Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn năm 2018-2020

Một phần của tài liệu Phát triển cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (NHNo PTNT) chi nhánh tỉnh bắc ninh (Trang 49 - 53)

Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu

Thu nhập

Thu từ lãi cho vay Thu dịch vụ Thu khác

Chi phí

Chi trả lãi tiền gửi Chi khác

Lợi nhuận

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh NHNo & PTNT chi nhánh tỉnh Bắc Ninh năm 2018-2020)

Dựa vào bảng số liệu trên ta thấy trong ba năm qua hoạt động của NHNo&PTNT CN tỉnh Bắc Ninh đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Cụ thể năm 2019 lợi nhuận đạt 45,83 tỷ đồng, tăng 7,59 tỷ đồng (tương ứng tăng 19,85%)

so với năm 2016. Năm 2020 lợi nhuận đạt 53,27 tỷ đồng, tăng 7,44 tỷ đồng (tương ứng tăng 16,23%) so với năm 2019.

Nguồn thu chủ yếu của Chi nhánh là khoản thu nhập từ lãi vay, đây là đặc điểm chung của các ngân hàng tại Việt Nam. Tỷ trong thu nhập từ lãi cho vay của Chi nhánh ln duy trì ở mức trên 95% tổng thu nhập. Cụ thể năm 2018 thu nhập từ lãi vay chiếm 96,21% tổng thu nhập, năm 2020 là 95,86%.

Nguồn thu của dịch vụ và thu khác cũng có xu hướng tăng rõ rệt qua các năm cả về quy mô và tỷ trọng trong tổng thu nhập của Chi nhánh. Tuy nhiên tỷ trọng của hai nguồn thu này vẫn chỉ duy trì ở mức thấp.

Nhìn chung, qua ba năm, lợi nhuận của ngân hàng đều tăng trưởng do Chi nhánh đã nắm bắt kịp thời tình hình kinh tế vĩ mơ và vi mơ để đưa ra các chính sách hoạt động phù hợp trong từng thời kỳ.

2.2. Thực trạng cho vay doanh nghiệp tại NHNo & PTNT chi nhánh tỉnhBắc Ninh Bắc Ninh

2.2.1. Chính sách cho vay doanh nghiệp tại NHNo & PTNT chi nhánh tỉnhBắc Ninh Bắc Ninh

Hiện nay, chính sách cho vay doanh nghiệp của NHNo & PTNT hướng đến đa dạng các nhóm khách hàng mục tiêu, đa dạng các sản phẩm tín dụng, chuẩn hóa và tập trung phát triển sản phẩm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của khách hàng, đồng thời thiết kế sản phẩm tín dụng phù hợp với từng phân khúc khách hàng cụ thể:

- Đối tượng KH: Khách hàng là doanh nghiệp có doanh thu ổn định và có khả

năng tài chính trả nợ khoản đang có nhu cầu vay vốn phục vụ sản xuất kinh doanh như mua sắm máy móc, nguyên phụ liệu, xây nhà xưởng, mua nhà xưởng, sửa chữa nhà xưởng, đầu tư dự án,…

- Điều kiện vay:

+ Lịch sử quan hệ tín dụng: Doanh nghiệp tại thời điểm duyệt vay khơng có nợ q hạn và trong vịng 3 năm gần nhất khơng phát sinh nợ nhóm 3 trở lên tại NHNo & PTNT và các TCTD khác

+ Doanh nghiệp phải được xếp hạng tín dụng nội bộ từ loại AAA trở lên.

+ Tổi đa 80% chi phí đối với cho mua sắm trang thiết bị, máy móc sản xuất

+ Tối đa 85% tổng nhu cầu vốn theo dự toán hoặc tổng giá trị hợp đồng mua bán nhà xưởng, dự án kinh doanh

- Lãi suất: Lãi suất cố định và thả nổi

- Thời hạn tín dụng và kỳ hạn nợ.

+ Thời hạn cấp tín dụng đối với ngắn hạn 1 năm, trung hạn tối đa là 5 năm, và

dài hạn là trên 5 năm.

+ Phương thức trả nợ: Trả nợ gốc một lần hoặc nhiều lần, trả nợ lãi hàng tháng hoặc định kỳ theo thỏa thuận.

- Đồng tiền cho vay và thu nợ: VNĐ và USD. Nếu cho vay bằng USD thực

hiện theo đúng quy định của NHNo & PTNT, NHNN và các qui định của pháp luật có liên quan về việc cho vay vốn bằng ngoại tệ.

- Tài sản đảm bảo: NHNo & PTNT chấp nhận cho vay theo cả hai hình thức

có tài sản đảm bảo (thế chấp - cầm cố) và khơng có tài sản đảm bảo (tín chấp). Cho vay tín chấp chỉ áp dụng đối với doanh nghiệp tại địa bàn tỉnh có quy mơ lớn, ổn định từ nhiều năm.

2.2.2. Quy trình cho vay doanh nghiệp tại NHNo & PTNT chi nhánh tỉnhBắc Ninh Bắc Ninh

Trong những năm qua, NHNo&PTNT Việt Nam đã khơng ngừng hồn thiện các quy trình cấp tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp nhằm chuyên nghiệp hóa tạo điều kiện đẩy mạnh hoạt động cho vay đối với phân khúc KHDN.

Theo Quyết định số 838/QĐ-HĐTV-KHDN ngày 22/07/2017 của Chủ tịch Hội đồng thành viên NHNo&PTNT Việt Nam Ban hành Quy định cho vay đối với KHDN trong hệ thống NHNo&PTNT thì quy trình cho vay doanh nghiệp tuân theo các bước sau:

Bước 1: Tiếp nhận nhu cầu khách hàng doanh nghiệp: cán bộ tín dụng gặp gỡ và tìm hiểu nhu cầu doanh nghiệp. Đối với những doanh nghiệp có quan hệ tín dụng lần đầu với ngân hàng, thì cán bộ tín dụng hướng dẫn khách hàng doanh nghiệp cung cấp đầy đủ các thông tin cần thiết để thực hiện vay vốn ngân hàng. Đối với

những doanh nghiệp đã có quan hệ tín dụng lâu dài, uy tín với ngân hàng thì cán bộ tín dụng hướng dẫn khách hàng hoàn thiện hồ sơ để thực hiện vay vốn.

Bước 2: Thẩm định các điều kiện vay vốn: cán bộ tín dụng cần thẩm định các nội dung liên quan đến doanh nghiệp vay như: thẩm định hồ sơ pháp lý của doanh nghiệp, thẩm định mục đích vay vốn, thẩm định phương án sản xuất, kinh doanh, thẩm định tình hình tài chính của doanh nghiệp xem có đảm bảo khả năng trả nợ cho ngân hàng không, thẩm định tài sản bảo đảm cho khoản vay và các thơng tin khác có liên quan.

Bước 3: Thương lượng để ký kết hợp đồng tín dụng: cán bộ tín dụng và doanh nghiệp tiến hành thương lượng các điều khoản liên quan đến hợp đồng tín dụng như: lãi suất khoản vay, kỳ hạn, phương thức vay vốn, tài sản bảo đảm và các vấn đề khác.

Bước 4: Phê duyệt hợp đồng tín dụng: sau khi hồn tất hồ sơ vay vốn của khách hàng doanh nghiệp, cán bộ tín dụng trình bộ hồ sơ cho cán bộ quản trị rủi ro và cho lãnh đạo ngân hàng để phê duyệt.

Bước 5: Giải ngân: Sau khi thủ tục hồ sơ đã hồn tất thì sẽ tiến hành chuyển tiền.

Bước 6: Kiểm tra giám sát khoản vay: sau khi cho vay, cán bộ tín dụng phải có trách nhiệm kiểm tra giám sát khoản vay nhằm hướng dẫn, đôn đốc người vay sử dụng vốn vay đúng mục đích, có hiệu quả số tiền vay. Đồng thời phát hiện kịp thời các biểu hiện làm trái với hợp đồng tín dụng của doanh nghiệp, từ đó có biện pháp kịp thời để xử lý. Việc kiểm tra giám sát các khoản vay có thể được tiến hành định kỳ hoặc đột xuất và phải có biên bản kiểm tra.

Bước 7: Thu nợ gốc và lãi, đồng thời xử lý những phát sinh: cán bộ tín dụng có trách nhiệm thu lãi và gốc đúng hạn theo quy định trong hợp đồng tín dụng. Trường hợp có những phát sinh đối với các khoản vay như trả nợ trước hạn, thu nợ trước hạn, gia hạn nợ, chuyển nợ quá hạn, khoanh nợ…, cần được xử lý theo đúng với quy định của pháp luật và của ngân hàng.

và thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ khác liên quan thì hợp đồng tín dụng đương nhiên hết hiệu lực. Khi đó ngân hàng tiến hành giải chấp tài sản bảo đảm, xuất kho các giấy tờ tài sản thế chấp, cầm cố, lập biên bản bàn giao lại tài sản cho doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Phát triển cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (NHNo PTNT) chi nhánh tỉnh bắc ninh (Trang 49 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(117 trang)
w