Xác định những cơ hội, nguy cơ, điểm mạnh và điểm yếu có tính then chốt

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH xây dựng chiến lược công ty cổ phần phát triển công nghệ viễn thông tin học sun việt đến năm 2020 (Trang 31)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHIẾN LƯỢC

a) Xác định những cơ hội, nguy cơ, điểm mạnh và điểm yếu có tính then chốt

Những cơ hội và nguy cơ chủ yếu: Các cơ hội và nguy cơ được rút ra khi

khảo sát môi trường bên ngồi, mơi trường vĩ mô và cạnh tranh, có thể xảy ra trường hợp là có quá nhiều yếu tố cơ hội hoặc nguy cơ được rút ra làm cho các nhà quản trị bị nhiễu trong q trình phân tích và lựa chọn chiến lược. Vì vậy, các doanh nghiệp cần phải xác định những cơ hội và nguy cơ chủ yếu

cần được quan tâm trong quá trình hình thành chiến lược.

Những điểm mạnh và điểm yếu cốt lõi: ảnh hưởng đến vị thế cạnh tranh và

việc thực thi những mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp. Các yếu tố cần

được xem xét với tư cách là các hoạt động trong dây chuyền giá trị và so

sánh với chuẩn mực chung của ngành và với đối thủ cạnh tranh chính.

b) Liên kết các yếu tố bên trong và các điều kiện bên ngoài

Sau khi đã xác định các yếu tố cơ bản của các điều kiện bên trong và bên

ngoài, cần tiến hành phân tích và đề xuất các chiến lược về môi trường theo quy

Liệt kê các cơ hội và nguy cơ có liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp (chỉ chọn những cơ hội được coi là ưu tiên, những nguy cơ được coi là đe

dọa cao)

Lựa chọn các điểm mạnh và yếu có tầm quan trọng đối với hoạt động doanh nghiệp.

Hình thành ma trận SWOT thông qua kết hợp từng cặp một cách logic như hình 1.7:

Hình 1.7 Ma trận SWOT

(Nguồn: Nguyễn Hữu Lam và cộng sự, Quản trị chiến lược phát triển vị thế cạnh tranh, 2007 [9])

S + O: cần phải sử dụng mặt mạnh nào để khai thác tốt nhất cơ hội từ

bên ngồi?

S + T: cần phải sử dụng mặt mạnh nào để đối phó với các nguy cơ từ

bên ngồi?

W + O: có thể xuất hiện hai cách kết hợp trong việc đề xuất chiến

lược: (1) phải tập trung khắc phục những yếu kém nào hiện nay để tạo

điều kiện tốt nhất cho việc tận dụng các cơ hội từ bên ngoài?; (2) cần

phải khai thác cơ hội nào để lấp dần những chỗ yếu kém hiện nay?

W + T: phải khắc phục những điểm yếu nào để giảm bớt nguy cơ hiện

1.5.2.2 Ma trận QSPM

Khi các chiến lược trong cùng một nhóm nhất định hay thay thế cho nhau, để lựa chọn chiến lược tốt nhất, ma trận QSPM được sử dụng. Ma trận QSPM nhằm

đánh giá khách quan để đánh giá, lựa chọn giữa các tổ hợp chiến lược, xác định

mức độ hấp dẫn của các chiến lược khả thi đang được xem xét (rút ra từ ma trận

SWOT), dựa trên các yếu tố thành công chủ yếu bên trong và bên ngồi cơng ty với các thông tin đầu vào từ ma trận IFE, ma trận EFE. Sáu bước để phát triển một ma trận QSPM gồm:

Bước 1: Liệt kê các cơ hội, mối nguy cơ chủ yếu bên ngoài và các điểm

mạnh, điểm yếu quan trọng bên trong công ty.

Bước 2: Phân loại theo mức độ quan trọng cho từng yếu tố (thông tin đầu

vào từ ma trận IFE, EFE).

Bước 3: Xác định các chiến lược khả thi cần phải xem xét để thực hiện

(thông tin đầu vào từ ma trận SWOT).

Bước 4: Xác định số điểm hấp dẫn của mỗi chiến lược. Số điểm hấp dẫn được phân như sau: 1 = khơng hấp dẫn, 2 = ít hấp dẫn, 3 = khá hấp dẫn, 4 =

rất hấp dẫn

Bước 5: Tính tổng số điểm hấp dẫn, là kết quả của nhân số điểm phân loại

(bước 2) với số điểm hấp dẫn (bước 4).

Bước 6: Tính tổng cộng điểm hấp dẫn cho từng chiến lược. Chiến lược có số

điểm càng cao, chiến lược càng hấp dẫn.

Hình 1.8 Ma trận QSPM

Phân loại các yếu tố bên ngoài: 1 = phản ứng của cơng ty cịn kém, 2 = phản

ứng của cơng ty ở mức trung bình, 3 = phản ứng của cơng ty hơn mức trung bình, 4

= phản ứng của công ty rất tốt.

Phân loại các yếu tố bên trong: 1 = yếu nhất, 2 = ít yếu nhất, 3 = ít mạnh nhất,

4 = mạnh nhất.

1.5.2.3 Nhận xét

Sau khi đưa ra các chiến lược có thể thực hiện, cơng ty cần chọn ra các chiến lược cho công ty theo đuổi. Các chiến lược chọn ra này phải xếp theo thứ tự ưu tiên chiến lược nào thực hiện trước, chiến lược nào thực hiện sau hay các chiến lược thực hiện cùng lúc, phối hợp lẫn nhau. Các bộ tiêu chí có thể sử dụng để lựa chọn chiến lược là:

(1) Giá trị tổng thể của các chiến lược: bao gồm giá trị tổng thể của các tiềm lực thành công, mức thu lợi từ các tài sản không phụ thuộc vào hoạt động kinh doanh cốt lõi và rủi ro.

(2) Mức độ phù hợp với các giá trị làm hạn chế việc theo đuổi lợi nhuận như: phù hợp với các giá trị đạo đức, phù hợp với các giá trị xã hội có liên quan

đến lực lượng lao động hay phù hợp với các giá trị sinh thái…

(3) Tính chặt chẽ của các chiến lược và chương trình chiến lược: bao gồm tính chặt chẽ của các mục tiêu chiến lược khác nhau và tính chặt chẽ của các ưu tiên đầu tư và các mục tiêu chiến lược.

(4) Tính khả thi của việc triển khai thành cơng của các chương trình: bao gồm tính khả thi ở mức độ nhân lực, tính khả thi ở mức độ tài chính, khả năng

chấp nhận bên trong và khả năng chấp nhận bên ngoài.

1.5.3Các giải pháp triển khai, thực hiện chiến lược

Các giải pháp triển khai chiến lược là việc sắp xếp và bố trí các nguồn lực của công ty đã lựa chọn như:

Sắp xếp cơ cấu tổ chức công ty cho phù hợp; Phân bổ, duy trì và phát triển nguồn lực; Phân bổ nguồn lực tài chính;

Xây dựng một mơ hình quản lý khoa học và hiệu quả;

1.6Tóm tắt chương

Thơng qua Chương 1 có thể nắm bắt được các khái niệm cũng như cách phân loại chiến lược – chiến lược cấp công ty, chiến lược cấp kinh doanh, chiến lược cấp chức năng; các bước & yêu cầu của từng bước trong quy trình hoạch định chiến

lược – xác định sứ mạng, tầm nhìn, mục tiêu chiến lược, phân tích mơi trường bên trong và bên ngồi; các cơng cụ chính được sử dụng để phân tích, đánh giá các yếu tố của môi trường bên trong và bên ngoài – ma trận EFE, ma trận IFE, ma trận hình

ảnh cạnh tranh cũng như các cơng cụ được sử dụng để xây dựng và lựa chọn các

chiến lược – ma trận SWOT, ma trận QSPM; các giải pháp để triển khai thực hiện chiến lược. Trên nền tảng cơ sở lý luận được trình bày ở Chương 1, Chương 2 sẽ

vận dụng vào bối cảnh thực tế để phân tích, đánh giá thực trạng của cơng ty Sun

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG MÔI TRƯỜNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ

VIỄN THÔNG TIN HỌC SUN VIỆT

Vận dụng lý thuyết được trình bày ở Chương 1, Chương 2 sẽ giới thiệu tổng quan về lịch sử hình thành và phát triển, sơ đồ tổ chức, kết quả hoạt động kinh

doanh của Sun Việt cũng như đánh giá tình hình xây dựng và thực hiện chiến lược của Sun Việt từ lúc thành lập đến nay. Ngoài ra, trên cơ sở các phân tích về mơi

trường bên trong và môi trường hoạt động bên ngồi (mơi trường vĩ mô, cạnh

tranh), những nhận định về cơ hội và nguy cơ từ môi trường bên ngồi có thể tác

động đến hoạt động của cơng ty, các điểm mạnh và yếu của Sun Việt cũng sẽ được

trình bày. Qua đó, ma trận các yếu tố bên trong (IFE), ma trận các yếu tố bên ngoài (EFE) và ma trận hình ảnh cạnh tranh sẽ được phân tích, đánh giá vị thế và khả

năng cạnh tranh của Sun Việt nhằm cung cấp các cơ sở thực tiễn để có thể hoạch

định được các chiến lược tối ưu trong chương tiếp theo.

2.1 Giới thiệu tổng quan về công ty Sun Việt 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 2.1.1 Q trình hình thành và phát triển

Cơng ty Cổ Phần Phát triển Công nghệ Viễn thông Tin học Sun Việt (tên giao dịch tiếng Anh là SV Technologies JSC – thường gọi tắt là Sun Việt) được chuyển

đổi từ Công ty TNHH Phát triển Công nghệ Viễn thơng Tin học Sun Việt. Sun Việt

chính thức bước vào thị trường tin học, viễn thông vào ngày 08 tháng 03 năm 2001 với vốn điều lệ 30,000,000,0000 VNĐ (Ba mươi tỷ đồng), trụ sở chính hiện nay đặt 2.5-2.8 Phan Xích Long, Phường 3, Quận Bình Thạnh và có văn phịng đại diện tại Hà nội (thành lập vào ngày 13 tháng 9 năm 2004) để phát triển mở rộng thị trường phía Bắc.

Bắt đầu khởi nghiệp với 05 cán bộ chủ chốt, tính đến nay Sun Việt đã có gần 100 thành viên với lĩnh vực hoạt động chính là cung cấp cho khách hàng các giải pháp tích hợp những sản phẩm, thiết bị công nghệ hàng đầu; các giải pháp phần

cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin và viễn thông của khách hàng cùng với các dịch vụ bảo trì và hỗ trợ kỹ thuật trên tồn quốc.

Sau hơn 3 năm hoạt động, xây dựng đội ngũ nhân viên ngày càng lớn mạnh cả về chất và lượng đồng thời phát triển mạng lưới khách hàng rộng khắp cả nước, Sun Việt đã được Sun Microsystems, một trong những công ty hàng đầu thế giới về hệ

thống máy chủ chuyên dụng của Mỹ, chọn làm nhà cung cấp chính các sản phẩm và dịch vụ của Sun Microsystems tại Việt Nam vào ngày 01 tháng 04 năm 2004.

Ngày 01 tháng 10 năm 2006, Sun Việt trở thành nhà phân phối hệ thống và dịch vụ duy nhất của Sun Microsystems tại Việt Nam. Đồng thời, Sun Việt tiếp tục trở thành đối tác của Oracle (Công ty phần mềm doanh nghiệp lớn nhất thế giới),

Celltick (nhà cung cấp hàng đầu các giải pháp marketing tiên tiến cho di động). Ngày 19 tháng 07 năm 2007, Sun Việt được Sun Microsystems trao giải

thưởng Nhà cung cấp thiết bị lưu trữ tốt nhất khu vực Nam Á năm 2007 và giải

Đồng của khu vực Nam Á cho hoạt động kinh doanh năm 2007.

Ngày 21 tháng 02 năm 2008, Sun Việt chuyển đổi thành Công ty Cổ phần

Phát triển Công nghệ Viễn thông Tin học Sun Việt. Cùng với chiến lược đa dạng

hóa sản phẩm, Sun Việt tiếp tục là đối tác của các hãng lớn tại Việt Nam như:

Juniper Networks – công ty hàng đầu thế giới trong lĩnh vực cung cấp các sản phẩm và dịch vụ mạng hiệu năng cao hàng đầu thế giới, BMC Software – công ty hàng đầu thế giới cung cấp các dịch vụ doanh nghiệp, Subex – Nhà cung cấp các gải pháp

quản lý doanh thu hàng đầu thế giới, Roamware – Nhà cung cấp hàng đầu các giải pháp roaming cho di động.

Ngày 07 tháng 08 năm 2008, Sun Việt được trao giải thưởng danh dự là “Nhà cung cấp thiết bị lưu trữ tốt nhất khu vực Nam Á” trong đợt tổng kết hoạt động kinh doanh của Sun Microsystem tại Singapore.

Năm 2010, Sun Việt tiếp tục trở thành đối tác của hãng Hitachi Data System (HDS) – Nhà cung cấp hàng đầu các giải pháp lưu trữ và Symantic – một trong

những Công ty phần mềm lớn nhất thế giới chuyên cung cấp các giải pháp bảo mật, sao lưu.

Ngày 30 tháng 12 năm 2010, Sun Việt trở thành Elite Partner và là đối tác cung cấp dịch vụ sau bán hàng cao nhất của hãng Juniper Networks.

2.1.2 Sơ đồ tổ chức

Doanh nghiệp là một hệ thống hoàn chỉnh và thống nhất, theo đó các bộ phận

chức năng có mối quan hệ gắn chặt với nhau. Do đó, xác định một mơ hình tổ chức

đúng đắn và phù hợp sẽ mang tính quyết định đến hiệu quả hoạt động của doanh

nghiệp.

Mơ hình tổ chức và quản lý của Sun Việt hiện nay được xác lập và hình thái tổ chức quản lý theo chức năng.

Hình 2.1 Sơ đồ tổ chức của Sun Việt

Chức năng, nhiệm vụ của từng phòng ban trong sơ đồ tổ chức được xác định rõ ràng trong nội dung mơ tả cơng việc của quy trình được Sun Việt ban hành trong nội bộ công ty.

Chức năng chính của bộ phận hành chính nhân sự là quản trị hành chính, quản trị nguồn nhân lực; duy trì và phát triển nguồn nhân lực; phối hợp tham gia xây dựng những quy định, chính sách về đào tạo, đánh giá nguồn nhân

lực; quản trị và duy trì hệ thống chất lượng.

Chức năng chính của bộ phận kinh doanh là bán hàng và phát triển thị trường theo định hướng của công ty, chịu trách nhiệm quản lý chất lượng và tiến độ thực hiện hợp đồng/dự án, đảm bảo chỉ tiêu doanh số do cơng ty quy định, tìm kiếm và khai thác khách hàng mới hoặc tiềm năng.

Chức năng chính của bộ phận tư vấn kỹ thuật là tư vấn kỹ thuật cho các dự án CNTT theo yêu cầu của bộ phận kinh doanh hoặc trực tiếp từ khách hàng, nghiên cứu công nghệ và sản phẩm của nhà sản xuất phục vụ cho công tác tư vấn, nghiên cứu thử nghiệm các công nghệ và sản phẩm theo định hướng

phục vụ công tác triển khai dự án, đạo tạo bộ phận kinh doanh về sản phẩm. Chức năng chính của bộ phận giải pháp là tư vấn các giải pháp theo yêu cầu

của bộ phận kinh doanh hoặc trực tiếp từ khách hàng, nghiên cứu các giải pháp công nghệ và sản phẩm của nhà cung cấp giải pháp phục vụ cho công tác tư vấn giải pháp cho khách hàng, hỗ trợ phối hợp với nhà cung cấp giải pháp để triển khai dự án.

Chức năng chính của bộ phận kỹ thuật là triển khai lắp đặt các hệ thống theo hợp đồng đã ký kết, bảo hành các thiết bị và hệ thống do công ty cung cấp, thực hiện dịch vụ bảo trì hệ thống theo hợp đồng đã ký kết, đào tạo các kiến thức về vận hành thiết bị và hệ thống cho khách hàng.

Chức năng chính của bộ phận mua hàng – xuất nhập khẩu là đảm bảo vật tư hàng hóa cho hoạt động kinh doanh, đáp ứng các yêu cầu vật tư thiết bị sử

dụng trong nội bộ của công ty, đại diện cho công ty trong việc thực hiện các giao dịch với nhà cung cấp – bảo hành, mua sản phẩm mới.

Chức năng chính của bộ phận tài chính – kế toán là quản lý tài chính của cơng ty, thu nhận và xử lý thơng tin liên quan đến tài chính – kế toán, kiểm tra các hoạt động liên quan đến tài chính – kế tốn.

Các trách nhiệm chính của Giám đốc kỹ thuật được phân rõ thành hai nhiệm vụ chính về chun mơn kỹ thuật và quản lý (kỹ thuật, nhân sự, đào tạo, chất lượng) cũng như các quyền hạn tương ứng. Ngoài ra, trách nhiệm và quyền hạn của Giám đốc điều hành 1 (chịu trách nhiệm quản lý văn phòng đại diện tại Hà Nội), Giám đốc điều hành 2 (chịu trách nhiệm quản lý tại Tp.HCM)

cũng được quy định rõ ràng, cụ thể trong mô tả công việc được ban hành.

2.1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh

Bảng 2.1 Tổng hợp kết quả kinh doanh Sun Việt giai đoạn 2006 – 2010

TT CHỈ TIÊU Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 86,485,602,670 142,118,980,297 282,971,760,640 282,583,810,888 228,957,855,036

2 Các khoản giảm trừ doanh thu

3 Doanh thu thuần về bán

hàng và cung cấp dịch vụ 86,485,602,670 142,118,980,297 282,971,760,640 282,583,810,888 228,957,855,036 4 Giá vốn hàng bán 74,541,379,007 128,327,749,796 255,104,350,626 247,604,386,878 191,731,754,531 5 Lợi nhuận gộp về cung cấp hàng hóa và dịch vụ 11,944,223,663 13,791,230,501 27,867,410,014 34,979,424,010 37,226,100,505 6 Doanh thu hoạt động tài chính 107,282,313 393,538,268 2,478,572,829 165,110,540 331,823,216 7 Chi phí tài chính 637,719,648 433,735,730 8,001,241,073 13,374,948,729 10,293,178,212 8 Chi phí bán hàng 2,737,722,820 3,280,029,808 6,735,108,756 5,195,027,481 6,945,563,483 9 Chi phí quản lý doanh nghiệp 8,063,374,392 9,580,506,029 14,280,753,603 14,734,817,048 18,554,558,647 10 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 612,689,116 890,497,202 1,328,879,411 1,839,741,292 1,764,623,379 11 Thu nhập khác 1,857,041 296,630,605 114,989,320 5,421,661 111,645,224 12 Chi phí khác 142,868,848 580,724,578 121,571,554 214,712,270 13 Lợi nhuận khác 1,857,041 153,761,757 (465,735,258) (116,149,893) (103,067,046) 14 Tổng lợi nhuận trước thuế 614,546,157 1,044,258,959 863,144,153 1,723,591,399 1,661,556,333 15 Thuế thu nhập doanh nghiệp

hiện hành 172,072,924 292,392,509 315,014,752 412,185,987 387,598,111 16 Thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại (88,282,256) (170,796,417) 64,964,850 17 Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 442,473,233 751,866,450 636,411,657 1,482,201,829 1,208,993,372

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH xây dựng chiến lược công ty cổ phần phát triển công nghệ viễn thông tin học sun việt đến năm 2020 (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)