Hình 1.7 Ma trận SWOT
(Nguồn: Nguyễn Hữu Lam và cộng sự, Quản trị chiến lược phát triển vị thế cạnh tranh, 2007 [9])
• S + O: cần phải sử dụng mặt mạnh nào để khai thác tốt nhất cơ hội từ
bên ngồi?
• S + T: cần phải sử dụng mặt mạnh nào để đối phó với các nguy cơ từ
bên ngồi?
• W + O: có thể xuất hiện hai cách kết hợp trong việc đề xuất chiến
lược: (1) phải tập trung khắc phục những yếu kém nào hiện nay để tạo
điều kiện tốt nhất cho việc tận dụng các cơ hội từ bên ngoài?; (2) cần
phải khai thác cơ hội nào để lấp dần những chỗ yếu kém hiện nay?
• W + T: phải khắc phục những điểm yếu nào để giảm bớt nguy cơ hiện
1.5.2.2 Ma trận QSPM
Khi các chiến lược trong cùng một nhóm nhất định hay thay thế cho nhau, để lựa chọn chiến lược tốt nhất, ma trận QSPM được sử dụng. Ma trận QSPM nhằm
đánh giá khách quan để đánh giá, lựa chọn giữa các tổ hợp chiến lược, xác định
mức độ hấp dẫn của các chiến lược khả thi đang được xem xét (rút ra từ ma trận
SWOT), dựa trên các yếu tố thành công chủ yếu bên trong và bên ngồi cơng ty với các thông tin đầu vào từ ma trận IFE, ma trận EFE. Sáu bước để phát triển một ma trận QSPM gồm:
Bước 1: Liệt kê các cơ hội, mối nguy cơ chủ yếu bên ngoài và các điểm
mạnh, điểm yếu quan trọng bên trong công ty.
Bước 2: Phân loại theo mức độ quan trọng cho từng yếu tố (thông tin đầu
vào từ ma trận IFE, EFE).
Bước 3: Xác định các chiến lược khả thi cần phải xem xét để thực hiện
(thông tin đầu vào từ ma trận SWOT).
Bước 4: Xác định số điểm hấp dẫn của mỗi chiến lược. Số điểm hấp dẫn được phân như sau: 1 = không hấp dẫn, 2 = ít hấp dẫn, 3 = khá hấp dẫn, 4 =
rất hấp dẫn
Bước 5: Tính tổng số điểm hấp dẫn, là kết quả của nhân số điểm phân loại
(bước 2) với số điểm hấp dẫn (bước 4).
Bước 6: Tính tổng cộng điểm hấp dẫn cho từng chiến lược. Chiến lược có số
điểm càng cao, chiến lược càng hấp dẫn.