Tỷ lệ bệnh nhân có thái độ điều trị tăng huyết áp đúng đạt 51%, cao hơn so với nghiên cứu của Nguyễn Thị Mỹ Hạnh (31,8%)[15]. Trong tổng số đối tƣợng nghiên cứu có 95% bệnh nhân đang sống ở thành phố, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đến khám và chữa bệnh tại bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định, điều này giải thích cho phần lớn bệnh nhân có thái độ tái khám đúng, chiếm tỷ lệ cao (89%). Trong số những bệnh nhân hiện đang hút thuốc lá, chỉ có 13% bệnh nhân có thái độ đúng với việc hạn chế sử dụng thuốc lá, cho thấy các đối tƣợng vẫn chƣa có thái độ tích cực trong việc hạn chế dùng thuốc lá sẽ đạt đƣợc mục tiêu điều trị huyết áp, các bệnh nhân thƣờng hút thuốc từ lâu mặc dù đã có giai đoạn bỏ hút thuốc và có biết tác hại của hút thuốc lá nhƣng việc bỏ thuốc là khó, điều này ảnh hƣởng đến thái độ điều trị của họ.
Thái độ đúng đối với hạn chế ăn mặn là 68% thấp hơn so với nghiên cứu của Phan Nhật Lệ và Trần Thiện Thuần với tỷ lệ 80%[19]. Khu vực tỉnh Bình Định thuộc duyên hải miền Trung, có nền ngƣ nghiệp phát triển, các sản phẩm từ đánh bắt thủy hải sản đa dạng, nổi bật là nƣớc mắm, cá khơ và các sản phẩm khác, cùng với đó trong các món ăn thƣờng có xu hƣớng nêm đậm hơn và sử dụng nƣớc chấm trong bữa ăn nhiều hơn, ảnh hƣởng nhiều đến khẩu vị, vì vậy mặc dù phần lớn bệnh nhân biết cần hạn chế ăn mặn nhƣng tỷ lệ có thái độ hạn chế ăn mặn đúng lại thấp hơn.
Có 86% bệnh nhân có thái độ hạn chế rƣợu bia đúng, kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Phan Nhật Lệ và Trần Thiện Thuần với tỷ lệ 88,84% [19].Đa số bệnh nhân có thái độ hạn chế sử dụng chất béo động vật đúng là 99%, cho thấy hiệu quả của truyền thông và các biện pháp khuyến khích ngƣời dân hạn chế sử dụng chất béo có hại cho tim mạch.
Bệnh nhân nữ có thái độ đúng bằng 0,68 lần bệnh nhân nam vì trong nghiên của chúng tôi, bệnh nhân nữ chiếm đa số (54%), trên các bệnh nhân này có thể có thái độ chƣa đúng về hạn chế ăn mặn hoặc việc tập thể dục, vì vậy thái độ đúng ở nhóm nữ thấp hơn ở nam. Trong phân tích đơn biến cũng cho thấy ở nhóm có việc làm thì thái độ đúng bằng 0,56 lần nhóm khơng có việc làm, giải thích cho điều này, vì nhóm có việc làm ít có thời gian để quan tâm đến việc thay đổi thói quen sinh hoạt cho hợp lý và tái khám đúng hẹn so với nhóm khơng có việc làm.
4.4. Tuân thủ điều trị tăng huyết áp có dùng thuốc
Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ bệnh nhân đạt tuân thủ ở mức trung bình là 44%, cao hơn so với nghiên cứu của Bùi Thị Mai Tranh có tỷ lệ tuân thủ điều trị thuốc hạ áp là 25% [4]. Giải thích cho sự khác biệt này là các đối tƣợng trong nghiên cứu này phần lớn ở thành phố, họ sống với gia đình và đƣợc hỗ trợ về mặt kinh tế, các đối tƣợng đều có bảo hiểm y tế nên chi phí khám đƣợc giảm nhẹ. Có 56% đối tƣợng thỉnh thoảng quên uống thuốc, kết quả nghiên cứu này cao hơn so với nghiên cứu của Lê Thị Bích Trâm (49%)[11], có sự khác biệt này là do đối tƣợng trong nghiên cứu của chúng tôi là những đối tƣợng không đạt huyết áp mục tiêu, nên tỷ lệ có sự chệnh lệch do cỡ mẫu. Có 29% đối tƣợng từng quên uống thuốc trong 2 tuần vừa qua, cao hơn so với nghiên cứu của Lê Thị Bích Trâm với tỷ lệ quên uống thuốc trong 2 tuần qua là 17%[11]. Vì phần lớn bệnh nhân trên 60 tuổi, và đang điều trị bệnh kèm theo nên đơi khi có sự nhầm lẫn, quên uống thuốc.
Có 12% đối tƣợng từng khơng uống thuốc vì cảm thấy sức khỏe xấu đi, các đối tƣợng trong nghiên cứu đa số đang điều trị một bệnh kèm theo, việc uống thuốc nhiều sẽ làm họ bận tâm đến tác dụng phụ của thuốc, và họ thƣờng khơng rõ do ngun nhân nào, vì vậy sẽ có trƣờng hợp khơng uống thuốc vì cảm thấy khơng khỏe sau khi uống. Nghiên cứu của chúng tơi có 24% đối tƣợng quên mang thuốc khi đi xa nhà, cao hơn nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu Hƣơng (13,5%) và Lê Thị Bích Trâm (17%)[11, 16], vì các đối tƣợng trong nghiên cứu đã lớn tuổi, việc đi lại xa nhà cần chuẩn bị nhiều nên gây bỏ sót trong lúc chuẩn bị.
Có 83% đối tƣợng đã uống đủ thuốc huyết áp của ngày hôm qua, tỷ lệ này phù hợp với nghiên cứu của Lê Thị Bích Trâm (95%) [11]. Có 31% đối tƣợng tự ngƣng uống thuốc khi thấy huyết áp bình thƣờng, kết quả này cao hơn so với nghiên cứu của Bùi Thị Mai Tranh, có tỷ lệ ngƣng uống thuốc vì nghĩ đã khỏi bệnh là 23% [4], giải thích cho điều này vì bệnh nhân uống nhiều thuốc nên lo ngại tác dụng phụ của thuốc, một số cho rằng khi nào huyết áp cao mới uống, vì vậy tự ngƣng uống thuốc khi thấy huyết áp về bình thƣờng và chỉ uống khi thấy mệt.
Tỷ lệ bệnh nhân cảm thấy bất tiện khi phải uống thuốc hằng ngày chiếm 13%, việc uống thuốc hang ngày đã trở thành việc phải làm của bệnh nhân, trở thành thói quen, và hành động này liên quan đến sức khỏe của bệnh nhân nên với họ không cảm thấy bất tiện. Nghiên cứu cứu của chúng tơi có 55% bệnh nhân khơng bao giờ/hiếm khi quên uống thuốc, nhƣ đã đề cập ở trên, việc uống thuốc hằng ngày đã trở thành thói quen. Có 22% bệnh nhân khơng bao giờ/hiếm khi quên uống thuốc, có 20% thỉnh thoảng quên uống thuốc và 3% thƣờng xuyên quên uống thuốc, điều này phù hợp với tỷ lệ bệnh nhân từng quên uống thuốc trong nghiên cứu là 56%.
Trong phân tích đơn biến, khơng tìm thấy mối liên quan giữa kiến thức và sự tuân thủ dùng thuốc của bệnh nhân trong nghiên cứu này, kết quả phù hợp với
nghiên cứu của Nguyễn Thị Mỹ Hạnh [15] khơng có sự khác biệt giữa kiến thức về sử dụng thuốc với sự tuân thủ dùng thuốc của bệnh nhân. Trong nghiên cứu của chúng tơi khơng tìm thấy mối liên quan giữa thái độ điều trị với thực hành tuân thủ điều trị dùng thuốc, khác với nghiên cứu của Nguyễn Thị Mỹ Hạnh, bệnh nhân có thái độ đúng thì tỷ lệ tuân thủ dùng thuốc cao hơn bệnh nhân có thái độ chƣa đúng. Giải thích cho sự khác biệt này, bệnh nhân dù khơng có thái độ đúng với chế độ điều trị tăng huyết áp nhƣng theo lời khuyên của bác sĩ họ vẫn uống thuốc nhƣ chỉ dẫn.
Tỷ lệ bệnh nhân tái khám đúng hẹn tƣơng đối thấp, chiếm 56% tổng số đối tƣợng nghiên cứu, thấp hơn so với nghiên cứu của Nguyễn Phan Thạch, với tỷ lệ tái khám đúng hẹn đạt đến 99% [14]. Trong mỗi lần tái khám, bệnh nhân sẽ đƣợc bác sĩ ghi phiếu hẹn vào tháng sau, đồng thời cho lƣợng thuốc vừa đủ 1 tháng, tuy nhiên bệnh nhân thỉnh thoảng quên uống thuốc, điều này làm tồn đọng thuốc và bệnh nhân thƣờng để uống hết thuốc mới tái khám, dẫn đến việc tái khám không đúng hẹn và khó theo dõi q trình điều trị của bệnh nhân.
4.5. Tuân thủ điều trị tăng huyết áp không dùng thuốc
Tỷ lệ tuân thủ điều trị không dùng thuốc của các đối tƣợng trong nghiên cứu này chỉ đạt 18%, điều này là phù hợp với nghiên cứu của Lê Thị Bích Trâm thực hiện năm 2016, với tỷ lệ tuân thủ điều trị không dùng thuốc là 20,6% [11]. Trong nghiên cứu, có 88% đối tƣợng không hút thuốc thuốc lá, kết quả phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu Hƣơng, có 90,5% bệnh nhân khơng hút thuốc hoặc đã bỏ hút thuốc lá[16]. Các đối tƣợng trong nghiên cứu này phần lớn chƣa bao giờ hút thuốc lá hoặc đã bỏ hút thuốc lá trên 1 năm, đối tƣợng hút thuốc lá chủ yếu là nam, khi phát hiện bệnh đƣợc bác sĩ khuyên bỏ hút thuốc lá đồng thời qua các phƣơng tiện truyền thông hoặc kiến thức có sẵn mà các đối tƣợng này biết đƣợc sự ảnh hƣởng của thuốc lá đến tình trạng sức khỏe hiện tại, điều này dẫn đến tỷ lệ tuân thủ cao.
Tỷ lệ bệnh nhân tuân thủ hạn chế sử dụng bia rƣợu là 97%, cao hơn so với nghiên cứu của Nguyễn Nhật Lệ và Trần Thiện Thuần với tỷ lệ uống rƣợu vừa phải đạt 74% [19], trong nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu Hƣơng thực hiện ở bệnh viện đa khoa Hồng Bàng năm 2015 thì tỷ lệ uống rƣợu bia vừa phải tƣơng tự nhƣ nghiên cứu này với tỷ lệ là 87% [16]. Tỷ lệ bệnh nhân thực hành hạn chế ăn mặn chƣa cao (55%), kết quả này thấp hơn nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu Hƣơng với tỷ lệ bệnh nhân hạn chế ăn mặn là 98% và nghiên cứu này cũng thấp hơn so với tỉ lệ của Phan Nhật Lệ và Trần Thiện Thuần (80%). Giải thích cho điều này vì ngƣời dân ở vùng miền Trung có xu hƣớng ăn mặn và sử dụng nƣớc chấm trong bữa ăn nhiều.
Kết quả của nghiên cứu này cho thấy có 98% đối tƣợng hạn chế ăn chất béo, kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu Hƣơng, với tỷ lệ đối
tƣợng hạn chế ăn chất béo động vật là 98%. Các đối tƣợng sống chủ yếu ở thành phố, nơi có điều kiện sống tốt hơn, việc sử dụng dầu ăn là phổ biến.đồng thời cho thấy hiệu quả của truyền thông giáo dục sức khỏe về việc sử dụng chất béo có lợi. Tỷ lệ bệnh nhân tập thể dục là 73%, tuy nhiên tỷ lệ tập thể dục đúng cách chỉ đạt 39%, điều này phù hợp với nghiên cứu của Lê Thị bích Trâm (2016) với tỷ lệ tập thể dục đúng cách là 70,8% trong 33,8% đối tƣợng có tập thể dục[11]. Giải thích cho điều này, vì các đối tƣợng phần lớn đã lớn tuổi và việc đi lại bị hạn chế bởi các bệnh về cơ khớp, làm giới hạn hoạt động sinh hoạt cũng nhƣ tập thể dục và thời gian tập mỗi ngày, bên cạnh đó các đối tƣợng cần đƣợc bổ sung thêm kiến thức về việc tập thể dục đúng cách.
Trong phân tích đơn biến, tìm thấy mối liên quan giữa thái độ và tuân thủ điều trị THA không dùng thuốc. Trên những bệnh nhân có thái độ điều trị chƣa đúng thì tuân thủ điều trị THA cao hơn 3,57 lần những bệnh nhân có thái độ điều trị đúng, điều này có thể đƣợc giải thích vì những bệnh nhân có thái độ chƣa đúng nhƣng vẫn thực hiện những hành vi ăn nhạt giảm muối, hạn chế rƣợu bia, thuốc lá…, hay ngƣợc lại, chính việc tuân thủ điều trị mặc dù đối tƣợng không muốn dẫn đến thái độ đi ngƣợc lại với hành vi thay đổi lối sống.