.3 Một số chỉ tiêu kinh tế của Việt Nam

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH xây dựng chiến lược công ty cổ phần phát triển công nghệ viễn thông tin học sun việt đến năm 2020 (Trang 55)

Ch tiêu 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010

GDP (triệu tỷ đồng) 0.44 0.48 0.54 0.61 0.72 0.84 0.97 1.14 1.49 1.66 1.98

GDP bình quân đầu

người (triệu đồng) 5.69 6.12 6.72 7.58 8.72 10.19 11.69 13.58 17.45 19.28 22.78

Tốc độ tăng GDP (%) 6.79 6.89 7.08 7.34 7.79 8.44 8.23 8.46 6.31 5.32 6.78

“Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam”

Tốc độ tăng trưởng GDP năm 2010 đạt khoảng 6.78% so với năm 2009, cao

hơn gần 0.3% so với kế hoạch được Quốc hội phê duyệt đầu năm; GDP bình quân

đầu người đạt gần 22.8 triệu đồng, tăng gần 2 lần so với năm 2006. Đời sống xã hội

ngày càng gia tăng, thu nhập bình quân đầu người được nâng cao dần là những dấu hiệu tích cực cho việc tạo ra nhiều cơ hội kinh doanh cho nhiều ngành, nhiều đơn vị kinh tế trong và ngoài nước, trong đó có lĩnh vực công nghệ thông tin và viễn

cấp các hệ thống công nghệ thông tin và viễn thông, đáp ứng nhu cầu tăng trưởng

của ngành này. Tổng doanh thu trong lĩnh vực công nghệ thông tin và viễn thông năm 2010 ước đạt 7.4 tỷ USD, tốc độ tăng trưởng đạt từ 15 – 20% (gần gấp 3 lần

tăng trưởng GDP, vượt mức cam kết của Bộ Thơng tin và Truyền thơng với Chính phủ – phấn đấu tốc độ tăng trưởng công nghệ thông tin và viễn thông trong năm

2010 tăng gấp 2 lần tăng trưởng GDP). Tốc độ tăng trưởng cao của ngành công

nghệ thông tin và viễn thơng là dấu hiệu tích cực cho hoạt động kinh doanh cung cấp các sản phẩm, dịch vụ đầu vào nhưng cũng là cơ hội tốt cho các đối thủ mới

xâm nhập ngành.

Lạm phát

Đến tháng 8 năm 2011, CPI tăng 0.93% so với tháng 7, mức tăng đã giảm

nhiều và đây là tháng có chỉ số giá tiêu dùng tăng dưới 1% sau 11 tháng. Như vậy, CPI tháng 8 năm2011 tăng 15.68% so với tháng 12 năm 2010, tăng 23.02% so với cùng kỳ năm trước. Diễn biến phức tạp của lạm phát đã và đang tác động đến đời

sống thường ngày của người dân, ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, cũng như gây khó khăn đối với kinh tế vĩ mơ. Lạm phát tăng Chính phủ thực hiện các biện pháp thắt chặt tiền tệ như: rút bớt tiền công về, tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc ở các ngân hàng thương mại, giảm đầu tư công… Lãi suất cho vay tăng cao ảnh hưởng đến chi phí đầu vào của các doanh nghiệp. Giảm

đầu tư công đồng nghĩa với việc giảm đầu tư hoặc hoãn đầu tư vào các dự án của

các Tập đồn, tổng Cơng ty Nhà nước, cơ quan, ban ngành… sử dụng trực tiếp

nguồn ngân sách Nhà nước. Điều này đồng nghĩa với các dự án đầu tư mới hoặc

nâng cấp hạ tầng công nghệ thông tin và viễn thông phải cắt giảm hoặc tạm dừng. Khách hàng không mua, doanh nghiệp không bán được sản phẩm, thiết bị và dịch

vụ làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh mang tính sống còn của các doanh

nghiệp, đặc biệt với các doanh nghiệp chủ yếu tập trung vào các đối tượng khách

hàng là các cơ quan ban ngành, các tập đồn có vốn đầu tư nhà nước.

Theo tiến sĩ Đinh Thế Hiển, Giám đốc Viện Nghiên cứu tin học và kinh tế ứng dụng, lãi suất huy động cũng như cho vay vốn ở Việt Nam từ đầu năm 2011 đến

nay cao nhất trong nhóm các nước có lãi suất huy động cao trên thế giới. Chính

sách tiền tệ chặt chẽ kiềm chế tăng trưởng tín dụng giảm mạnh và đứng ở mức rất

thấp so với năm 2010 (8 tháng đầu năm 2011, tăng trưởng tín dụng chỉ khoảng

8,15%, thực tế theo Ngân hàng Nhà nước là tăng 11,7%, trong khi Nghị quyết 11 đề ra là dưới 20%); thị trường tiền tệ thắt chặt, lượng cung tiền và tín dụng giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2010… khiến việc điều tiết vốn từ ngân hàng thương mại lớn sang ngân hàng nhỏ khó khăn gây ra tình trạng khan hiếm vốn và các ngân hàng nhỏ đã đẩy mạnh cuộc đua lãi suất huy động, đẩy lãi suất cho vay lên cao. Các

doanh nghiệp hiện nay đang phải gánh chịu chi phí lãi suất khoảng 20-23%/năm do

đó ảnh hưởng đáng kể đến khả năng huy động vốn của doanh nghiệp. Đa số các dự

án đầu tư nâng cấp cũng như đầu tư mới hệ thống công nghệ thông tin và viễn thông là các dự án lớn hàng chục tỷ đồng, do đó để có thể bán các sản phẩm, thiết bị, giải pháp và dịch vụ cho các dự án này, các doanh nghiệp như Sun Việt cần phải có nguồn vốn lớn, đa số là nguồn vốn vay. Lãi suất cao, doanh nghiệp buộc phải xem xét để nâng cao được mức lợi nhuận, ít nhất phải cao hơn mức lãi vay ngân hàng do

đó ảnh hưởng đáng kể đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, đặc biệt là các

doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Sự biến động tỷ giá hối đối

Hình 2.3 Tỷ giá USD của Ngân hàng nhà nước Việt Nam giai đoạn 2005 – 2011

Từ năm 2010 chuyển sang năm 2011, tỷ giá VNĐ/USD đã có những diễn biến phức tạp – năm 2010 chỉ 18,932 VNĐ/USD sang năm 2011 đã lến đến 20,803

VNĐ/USD. So với các nước trong khu vực, tiền VNĐ đang bị mất giá mạnh, cụ thể, VNĐ mất giá hơn 20% so với đồng Yên của Nhật Bản, hơn 17% so với đồng tiền Thái Lan và Malaysia, gần 8% so với đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc. Sự biến

động của tỷ giá VNĐ/USD ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh

của các doanh nghiệp thông qua kênh giá cả. Tỷ giá thay đổi kéo theo sự thay đổi của giá cả hàng hoá xuất nhập khẩu. Khi tỷ giá hối đoái tăng đồng nghĩa đồng nội tệ mất giá. Tỷ giá tăng sẽ có lợi cho hoạt động xuất khẩu, góp phần làm tăng khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ. Tuy nhiên, khi tỷ giá tăng, giá cả hàng nhập khẩu sẽ đắt lên do đó hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp chủ yếu nhập khẩu vật tư, thiết bị đầu vào bị ảnh hưởng nghiêm

trọng, tác động đến sự sống còn của doanh nghiệp, đặc biệt là các nhà phân phối các sản phẩm, thiết bị, giải pháp cơng nghệ thơng tin và viễn thơng từ nước ngồi như Sun Việt – nguồn đầu vào chủ yếu từ nhập khẩu. Những rủi ro tài chính có thể xảy ra do chênh lệch tỷ giá vào các thời điểm: đặt hàng, mua hàng, thanh toán… Nếu

các doanh nghiệp này khơng có một chiến lược tồn kho, chiến lược giá cả hợp lý sẽ khó có thể giữ vững được lợi thế cạnh tranh và tồn tại được trên thị trường. Điều

này càng đặc biệt hơn khi khách hàng của doanh nghiệp này thường là các tập đoàn, các doanh nghiệp, các cơ quan, ban ngành trong nước chủ yếu mua theo giá Việt Nam đồng, khơng theo tỷ giá USD.

2.4.1.2 Yếu tố chính trị - luật pháp

Mơi trường chính trị - xã hội ở Việt Nam rất ổn định, đặc biệt khi so sánh với các nước lân cận trong khu vực có nhiều biến động trong thời gian qua như: Thái Lan, Myanmar, Philippines, Indonesia… Hệ thống luật pháp, cơ chế chính sách nước ta ngày càng được hồn thiện đáp ứng yêu cầu phát triển, hội nhập tạo điều

kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của mọi doanh nghiệp cũng như thu hút vốn đầu tư nước ngồi trên nhiều lĩnh vực, kể cả cơng nghệ thơng tin và viễn thông.

Hoạt động kinh doanh cung cấp các hạ tầng công nghệ thông tin và viễn thông của các doanh nghiệp bị chi phối chủ yếu bởi Luật thương mại, bị ảnh hưởng nhiều bởi các thông tư của Bộ Thông tin và Truyền thông, các Nghị định của Chính phủ…

đóng vai trị là kim chỉ nam của sự phát triển công nghệ thông tin và viễn thơng của

tồn xã hội. Cơng nghệ thơng tin và viễn thơng có vai trị đặc biệt quan trọng được

Đảng và Nhà nước xác định vừa là hạ tầng cơ sở, động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội

phát triển, vừa là ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước. Do đó, để đáp ứng được

nhu cầu này ngành công nghệ thông tin và viễn thông cần phải đầu tư nâng cấp hoặc

đầu tư mới toàn bộ cơ sở hạ tầng – thị trường hấp dẫn cho hoạt động cung cấp các

sản phẩm và giải pháp công nghệ của các doanh nghiệp như Sun Việt.

2.4.1.3 Yếu tố văn hóa xã hội

So với thời trước đổi mới, văn hóa xã hội có những biến đổi quan trọng với

những biểu hiện sau: từ nhu cầu vật chất hướng sang nhu cầu tinh thần;; nhu cầu phát triển các thuộc tính của nguồn nhân lực (thể lực, tâm lực, trí lực)… Sự biến đổi văn hóa xã hội có tác động đến thị trường công nghệ thông tin và viễn thông bao

gồm:

Xu hướng lưu trữ dữ liệu trực tuyến: Trước đây, hầu hết dữ liệu đều chủ yếu lưu trữ qua các thiết bị như điện thoại, máy tính, ổ cứng… và nguy cơ bị

hỏng hóc dẫn đến mất dữ liệu là khá cao. Cùng với sự phát triển triển mạnh mẽ của internet, việc lưu trữ trực tuyến đã, đang và chắc chắn sẽ nhanh

chóng trở thành xu thế mới trong tương lai. Tuy nhiên, yêu cầu về cơ sở vật chất và đảm bảo hệ thống mạng phải đủ nhanh, đủ mạnh để tương thích với

việc truyền tải dữ liệu tùy theo nhu cầu của người sử dụng. Do đó, nhu cầu mua các sản phẩm, phẩm thiết bị, giải pháp và dịch vụ để nâng cấp hoặc đầu tư mới cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin và viễn thông sẽ tăng nhanh trong thời gian tới.

Xu hướng sử dụng điện thoại di động mạng 3G cùng các gói cước dữ liệu: Trong năm 2011, hầu hết các smartphone, máy tính bảng và các ứng dụng

định. Và như vậy, người sử dụng sẽ phải đối mặt với vấn đề tắc nghẽn truy

cập khi kết nối. Do đó, các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông cần phải nâng

cấp hệ thống, mở rộng dung lượng mạng… đáp ứng nhu cầu người tiêu

dùng. Do đó, nhu cầu về các giải pháp phần mềm ứng dụng và phần mềm giá trị gia tăng để mở rộng các dịch vụ viễn thông là không thể thiếu.

Xu hướng sử dụng thanh toán trực tuyến: thay vì phải mang theo một loạt các giấy tờ để thanh tốn các hóa đơn, vé máy bay, các dịch vụ …, việc

thanh toán trực tuyến ngày càng tiện dụng và trở nên phổ biến. Khi số lượng người dùng tăng nhanh kéo theo các doanh nghiệp, ngân hàng phải nâng cấp và xây dựng cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin – các thiết bị lưu trữ, các giải pháp phần mềm để có thể quản lý dịch vụ, tự động hóa trung tâm dữ liệu,

quản lý hiệu quả cơ sở dữ liệu, bảo mật thông tin…

Xu hướng sử dụng Chính phủ điện tử (E – Government) và Thương mại điện tử: Internet ra đời đã làm thay đổi nhiều hình thái hoạt động của con người,

đồng thời thúc đẩy việc phổ cập và thâm nhập của trí thức vào các hoạt động điều hành quản lý nhà nước cũng như các hoạt động kinh doanh. Đó chính là

Chính phủ điện tử và Thương mại điện tử. Ngồi ra, Chính phủ ta đã ký Hiệp

định khung về ASEAN điện tử (E-ASEAN) đòi hỏi phải triển khai các hoạt động của Hiệp định, từng bước xây dựng hạ tầng cơ sở nhằm hiện thực hóa

Chính phủ điện tử và Thương mại điện tử ở Việt Nam. Do đó, việc cung cấp các dịch vụ điện tử cho giao dịch giữa chính phủ với người dân và doanh

nghiệp là rất cần thiết.

Xu hướng sử dụng truyền hình IPTV thay vì truyền hình cáp CATV như hiện nay: Thông qua dịch vụ IPTV, người sử dụng có thể sử dụng các dịch vụ giải

trí tương tác cao cấp và truy cập internet tốc độ cao thơng qua màn hình tivi ngay tại phịng, có thể tự do lựa chọn chương trình tivi của mạng IP băng rộng, video theo yêu cầu (Video On Demand), radio theo yêu cầu (Radio On Demand), ca nhạc theo yêu cầu (Music On Demand)… IPTV đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của người dùng và chắc chắn sẽ được sử dụng phổ

biến trong tương lai gần. Tuy nhiên, để có thể cung cấp được các dịch vụ

IPTV cho khách hàng, các nhà cung cấp dịch vụ tại Việt Nam cần phải nâng cấp tồn bộ cơ sở hạ tầng viễn thơng để đáp ứng được yêu cầu về cấu trúc hệ thống.

Xu hướng thân thiện với môi trường: ý thức bảo vệ môi trường của người dân ngày càng được nâng cao gắn liền với xu hướng sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường và tiết kiệm tối đa chi phí cho người dùng. Điều

này tác động đến thị trường CNTT – VT thông qua việc cung cấp, phát triển các sản phẩm công nghệ cao không gây ô nhiễm môi trường, tiết kiệm năng lượng…

2.4.1.4 Yếu tố dân số

Việt Nam đang chạm tay vào cơ hội “dân số vàng” – bình quân hai người lao

động nuôi một người phụ thuộc với số người trong độ tuổi lao động thực tế (từ 15 đến 64 tuổi) chiếm tỷ lệ cao gần 60% dân số. Lực lượng này chịu tác động chủ yếu

của các yếu tố văn hóa – xã hội, là lực lượng chủ yếu sử dụng các sản phẩm, thiết bị công nghệ cao đã, đang và sẽ là động lực chính cho sự phát triển kinh tế, hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực CNTT – VT.

Để tận dụng cơ hội dân số vàng cho sự phát triển lâu dài của đất nước cần

nâng cao chất lượng dân số thơng qua nâng cao trình độ chun mơn kỹ thuật (tay nghề, kiến thức chuyên môn), kỹ năng mềm (kỹ năng sống)… Để làm được điều

này cần phải xây dựng được một hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin và viễn

thơng đáp ứng được u cầu. Do đó, cung cấp các giải pháp, các sản phẩm và thiết bị trong lĩnh vực công nghệ thông tin và viễn thông trở thành nhu cầu tất yếu hiện nay và trong thời gian tới.

2.4.1.5 Yếu tố kỹ thuật – công nghệ

Ngày nay, kỹ thuật – công nghệ phát triển rất nhanh chi phối mạnh mẽ sự phát triển kinh tế của đất nước nói chung, sự sống cịn của doanh nghiệp nói riêng, đặc biệt rất nhạy cảm với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin và viễn thông như Sun Việt. Sự phát triển mau lẹ của kỹ thuật – công nghệ có

thể tác động sâu sắc đến tính chất và giá cả của sản phẩm, dịch vụ, thị trường, nhà cung cấp, khách hàng, quy trình hoạt động, chức năng tiếp thị và vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Để giữ vững được vị thế cạnh tranh trên thị

thường, các doanh nghiệp cung cấp hạ tầng công nghệ thông tin và viễn thông cần

đem đến các giải pháp, sản phẩm, thiết bị công nghệ mới nhất phù hợp với xu thế

công nghệ trên thế giới và đáp ứng được của khách hàng.

2.4.2 Môi trường cạnh tranh

2.4.2.1 Nguy cơ xâm nhập của các đối thủ tiềm ẩn

Có thể thấy rằng, hoạt động kinh doanh các giải pháp, sản phẩm, thiết bị và

dịch vụ trong lĩnh vực công nghệ thông tin và viễn thông là tương đối dễ xâm nhập: Thứ nhất, đây là lĩnh vực thương mại mua đi bán lại nên không cần vốn lớn,

đặc biệt đối với các hoạt động bán hàng thuần túy, khơng u cầu năng lực

tài chính mạnh (mua/bán trực tiếp, không thông qua đấu thầu).

Thứ hai, nguồn nhân sự dồi dào – các đội ngũ kỹ thuật tay nghề cao, các nhân viên kinh doanh giàu kinh nghiệm có thể dễ dàng lôi kéo từ các công ty khác với chính sách lương, thưởng hợp lý, vừa tận dụng được mối quan hệ với khách hàng trước đó vừa tiết kiệm được chi phí đào tạo.

Thứ ba, các hãng cung cấp cạnh tranh với các sản phẩm tương tự có xu

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH xây dựng chiến lược công ty cổ phần phát triển công nghệ viễn thông tin học sun việt đến năm 2020 (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)