Điều khoản 1: điều khoản về tên hàng, số lượng, giá cả (Article 1: commodity/

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH hợp ĐỒNG XUẤT KHẨU THỦY hải sản ĐÔNG LẠNH của CÔNG TY TNHH THƯƠNG mại DỊCH vụ XUẤT NHẬP KHẨU HỒNG CHÂU và CÔNG TY TNHH DOANH NGHIỆP sản PHẨM THỦY sản CHENG YAO (Trang 26 - 32)

III. PHÂN TÍCH VÀ NHẬN XÉT CÁC ĐIỀU KHOẢN TRONG HỢP ĐỒNG

1. Điều khoản 1: điều khoản về tên hàng, số lượng, giá cả (Article 1: commodity/

quantity/ unit price)

(trích dẫn từ hợp đồng)

1.1 Điều khoản tên hàng:

Đối tượng mua bán trong hợp đồng này là các sản phẩm thủy hải sản đông lạnh như cá, cua, ghẹ. Điều khoản Tên Hàng được xem là điều khoản quan trọng không thể thiếu giúp cho các bên tránh được những hiểu lầm có thể dẫn đến tranh chấp thương mại sau này.

Có nhiều phương pháp ghi tên hàng phụ thuộc vào đặc điểm, tính chất, yêu cầu của từng mặt hàng. Trong hợp đồng này, tên hàng được diễn đạt bằng cách ghi tên thương mại kèm tên thông thường của hàng hóa (một số hàng hóa có thêm tên khoa học) kết hợp với quy cách chính của hàng hóa đó.

Hợp đồng này khơng tách riêng phần commodity (tên hàng) mà được gộp chung vào phần

description of goods để miêu tả sản phẩm. Điều này có thể khơng q ảnh hưởng đến hợp

đồng nhưng ít nhiều gây bất tiện cho hai bên khi muốn xác định loại sản phẩm xuất khẩu mà chỉ có thể gọi một cách chi tiết dựa trên mã số hợp đồng hoặc mô tả sản phẩm.

Giao dịch thương mại quốc tế nhóm 20

27

+ FROZEN PANGASIUS FISH FILLET (PANGASIUS HYPOPHTHALMUS) 2023.02.10: Tên thương mại FROZEN PANGASIUS FISH FILLET – CÁ PHI LÊ ĐÔNG LẠNH và tên khoa học được chú thích bên cạnh – PANGASIUS HYPOPHTHALMUS, quy cách (đơng lạnh), có hạn sử dụng ngày 10/02/2023.

Ngoài ra trong hợp đồng không ghi rõ tên hàng kèm theo nhà sản xuất hay nhãn hiệu của nó. Đặc biệt đây là các loại hàng hóa liên quan đến thực phẩm nên nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa là yếu tố khơng thể bỏ qua. Do công ty Công Ty TNHH Thương Mại Dịch Vụ Xuất Nhập Khẩu Hồng Châu và Công Ty TNHH Doanh Nghiệp Sản Phẩm Thủy Sản Cheng Yao là đối tác lâu năm của nhau nên trên thực tế khi ký kết hợp đồng này, cả hai bên đã lược bỏ, tối giản một vài chi tiết trong hợp đồng. Tuy nhiên, các điều khoản cần phải đầy đủ để tránh khỏi những vấn đề tranh chấp nếu có.

Do đó, để tránh tranh chấp về tên gọi hàng hóa trong hợp đồng các bên cần ghi tên hàng theo một số nguyên tắc pháp lý sau:

- Ghi tên hàng kèm theo với nhà máy sản xuất; - Ghi tên hàng kèm theo với công dụng của nó; - Ghi tên hàng kèm theo nhãn hiệu của hàng hóa;

- Ghi tên hàng theo mã số của hàng hóa trong danh mục hàng hóa thống nhất;

- Đối với các hợp đồng cung ứng dịch vụ thì đối tượng của hợp đồng là một hành vi, là hàng hóa vơ hình hoặc dịch vụ nên rất khó lường, định lượng. Vì vậy, trong việc mua bán, cung ứng dịch vụ, các bên trong Hợp đồng phải quy định rõ. Chi tiết về tiêu chuẩn kết quả đạt được của dịch vụ, đặt ra những yêu cầu cụ thể đối với chất lượng dịch vụ mà các bên trong hợp đồng muốn hướng tới.

Trong điều khoản tên hàng, tùy theo từng loại hàng hóa để các bên chọn một cách ghi cho

phù hợp, chặt chẽ về mặt pháp lý, tránh ghi chung chung dẫn đến việc các bên trong Hợp đồng hiểu không thống nhất, dẫn đến tranh chấp Hợp đồng, đặc biệt trong những trường hợp quyền lợi của một bên trong Hợp đồng bị ảnh hưởng. Bên đó thường dựa vào những điểm khơng thống nhất đó sẽ từ chối việc thực hiện hợp đồng.

1.2 Điều khoản số lượng

Bên bán và bên mua quy định cụ thể về số lượng hàng hóa giao dịch. Người bán buộc phải giao đúng số lượng hàng hóa cho người mua theo như thỏa thuận trong hợp đồng.

- Đơn vị tính số lượng : Cân (kg), đếm (CTNs)

- Phương pháp quy định số lượng: quy định tính chính xác (Ví dụ: 1,040.00 kg)

1.3 Điều khoản giá

Phương pháp quy định giá: điều kiện cơ sở giao hàng được sử dụng là C&F KAOHSIUNG nên giá được hiểu là giá C&F tại Kaohsiung và giá đã bao gồm giá thành phẩm cộng với cước

Giao dịch thương mại quốc tế nhóm 20

28

phí, chi phí cung cấp bằng chứng giao hàng thơng thường, an ninh vận tải, thuế phí xuất khẩu và các chi phí khác cần thiết để đưa hàng hóa đến cảng quy định.

Đồng tiền tính giá: Gía cả trong hợp đồng thương mại quốc tế tính theo đồng tiền nước

xuất khẩu hoặc nước nhập khẩu hoặc nước thứ ba tùy hàng hóa và tập quán các bên. Trong hợp đồng này, đồng tiền tính là đồng đơ la Mỹ (USD), khơng phải là đồng tiền nước xuất khẩu hay nhập khẩu. USD là một ngoại tệ mạnh, có tính ổn định và có giá trị.

Phương pháp xác định giá: Hai bên đã thỏa thuận trong hợp đồng là giá cố định. Trong hợp đồng đã ghi rõ từng giá ứng với từng hàng hóa. Với phương pháp này, giá được xác định ngay trong khi đàm phán ký kết hợp đồng và khơng thay đổi trong q trình thực hiện hợp đồng.

Đơn giá (Unite Price) và tổng giá (amount): quy định rõ ràng, cụ thể trong hợp đồng. Tổng giá cả hợp đồng: được viết rõ ràng, cả bằng số và bằng chữ.

2. Điều khoản 2: Điều khoản giao hàng ( Article 2: Delivery term)

Địa điểm giao hàng:

- Cảng bốc hàng: Cảng Hồ Chí Minh, Việt Nam. - Cảng dỡ hàng: Cảng Cao Hùng, Đài Loan.

Giao hàng theo điều kiện C&F, cảng nhận hàng quy định là cảng Cao Hùng (Kaoshsiung- Taiwan)

Tuy nhiên, hợp đồng ghi tên điều kiện là C&F không phải là tên chính thức do Incoterms quy định. Hơn nữa, hợp đồng cũng không dẫn chiếu rõ Incoterms năm nào. Việc này sẽ dễ dẫn đến tranh cãi, hiểu lầm sau này.

Điều kiện giao hàng: Trong vòng 30 ngày kể từ ngày ký hợp đồng (Within 30 days after the contract date is signed). Như vậy hàng hóa phải được đưa đến cảng Cao Hùng trước ngày 20/04/2020.

Trong trường hợp người bán không giao hàng đúng thời gian quy định mà khơng có biện pháp khắc phục cho người mua thì người mua có thể ngay lập tức chấm dứt hợp đồng hoặc địi bồi thường thiệt hại phát sinh có liên quan đến việc chậm trễ giao hàng (phải được quy định cụ thể trong hợp đồng).

Nếu người mua nghi ngờ về khả năng vận chuyển hàng hóa đúng hạn của người bán, về chất lượng và số lượng được đề ra trong bản hợp đồng hoặc không thực hiện bất kỳ nghĩa vụ dưới đây, người mua có thể đình chỉ việc thực hiện hợp đồng (bao gồm không giới hạn chấp nhận

Giao dịch thương mại quốc tế nhóm 20

29

hàng hóa và thanh tốn giá hàng), và nếu rõ ràng là bên bán không thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng, người bán có thể ngay lập tức chấm dứt hợp đồng khi thông báo cho người bán.

3. Điều khoản 3: điều khoản thanh toán ( Article 3: Payment term)

Đồng tiền thanh toán: USD Tên tài khoản: PHONG DI TOAN Số tài khoản: 0602 2407 4908

Tên ngân hàng: Ngân hàng TMCP Sài Gịn Thương Tín (Sacombank) Mã SWIFT: SGTTVNVX

Thanh tốn theo hình thức: 100% trả sau bằng T/T

Thanh toán được thực hiện cho ngân hàng đại diện của người bán khi xuất trình hóa đơn với số lượng hàng hóa đã giao thực tế. Chuyển tiền bằng điện (T/T) là hình thức thanh tốn khá đơn giản, trong đó một khách hàng (người trả tiền, người nhập khẩu, người mắc nợ...) ủy nhiệm cho Ngân hàng trích tài khoản của khách hàng một số tiền nhất định chuyển cho một người khác (người bán , người xuất khẩu, chủ nợ...) ở một địa điểm nhất định trong một thời gian nhất định.

Tiện ích:

 Thủ tục đơn giản và hướng dẫn rõ ràng.  Phục vụ nhanh chóng, chính xác, tận tình.  Mức phí thấp, hợp lý.

 Cung cấp đủ ngoại tệ để thực hiện theo yêu cầu của khách hàng.  Bảo mật thông tin.

 Khách hàng được tư vấn, hướng dẫn chuẩn bị hồ sơ. Đặc điểm:

- Đối tượng: các tổ chức kinh tế trong và ngồi nước hoạt động hợp pháp tại Việt Nam có nhu cầu sử dụng dịch vụ chuyển tiền bằng T/T.

- Loại tiền: USD, EUR và các loại ngoại tệ khác. Quy trình chuyển tiền:

- Bước 1: Người xuất khẩu giao hàng hoặc dịch vụ và bộ chứng từ cho người nhập khẩu. - Bước 2: Người nhập khẩu viết lệnh chuyển tiền gửi đến yêu cầu ngân hàng chuyển tiền

trả cho người xuất khẩu.

- Bước 3: Sau khi kiểm tra, nếu thấy hợp lệ và đủ khả năng thanh tốn thì ngân hàng phục vụ người nhập khẩu sẽ trích tiền để chuyển trả người hưởng lợi và gửi giấy báo nợ (giấy báo đã thanh toán) cho người nhập khẩu.

Giao dịch thương mại quốc tế nhóm 20

30

- Bước 4: Ngân hàng đại lý chuyển tiền trả (ghi có và báo cho người xuất khẩu).

Hợp đồng ký kết giữa Công ty TNHH Thương Mại Dịch Vụ Xuất nhập khẩu Hồng Châu và Công Ty TNHH Doanh Nghiệp Sản Phẩm Thủy Sản Cheng Yao thoản thuận sử dụng phương thức chuyển tiền trả sau T/T. Đối với phường thức này có thể gây ra bất lợi cho bên xuất khẩu bởi vì nếu bên nhập khẩu chậm lập lệnh chuyển tiền ( do gặp khó khăn về tài chính hay thiếu thiện chí thanh tốn ) gửi cho ngân hàng thì bên xuất khẩu sẽ chậm nhận được tiền thanh tốn. Trường hợp bên nhập khẩu khơng nhận hàng thì bên xuất khẩu phải mất mất chi phí vận chuyển hàng , phải bán rẻ hoặc tái xuất. Do đó, bên xuất khẩu bị thiệt hại do thu hồi vốn chậm ảnh hưởng đến sản xuất trong tương lai trong khi ngân hàng khơng có nhiệm vụ và cách thức gì để đơn đốc bên nhập khẩu nhanh chóng chuyển tiền chi trả nhằm đảm bảo quyền lợi cho bên xuất khẩu. Mặc dù có những bất lợi trong hình thức chuyển tiền này nhưng do mối quan hệ hợp tác lâu dài và sự tin tưởng của đôi bên, công ty Hồng Châu và công ty Cheng Yao vẫn lựa chọn hình thức thanh tốn này bởi tốc độ nhanh và các tính năng ưu việt khác của nó.

4. Điều khoản 4: điều khoản chứng từ yêu cầu (Article 4: documents required)

Các loại chứng từ được yêu cầu:

- Vận đơn: 03 bản gốc (Vận đơn điện: được cho phép) - Hóa đơn thương mại: 03 bản gốc

- Phiều đóng gói hàng hóa: 03 bản gốc

Nhận xét:

Điều khoản yêu cầu về chứng từ tương đối đơn giản, chỉ yêu cầu Vận đơn, Hóa đơn thương mại và Phiếu đóng gói hàng hóa.

Đối với mặt hàng xuất khẩu là thủy hải sản đông lạnh, hợp đồng này cần bổ sung thêm các chứng từ liên quan đến xuất xứ, kiểm tra chất lượng của hàng hóa như Giấy chứng nhận xuất xứ (Certificate of Orgin), Giấy chứng nhận chất lượng ( Certificate of quality).

Việc thiếu xót những chứng từ yêu cầu trong hợp đồng liên quan đến xuất xứ và chất lượng của hàng hóa có thể gây ra những rủi ro trong q trình vận chuyển hàng hóa từ nước người bán sang nước người mua, thậm chí có thể nảy sinh những tranh chấp giữa hai bên do không thông nhất rõ ràng trong hợp đồng.

- C/O chứng nhận xuất xứ hàng hóa được xác định theo một quy tắc xuất xứ cụ thể và quy tắc này phải được nước nhập khẩu chấp nhận và thừa nhận. Nếu hàng hóa khơng đáp ứng được những yêu cầu về nguồn gốc xuất xứ, hàng hóa sẽ khơng được thơng quan, từ đó gây lên những thiệt hại cho cả hai bên.

- C/Q ( Certificate of quality) giấy chứng nhận chất lượng hàng hóa phù hợp với tiêu chuẩn của nước sản xuất hoặc tiêu chuẩn quốc tế. Chứng từ này dùng để chứng minh

Giao dịch thương mại quốc tế nhóm 20

31

hàng hóa đạt chất lượng phù hợp tiêu chuẩn cơng bố kèm theo hàng hóa. Đài Loan là nước có mức tiêu thụ lớn đối với các sản phẩm thủy hải sản đơng lạnh, vì vậy họ quản lý gắt gao trong việc kiểm tra chất lượng của các loại mặt hàng này. Trong hợp đồng mua bán giữa Công ty Hồng Châu và công ty Cheng Yao lại không yêu cầu chứng từ chứng nhận chất lượng . Điều này gây ra nhiều bất lợi nếu hàng hóa khơng đạt tiêu chuẩn, vì khi đó cơng ty Cheng Yao sẽ không thể kiến nghị với bên Hồng Châu trả lại hàng hóa do trong hợp đồng ký kết không nêu rõ yêu cầu về chất lượng hàng hóa. Như vậy rủi ro có thể xảy ra là rất lớn.

5. Điều khoản 5: điều khoản Trọng tài (Article 5: Arbitration)

Any dispute arising from the execution of this contract shall be settled by agreement between the two parts. Should the two parts fail to reach an agreement, the case shall be submitted to the Arbitration Courts in Ho Chi Minh City, Vietnam. The award of the court shall be the final decision and binding upon parts.

Mọi tranh chấp phát sinh từ việc thực hiện hợp đồng này sẽ được giải quyết theo thỏa thuận giữa hai bên. Nếu hai bên không đạt được thỏa thuận, vụ việc sẽ được đệ trình lên Tịa án Trọng tài tại thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. Phán quyết của tòa án sẽ là quyết định cuối cùng và ràng buộc đối với các bên.

Nhận xét:

Điều khoản trọng tài được áp dụng khi có tranh chấp xảy ra giữa các bên. Nếu giải quyết tranh chấp giữa các bên bằng thương lượng khơng thành, có thể đưua vụ việc ra Trang tài để phân xử. Phán xét của trọng tài sẽ là quyết định cuối cùng mà các bên phải chấp hành. Vì vậy điều khoản trọng tài cũng nên đưa vào hợp đồng để một mặt các bên thấy rõ trách nhiệm hơn trước pháp luật, mặt khác có cơ sở để bảo vệ quyền lợi nếu xảy ra tổn thất, tranh chấp. Luật pháp áp dụng sẽ xác định giá trị pháp lý của các quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng. Khi thực hiện hợp đồng, các bên cần phải biết luật nào áp dụng cho hợp đồng bởi các điều khoản hợp đồng không phải lúc nào cũng quy định đầy đủ quyền và nghĩa vụ tương ứng các bên. Các bên cũng cần lưu ý rằng luật điều chỉnh nội dung hợp đồng có thể khác với luật điều chỉnh q trình tố tụng trọng tài. Thơng thường luật điều chỉnh quá trình tố tụng trọng tài là luật nơi tiến hành trọng tài. Trong thương mại quốc tế, luật áp dụng có thể là luật của một nước trung lập. Trong trường hợp các bên khơng có thỏa thuận về luật áp dụng thì Hội đồng trọng tài sẽ quyết định luật phù hợp nhất với quan hệ hợp đồng.

Việc quyết định địa điểm tiến hành trọng tài ở đâu tùy thuộc vào khả năng đàm phán của mỗi bên. Trong trường hợp không đạt được việc lựa chọn địa điểm trọng tài tại quốc gia mình

Giao dịch thương mại quốc tế nhóm 20

32

và phải lựa chọn địa điểm trọng tài tại quốc gia khác, các bên cần cân nhắc kỹ xem pháp luật nơi tiến hành trọng tài có hồn thiện khơng, phạm vi và vai trị của các Tòa án liên quan đến tố tụng trọng tài như thế nào, ủng hộ hay phản đối trọng tài.

Nếu như hợp đồng không quy định về giải quyết tranh chấp thì có thể các hợp đồng đầu tiên đều có các khoản này, các hợp đồng ký kết sau này được yêu cầu giảm bớt các câu chữ nặng nề trong hợp đồng từ bên xuất khẩu và bên nhập khẩu đồng ý.

Cụ thể trong hợp đồng thương mại giữa công ty Hồng Châu và công ty Cheng Yao quy định:

- Ưu tiên giải quyết tranh chấp phát sinh thông qua thỏa thuận chung của hai bên. - Nếu hai bên khơng đạt được thỏa thuận, Tịa án Trọng tài tại thành phố Hồ Chí Minh

(nước người bán) sẽ là nơi đưa ra phán quyết cuối cùng.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH hợp ĐỒNG XUẤT KHẨU THỦY hải sản ĐÔNG LẠNH của CÔNG TY TNHH THƯƠNG mại DỊCH vụ XUẤT NHẬP KHẨU HỒNG CHÂU và CÔNG TY TNHH DOANH NGHIỆP sản PHẨM THỦY sản CHENG YAO (Trang 26 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)