược phát triển kinh doanh của mình.

3.2.6 Tăng cường công tác quản trị rủi ro và kiểm tra, kiểm soát khoản vay

Trong hoạt động của ngân hàng, quản trị rủi ro ngân hàng là mục tiêu đồng thời là nhiệm vụ rất quan trọng, được đặt lên hàng đầu cần phải thực hiện một cách triệt để. Do đó, quy trình quản trị rủi ro tín dụng phải được các nhân viên tín dụng tại Ngân hàng Hợp Tác Xã Việt Nam - Chi nhánh Bắc Giang nắm rõ và thực hiện một cách nghiêm túc, đồng bộ với tất cả các khoản vay và liên tục từ trước, trong và sau khi vay.

- Xây dựng cơ chế, quy chế nghiệp vụ hoạt động kinh doanh đảm bảo đồng

bộ, chặt chẽ, hạn chế đến mức thấp nhất khả năng rủi ro. Thực hiện việc cho vay đúng qui trình nghiệp vụ, đúng qui định của NHNN, đúng hướng dẫn của Ngân hàng Hợp Tác Xã Việt Nam. CBTD phải thực hiện nghiêm qui trình kiểm tra trước khi cho vay, kiểm tra trong khi cho vay và kiểm tra sau khi cho vay. Theo mỗi thời gian nhất định, ngân hàng nên tổ chức đánh giá các quy chế, quy định đã ban hành để điều chỉnh, bổ sung, thay đổi cho phù hợp với thực tiễn kinh doanh của ngân hàng, hạn chế rủi ro ở mức thấp nhất.

- Nâng cao năng lực quản lý rủi ro đối với các cán bộ quản trị điều hành các

cấp bằng cách quan tâm đến cơng tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ quản trị kinh doanh, hiểu biết về pháp luật và kiến thức về quản trị rủi ro ngân hàng để ngân hàng hoạt động kinh doanh có hiệu quả hơn.

- Chú trọng công tác đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công nhân viên

chuyên môn, nghiệp vụ, kiến thức về luật pháp, ý thức phòng ngừa rủi ro và đạo đức nghề nghiệp. Rủi ro trong ngân hàng bắt đầu từ thao tác nghiệp vụ cụ thể, ở từng nhân viên cụ thể. Nếu đội ngũ nhân viên ý thức được điều này thì chắc chắn sẽ giảm thiểu những rủi ro do chủ quan gây ra. Sử dụng hiệu quả đội ngũ nhân viên,

bố trí cơng việc phù hợp với năng lực, sở trường của họ sẽ tránh được những rủi ro trong việc cấp tín dụng.

- Nâng cao năng lực và trình độ của cán bộ lãnh đạo, cán bộ kiểm tra, kiểm

soát nội bộ. Thường xuyên bồi dưỡng cho CBTD về pháp luật, kiến thức về quản trị rui ro. Tổ chức các buổi học tập về “Văn hóa Ngân hàng Hợp Tác Xã Việt Nam - Chi nhánh Bắc Giang” nhằm nâng cao tinh thần trách nhiệm và đạo đức của cán bộ nhân viên nhằm giảm thiểu rủi ro đạo đức của cán bộ nhân viên.

- Tăng cường cơng tác kiểm tra, kiểm sốt nội bộ, thực hiện một cách nghiêm

túc các quy trình kiểm tra nghiệp vụ, phát hiện kịp thời những sai sót có khả năng dẫn đến rủi ro và có biện pháp chấn chỉnh kịp thời.

3.3. Một số kiến nghị

3.3.1 Kiến nghị với cơ quan nhà nước

Thứ nhất, tạo một môi trường kinh tế vĩ mô ổn định. Về nguyên tắc, các thành phần kinh tế nói chung và ngân hàng nói riêng nếu trong mơi trường kinh tế vĩ mô không ổn định sẽ khơng thể hoạt động có hiệu quả. Kinh nghiệm các nước đã từng thành công trong phát triển cho vay KH đã cho thấy rằng cần phải tạo một môi trường kinh tế vĩ mơ ổn định thì KH mới có thể phát huy hết tiềm năng và thế mạnh của mình.

Để nâng cao khả năng cung ứng vốn vay của hệ thống ngân hàng, nhìn từ khía cạnh vĩ mơ, nhà nước nên thiết lập những chính sách phù hợp với các điều kiện vĩ mô, đặc biệt là tạo sự tin cậy cho hệ thống ngân hàng. Nhà nước cũng cần duy trì tính ổn định của chính sách tài chính tiền tệ nhằm tạo mơi trường ổn định và về lâu dài để các KH và ngay cả ngân hàng yên tâm hoạt động. Bên cạnh đó, cẩn đẩy mạnh q trình cải cách hành chính, thủ tục hành chính trong các cơ quan quản lý Nhà nước theo hướng khuyến khích đầu tư kinh doanh lành mạnh, giảm chi phí, thời gian cho các chủ thể kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho hoạt động kinh doanh.

Thứ hai, hoàn thiện hành lang pháp lý và hệ thống cơ chế chính sách liên quan tới hoạt động ngân hàng. Hoàn thiện hành lang pháp lý để giảm thiểu rủi ro cho hệ

thống ngân hàng là điều cần thiết. Để xây dựng một hành lang pháp lý có hiệu quả, luật và các văn bản pháp lý phải mang tính đồng bộ (như luật ngân hàng Nhà nước và luật các tổ chức tín dụng, luật doanh nghiệp, luật phá sản, các quy định về hợp đồng, tài sản, đặc biệt là tài sản đảm bảo) có tính đến đặc thù của từng loại hình nhằm tạo một sân chơi, bình đẳng, thơng thống, khuyến khích cạnh tranh giữa các KH, xố bỏ tình trạng phân biệt đối xử giữa các KH thuộc các thành phần kinh tế về tín dụng, thuế, đất đai và các ưu đãi khác. Bên cạnh đó, nhà nước cần hoàn thiện các văn bản pháp lý về ngân hàng và tín dụng, các văn bản quy phạm pháp luật tài chính, củng cố và phát triển các thị trường dịch vụ nhằm tạo dựng mơi trường thuận lợi và thích ứng với xu hướng phát triển của nền kinh tế thị trường. Ngồi ra, nâng cao vai trị của pháp luật về bảo vệ quyền chủ nợ của tổ chức tín dụng đối với nền kinh tế.

3.3.2 Kiến nghị với Ngân hàng nhà nước Việt Nam

Thứ nhất, hoàn thiện các văn bản pháp lý trong lĩnh vực ngân hàng, nâng cao năng lực điều hành và giám sát hệ thống ngân hàng. Để có thể nâng cao hiệu quả hoạt động của ngành Ngân hàng nói chung và NHHTXVN nói riêng, NHNN cần thực hiện nhanh có hiệu quả chương trình cải tổ, cơ cấu lại ngành Ngân hàng Việt Nam, tạo môi trường cạnh tranh thơng thống cho hoạt động ngân hàng, giúp KH có cơ hội tiếp cận nguồn vốn vay một cách dễ dàng.

Bên cạnh đó, ngân hàng Nhà nước cần đẩy mạnh cơng tác tuyên truyền, phổ biến đến KH, cơ chế vay vốn, chính sách tín dụng, lãi suất để tránh tình trạng “cị” tín dụng nhằm có thể tập trung vốn cho những ngành sản xuất thương mại dịch vụ mà nhà nước đang khuyến khích phát Trên cơ sở rà sốt lại các văn bản hiện hành, NHNN cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản pháp lý trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng phù hợp với yêu cầu thực tiễn và phát triển của hệ thống ngân hàng cho phù hợp với lộ trình hội nhập nền kinh tế Thế giới.

Thứ hai, NHNN cần hướng dẫn thực hiện quy định về bảo đảm tiền vay và xử lý tài sản đảm bảo. Hiện nay, các TCTD đã được quyền chủ động lựa chọn, quyết định việc cho vay khơng có đảm bảo bằng tài sản đối với các tổ chức phù hợp với

quy định của NHNN, nhưng “tổ chức tín dụng xem xét, quyết định” và “tự chịu trách nhiệm”. Về nguyên tắc, người vay phải có trách nhiệm trả nợ đầy đủ và đúng hạn cho ngân hàng, nếu người vay lừa đảo, chiếm đoạt tài sản thì phải chịu trách nhiệm dân sự hoặc hình sự theo luật định. Nếu nợ vay có tài sản đảm bảo nợ liên quan đến vụ án hình sự thì ngân hàng khơng có quyền xử lý tài sản đảm bảo hợp pháp để thu nợ mà cơ quan pháp luật tiến hành kiểm kê tài sản, cho là tang vật trong vụ án, phải xử lý theo thủ tục tố tụng hình sự. Theo tác giả, để NHHTX dễ dàng cho KH vay vốn và cho vay với tỷ lệ cao hơn thì NHNN cần có quy định bắt buộc KH phải bảo hiểm tài sản dùng làm đảm bảo nợ vay. Ngồi ra, khoản vay có tài sản đảm bảo này cũng cần phải được bảo hiểm rủi ro để giảm tổn thất cho NHHTX trong trường hợp tài sản bị kê biên.

3.3.3 Kiến nghị với Ngân hàng hợp tác xã Việt Nam

Thứ nhất, NHHTXVN cần tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm sốt nội bộ trong tồn hệ thống để nhằm chấn chỉnh sai sót, phịng ngừa rủi ro.

Thứ hai, cần có chế độ khen thưởng rõ ràng, công minh cho các đơn vị trực thuộc nhằm khuyến khích, thúc đẩy các đơn vị đó hoạt động hiệu quả hơn. Tạo sự cạnh tranh lành mạnh giữa các chi nhánh trực thuộc Ngân hàng. Nghiên cứu chế độ khen thưởng có tính chất khuyến khích cán bộ cho vay mở rộng hoạt động cho vay.

Thứ ba, cần nghiên cứu ban hành cơ chế lãi suất trong nội bộ Ngân hàng có tính chất khuyến khích mở rộng cho vay trên từng địa bàn.

Thứ tư, ngân hàng cần hỗ trợ kinh phí cho Phịng giao dịch/ Chi nhánh trong công tác đào tạo nghiệp vụ, kiến thức chuyên môn cho các cán bộ, nhân viên trong ngân hàng. Thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn theo từng chuyên đề như: Thẩm định cho vay, thẩm định tín dụng, thanh tốn quốc tế, hỗ trợ cho các Phòng giao dịch/ Chi nhánh kinh phí để hiện đại hố cơ sở, giúp cho các cơ sở tăng được tính cạnh tranh của mình và hoạt động có hiệu quả hơn.

Kết luận chƣơng 3

Từ những nguyên nhân của những hạn chế đã được phân tích trong chương 2 cùng với những định hướng hoạt động cho vay KH là cá nhân của ngân hàng trong thời gian tới tác giả đã đưa ra một số những giải pháp và những kiến nghị nhằm phát triển hoạt động cho vay.

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận ở chương 1 và đánh giá thực trạng ở chương 2, dựa vào thực trạng cho vay khách hàng cá nhân tại NHHTXVN CN Bắc Giang ở chương 2 tác giả luận văn đã đề xuất 6 biện pháp phát triển cho vay khách hàng cá nhân tại NHHTXVN CN Bắc Giang hiện nay cụ thể là:

- Tăng cường hoạt động marketing, đa dạng hóa đối tượng khách hàng và ở rộng mạng lưới cho vay khách hàng cá nhân.

- Tăng cường chất lượng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân. - Cải tiến quy trình cho vay và đa dạng hóa sản phẩm cho vay cá nhân. - Nâng cao trình độ nhân sự và chất lượng chăm sóc khách hàng cá nhân. - Hồn thiện cơng nghệ và hệ thống hỗ trợ quản lý.

- Tăng cường công tác quản trị rủi ro và kiểm tra, kiểm soát khoản vay.

Các biện pháp phát triển cho vay khách hàng cá nhân được đề xuất có quan hệ biện chứng với nhau, tác động và hỗ trợ qua lại với nhau nhằm tối ưu hóa nội lực của chi nhánh. Tất cả 6 biện pháp nêu trên đều hướng đến một mục đích chung là phát triển cho vay khách hàng là cá nhân tại NHHTXVN CN Bắc Giang. Tuy nhiên căn cứ vào tình hình thực tiễn, điều kiện, và giai đoạn cụ thể mà NHHTXVN CN Bắc Giang xem xét, lựa chọn tập trung ưu tiên triển khai từng biện pháp cho phù hợp để đem lại hiệu quả cao.

KẾT LUẬN

Trong những năm qua NHHTXVN - chi nhánh Bắc Giang cũng như nhiều ngân hàng thương mại khác trên địa bàn đã triển khai thực hiện các chính sách tăng trưởng tín dụng, phát triển mạnh cho vay khách hàng mới. Với mục tiêu cụ thể là nghiên cứu, tìm cơ sở để xây dựng và đề xuất các giải pháp nhằm phát triển cho vay KH là cá nhân đồng thời kiểm soát được rủi ro tại NHHTXVN - chi nhánh Bắc Giang, luận văn đã hoàn thành được các nội dung sau:

- Nghiên cứu các vấn đề lý thuyết liên quan cho vay cá nhân của ngân hàng thương mại và mục tiêu, phương hướng cho vay của ngân hàng thương mại.

- Phân tích đánh giá thực trạng cho vay khách hàng cá nhân cùng với các nhân tố ảnh hưởng đến cho vay cá nhân tại Chi nhánh trong khoảng thời gian từ 2017 đến 2019. Từ đó, tác giả xác định được những tồn tại và nguyên nhân để có giải pháp thiết thực nhằm phát triển và kiểm soát rủi ro trong cho vay khách hàng cá nhân.

- Đề tài đã tập trung phân tích, xây dựng và đưa ra được các giải pháp nhằm phát triển cho vay khách hàng cá nhân tại NHHTXVN chi nhánh Bắc Giang bao gồm: Tăng cường hoạt động marketing, đa dạng hóa đối tượng khách hàng và mở rộng mạng lưới cho vay khách hàng cá nhân; tăng cường chất lượng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân; cải tiến quy trình cho vay và đa dạng hóa sản phẩm cho vay cá nhân; nâng cao trình độ nhân sự và chất lượng chăm sóc khách hàng cá nhân; hồn thiện cơng nghệ và hệ thống hỗ trợ quản lý; tăng cường công tác quản trị rủi ro và kiểm tra, kiểm soát cho vay cá nhân. Ngồi ra, tác giả cịn đưa ra những kiến nghị và khuyến nghị nhằm hoàn thiện khung pháp lý, quy định cho vay khách hàng cá nhân tại NHHTXVN chi nhánh Bắc Giang trong thời gian tới.

Các giải pháp này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau cùng hỗ trợ nhau tác động tới các chiến lược của chi nhánh góp phần phát triển cho vay khách cá nhân nói riêng và phát triển chi nhánh nói chung. Đề tài giúp NHHTXVN chi nhánh Bắc Giang trong việc định hướng, xây dựng chiến lược trong những năm tiếp theo. Tăng cường tính tự chủ trong việc triển khai các kế hoạch, chiến lược nhằm phát triển cho vay khách hàng cá nhân trong thời đại cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Quốc hội (2014), Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2014. [2]. Quốc hội (2010), Luật các Tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 ngày 16 tháng

06 năm 2012.

[3]. Lương Thị Hương (2003), Giáo trình Tài chính doanh nghiệp, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.

[4]. Lê Văn Tư (2005), Quản trị ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Tài chính,

Hà Nội.

Một phần của tài liệu Phát triển cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng hợp tác xã việt nam chi nhánh bắc giang (Trang 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)