Những nghiên cứu về tuân thủ điều trị tăng huyết áp

Một phần của tài liệu TUÂN THỦ điều TRỊ của BỆNH NHÂN TĂNG HUYẾT áp NGOẠI TRÚ KHÔNG đạt HUYẾT áp mục TIÊU tại BỆNH VIỆN đa KHOA TỈNH BÌNH ĐỊNH, năm 2017 (Trang 25 - 28)

Nghiên cứu của Azuana Ramli và cộng sự về tuân thủ điều trị dùng thuốc tăng huyết áp trên những bệnh nhân điều trị ở các phòng khám sức khỏe tại Malaysia [25], bằng phƣơng pháp cắt ngang mô tả cho kết luận tỷ lệ bệnh nhân tuân thủ điều trị tăng huyết áp là rất thấp, bệnh nhân nữ có xu hƣớng tuân thủ điều trị tốt hơn ở nam, tỷ lệ tuân thủ kém đã ảnh hƣởng tiêu cực đến việc kiểm sốt huyết áp. Có mối liên quan giữa kiến thức với tỷ lệ tuân thủ, mặt khác việc tăng liều thuốc mà bệnh nhân đang dùng hằng ngày đƣợc cho thấy là có ảnh hƣởng đến sự tuân thủ điều trị. Một nghiên cứu cắt ngang mô tả đƣợc thực hiện ở Pakistan nhằm đánh giá mối quan hệ giữa kiến thức về tăng huyết áp và sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân cho kết quả: Trong số 385 bệnh nhân đƣợc phỏng vấn thì 37,9% có kiến thức thấp, 64,7% có mức tuân thủ điều trị thấp, 35,3% tuân thủ trung bình và 0% tuân thủ tốt, có mối tƣơng quan nghịch giữa kiến thức và sự tuân thủ huyết áp của bệnh nhân. Cần phải tìm thêm các yếu tố khác ảnh hƣởng đến sự không tuân thủ điều trị [42]. Năm 2015, nghiên cứu cắt ngang mô tả xác định các yếu tố liên quan đến kiến thức, điều trị và kiểm soát tăng huyết áp ở bệnh nhân trên 30 tuổi đƣợc thực hiện tại Iran. Nghiên cứu cho thấy, có mối tƣơng quan thuận giữa kiểm sốt huyết áp với mơi trƣờng sống (p<0,001), giáo dục (p<0,001) thu nhập (p=0,002), tiền sử gia đình về bệnh tăng huyết áp (p=0,003), hút thuốc lá (p=0,006) và thời gian chẩn đoán (p=0,045). Những ngƣời sống ở thành phố, có trình độ giáo dục cao và mức thu nhập cao thì có mức kiểm sốt huyết áp tốt hơn. Có 25% bệnh nhân có kiến thức tốt

về tăng huyết áp, tỷ lệ này cao hơn ở nam giới, ở những ngƣời có trình độ giáo dục cao và những ngƣời có thu nhập cao [45].

Nghiên cứu của Nguyễn Thị Mỹ Hạnh năm 2010 về kiến thức, thái độ và sự tuân thủ dùng thuốc của bệnh nhân điều trị ngoại trú tại bệnh viện cấp cứu Trƣng Vƣơng, bằng phƣơng pháp nghiên cứu cắt ngang mô tả với cỡ mẫu 386 bệnh nhân tăng huyết áp cho thấy: kiến thức đúng về tuân thủ dùng thuốc là 55,7%, tỷ lệ có thái độ đúng là 35,8%, tỷ lệ bệnh nhân có tuân thủ dùng thuốc là 49,5% [15].

Nghiên cứu của Nguyễn Thị thu Hƣơng năm 2013 về kiến thức và sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân tăng huyết áp đang điều trị ngoại trú tại bệnh viện đa khoa Hồng Bàng năm 2013 cho kết quả, có 54,5% bệnh nhân đạt tuân thủ điều trị tăng huyết áp dùng thuốc, 38,5% bệnh nhân đạt tuân thủ điều trị thay đổi lối sống [16].

Một nghiên cứu khác của Bùi Thị Mai Tranh và cộng sự thực hiện năm 2011 ở bệnh viện Quận 7, thành phố Hồ Chí Minh trên đối tƣợng bệnh nhân tăng huyết áp ≥60 tuổi đang điều trị ngoại trú cho thấy, tỷ lệ tuân thủ điều trị là 25%, không tuân thủ điều trị là 75%. Nguyên nhân kém tuân thủ bao gồm không đủ điều kiện kinh tế, quên uống thuốc, không biết cần uống liên tục, sợ uống nhiều thuốc, nghĩ đã khỏi bệnh chiếm một tỷ lệ đáng kể trong các yếu tố ảnh hƣởng đến việc tuân thủ điều trị. Các yếu tố liên quan đến tuân thủ điều trị gồm bảo hiểm y tế, tình trạng hơn nhân, tuổi, bệnh mãn tính kèm theo, bác sĩ tƣ vấn và áp dụng biện pháp không dùng thuốc [4].

1.10. Tổng quan bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định

Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định là bệnh viện đa khoa hạng I trực thuộc tỉnh, là tuyến khám chữa bệnh sau cùng của tỉnh. Bệnh viện có 1050 giƣờng kế hoạch với 40 khoa, phòng. Trong nhiều năm qua bệnh viện đã phát triển nhiều kỹ thuật chẩn đoán và điều trị mới nhƣ mổ tim hở, tim mạch can thiệp,đặt máy tạo nhịp, phẫu thuật nội soi, CT Scanner, MRI, xạ trị…đáp ứng phần lớn nhu cầu khám chữa bệnh cho nhân dân trong tỉnh. Riêng khoa Nội tim mạch có chỉ tiêu giƣờng bệnh theo kế hoạch là 50 với 7 bác sỹ, 21 điều dƣỡng và 4 hộ lý nhƣng hầu nhƣ vẫn không đủ đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh về tim mạch nói chung và bệnh tăng huyết áp nói riêng với cơng suất sử dụng giƣờng bệnh ln đạt trung bình trên 110%. Khoa đã

thu dung và điều trị hiệu quả cho phần lớn các bệnh tim mạch đặc biệt đã áp dụng đƣợc các kỹ thuật cao trong chẩn đoán và điều trị nhƣ điện tim và siêu âm tim gắng sức, đặt máy tạo nhịp tạm thời và vĩnh viễn, can thiệp mạch vành qua da trong 3 năm qua với nhiều thành công to lớn, đem lại niềm tin tƣởng lớn lao không những cho nhân dân trong tỉnh mà còn cả trong khu vực miền Trung – Tây nguyên. Mặc dù nguồn nhân lực hạn chế và chi phối bởi nhiều dịch vụ kỹ thuật cao khoa vẫn phải đảm nhận trọng trách là đơn vị phòng chống tăng huyết áp tuyến tỉnh trong chƣơng trình phịng chống tăng huyết áp quốc gia do Bộ Y tế triển khai.

Chƣơng trình Phịng chống bệnh THA là một trong các chƣơng trình y tế quốc gia đã và đang đƣợc triển khai tại tỉnh Bình Định từ tuyến xã cho tới tuyến tỉnh. Từ năm 2011, đơn vị thực hiện thí điểm hoạt động phịng chống bệnh THA theo chỉ đạo của Sở Y tế Bình Định và là tuyến sau cùng trong hệ thống y tế tuyến tỉnh có trách nhiệm khám sàng lọc, quản lý, điều trị các bệnh nhân THA trong địa bàn toàn tỉnh. Năm 2016 theo báo cáo của Đơn vị quản lý và tƣ vấn THA Bệnh viện Đa khoa tỉnh, số bệnh nhân tăng huyết áp đƣợc quản lý và điều trị là 589 bệnh nhân. Trong đó, có 386 bệnh nhân điều trị đạt huyết áp mục tiêu (dƣới 140/90mmHg), đạt tỉ lệ 65,53% .

ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

CHƢƠNG 2.

2.1. Thiết kế nghiên cứu

Nghiên cứu cắt ngang mô tả

Một phần của tài liệu TUÂN THỦ điều TRỊ của BỆNH NHÂN TĂNG HUYẾT áp NGOẠI TRÚ KHÔNG đạt HUYẾT áp mục TIÊU tại BỆNH VIỆN đa KHOA TỈNH BÌNH ĐỊNH, năm 2017 (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)