Nhìn chung Hợp đồng 2304-20/HC/CYAKH đã đáp ứng cơ bản những yêu cầu về hình
thức và nội dung của hợp đồng mua bán quốc tế thông thường. Hợp đồng đã quy định rõ ràng về các điều khoản của một bản hợp đồng chính thống, hợp pháp, có căn cứ pháp luật rõ ràng cũng như trọng tài xử lý mọi tranh chấp nếu xảy ra. Cả hai bên đã quy định với nhau và thỏa thuận mọi điều khoản về hàng hóa: điều khoản về tên hàng, số lượng, giá cả, cách thức giao
Giao dịch thương mại quốc tế nhóm 20
33
nhận cũng như thanh tốn. Tuy nhiên để đảm bảo tính minh bạch, rõ ràng, tránh dẫn tới những tranh chấp sau này, hợp đồng nên được thay đổi và bổ sung ở một số điều khoản:
1.Thông tin các bên tham gia
Hợp đồng có đầy đủ thông tin về tên, địa chỉ, số điện thoại/fax. Tuy nhiên, cả 2 bên nên đề cập thêm tên người đại diện cùng với chức vụ trong công ty để xác định cá nhân đó có đủ thẩm quyền ký kết hợp đồng hay không. (Theo pháp luật Việt Nam, người đại diện theo pháp luật có thẩm quyền ký kết hợp đồng hoặc ủy quyền cho người khác thực hiện hành vi này thông qua giấy ủy quyền hoặc Điều lệ công ty)
2.Điều khoản chất lượng
Chất lượng hàng hóa kết hợp cùng với tên hàng sẽ giúp các bên xác định được hàng hóa một cách rõ ràng, chi tiết. Trong trường hợp này, hợp đồng khơng có điều khoản chất lượng có thể gây ra việc phát sinh tranh chấp và rủi ro.
3.Điều khoản giao hàng
Quy định phương thức vận chuyển theo phương thức C&F hay CFR cần dẫn chiếu đến Incoterms năm cụ thể để tránh hiểu lầm.
4.Điều khoản chứng từ yêu cầu
Theo yêu cầu về phẩm chất hàng hóa do bên mua quy định và đặc biệt là với mặt hàng thịt đông lạnh, để đảm bảo quyền lợi cho bên mua thì bộ chứng từ nên có giấy chứng nhận chất lượng và số lượng, chứng nhận xuất xứ.
5.Điều khoản bất khả kháng
Bất khả kháng là sự kiện pháp lý này nảy sinh ngoài ý muốc chủ quan của các bên, ảnh hưởng trực tiếp đến việc thực hiện hợp đồng đã ký. Đó là các sự kiện thiên nhiên hay chính trị xã hội như: bão, lũ lụt, hạn hán, động đát, sóng thần, núi lửa... chiến tranh, bạo động, khủng hoảng kinh tế. Đây là trường hợp thường gặp làm cho một hoặc cả hai bên không thể thực hiện được hoặc thực hiện khơng đúng các nghĩ vụ của mình. Khi một bên vi phạm hợp đồng do gặp sự kiện bất khả kháng thì pháp luật khơng buộc phải chịu trách nhiệm về tài sản (không bị phạt vi phạm, không bồi thường thiệt hại). Trên thực tế, nếu không thỏa thuận rõ về bất khả kháng thì rất dễ bị bên vi phạm lợi dụng bất khả kháng để thoái thác trách nghiệm dẫn dến thiệt hại cho bên vi phạm.
Giao dịch thương mại quốc tế nhóm 20
34
Điều khoản này quy định những biện pháp khi hợp đồng không được thực hiện (toàn bộ hay một phần). Điều khoản này cùng lúc nhằm hai mục tiêu: Ngăn ngừa đối phương có ý định không thực hiện hay thực hiện không tốt hợp đồng và xác định số tiền phải trả nhằm bồi thường thiệt hại gây ra. Nếu khơng có điề khoản phạt và bồi thường thiệt hại, sẽ khơng thể có cơ sở nào để phạt khi các bên thực hiện không đúng hợp đồng. Nên bổ sung điều khoản vi phạm hợp đồng để nâng cao ý thức và ràng buộc trách nhiệm của hai bên trong việc tuân thủ hợp đồng. Khi thỏa thuận các bên cần dựa trên mối quan hệ, độ tin tưởng nhau mà quy định hoặc không quy định về vấn đề phạt vi phạm. Thơng thường, với những bạn hàng có mối quan hệ thân thiết, tin cậy lẫn nhau, uy tín các bên đã được khẳng định trong một thời gian dài (như công ty Hồng Châu và cơng ty Cheng Yao) thì họ khơng quy định (thỏa thuận) điều khoản này.
7.Điều khoản luật áp dụng trong hợp đồng
Các bên nên quy định cụ thể việc sử dụng luật nước nào trong hợp đồng để áp dụng khi có tranh chấp xảy ra( ví dụ: Luật áp dụng cho hợp đồng này là luật Việt Nam, tuy nhiên không nên quy định cụ thể một luật nào ra (Luật thương mại Việt Nam 2005) mà chỉ quy định chung chung luật của quốc gia nào mà thôi.
Giao dịch thương mại quốc tế nhóm 20
35