Quy hoạch mạng lưới cấp điện

Một phần của tài liệu luận văn: “Một số ý kiến hoàn thiện quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội huyện Hoành Bồ thời kỳ 2001-2010. pptx (Trang 25 - 100)

Khi luận chứng chỉ tiêu cấp điện cho huyện phải dựa trên các cơ sở sau: - Quy hoạch cấp điện toàn tỉnh;

- Nguồn điện hiện có trong huyện;

- Khả năng và dự kiến các ngành đầu tư xây dựng nguồn điện và tiêu thụ điện trong huyện;

- Quy hoạch xây dựng mạng lưới dân cư và các cơ sở vật chất – kĩ thuật. - Khả năng đầu tư của tỉnh, huyện, xã- hợp tác xã và sự đóng góp của nhân dân

Xây dựng chỉ tiêu cấp điện phải căn cứ vào các cơ sở nêu trên có nghiên cứu, phân tích, lựa chọn. Chỉ tiêu cấp điện cho các đối tượng tiêu thụ điện trong huyện bao gồm các cơ sở sản xuất và phục vụ sản xuất ( công, nông, lâm, ngư nghiệp, xây dựng cơ bản...), các điểm dân cư (thị trấn, thôn xóm..)và các cơ sở phục vụ sinh hoạt.

Lập quy hoạch cấp điện phải căn cứ vào các chỉ tiêu cấp điện cho các

đối tượng tiêu thụ, căn cứ vào quy hoạch phân bố dân cư, phân bố sản xuất trong huyện và theo trình tự sau đây:

a) xác đinh phụ tải tính toán:

Phụ tải tính toán với quy hoạch ngắn hạn và dài hạn theo các chỉ tiêu cấp

điện, theo quy mô, tính chất của các cơ sở tiêu thụ. Sau khi xác định phụ tải, lập biểu đồ phụ tải thể hiện vị trí, công suất của từng cơ sở tiêu thụ.

b) Lập quy hoạch nguồn điện bao gồm các công tác sau: - Đánh giá nguồn điện hiện tại;

- Cụ thể hoá dự kiến quy hoạch cấp điện của tỉnh cho huyện.

Quy hoạch nguồn điện dựa trên cơ sở nguồn điện hiện có, dự kiến quy hoạch cấp điện toàn tỉnh, biểu đồ phụ tải trên lãnh thổ huyện, khả năng đầu tư..., tiến hành nghiên cứu các phương án xác định nguồn trong giai đoạn ngắn hạn và dài hạn. Lựa chọn phương án nguồn thích hợp dựa trên sự phân tích so sánh kinh tế các chủng loại nguồn (nhiệt điện, thủy điện, trạm biến áp...) các vị trí nguồn, công suất nguồn...

Quy hoạch mạng lưới cung cấp điện trong huyện dự kiến dùng nguồn là trạm biến áp thì phải tỉnh toán, lựa chọn phương án tuyến, cấp điện áp của tuyến cung cấp điện từ trung tâm phát điện đến trạm biến áp nguồn. Tuyến và cấp điện áp của tuyến phụ thuộc vào cự li từ trung tâm cấp điện (biến áp trung gian, nhà máy điện) đến trạm biến áp nguồn và phụ tải mà biến áp nguồn phải cung cấp.

Mạng lưới phân phối điện cao áp (từ 6 đến 10kv) từ nguồn điện của huyện ( trạm biến áp nguồn, trạm phát điện..) đến các trạm biến áp tiêu thụ ( từ 6 đến 10kv/0,4kv) phải được nghiên cứu hợp lí để phục vụ cho các điểm dân cư, các xí nghiệp, trạm, trại...

Hướng quy hoạch mạng lưới phân phối điện phải được nghiên cứư ngay khi lập quy hoạch nguồn điện. Đến giai đoạn này, quy hoạch mạng lưới phân phối điện được nghiên cứu chi tiết cụ thể hơn để chọn phương án mạng lưới hợp lí

Vì mạng lưới điện của nước ta chưa phát triển rộng khắp đều, nên cho phép nghiên cứu mạng lưới điện trên lãnh thổ không khép kín.

Quy hoạch mạng lưới trạm biến áp tiêu thụ (từ 6 đến 10kv/0,4kv) bao gồm số lượng và vị trí các trạm. Việc xác định vị trí và số lượng trạm (từ 6

đến 10kv/0,4kv) liên quan đến quy hoạch mạng đường dây phân phối và mạng đường dây hạ thế.

Bán kính hợp lí của trạm biến áp tiêu thụ là từ 500 đến 1000m Quy hoạch xây dựng cấp nước

Cần nghiên cứu tổng hợp các dự kiến quy hoạch của các ngành liên quan

đến khai thác sử dụng nguồn nước.

Ngiên cứu dự kiến của các ngành công nghiệp, nông nghiệp, thuỷ sản, thuỷđiện, giao thông, du lịch, văn hoá về khai thác tổng hợp tiềm năng nguồn nước mặt.

Cần xây hồ chứa, bậc nước, kênh, sông đào, trạm bơm tưới…(phân phối lưu thông trên các kênh dẫn..)

Nghiên cứu dự kiến của các ngành về khai thác mạch nước ngầm, cho các vùng sản xuất, dân cư.

Lập các chỉ tiêu, quy hoạch phương thức cấp nước cho các điểm dân cư trong huyện cần phải căn cứ vào:

- Khả năng vật tư;

- Khả năng vốn đầu tư của nhà nước, tập thể và gia đình; - Đặc điểm và quy mô của các điểm dân cư trong huyện;

- Tính chất quy mô các trạm, trại, xí nghiệp trong huyện và phương thức cấp nước cho các điểm dân cư.

Khi quy hoạch xây dựng cấp nước cho các điểm dân cư, xí nghiệp, trạm trại, nếu có điều kiện được phép xây dựng hệ thống cấp nước cho hoàn chỉnh, có nhà máy xử lý nước,có hệ thống cấp, đến từng nhà, từng xí nghiệp theo tiêu chuẩn hiện hành hoặc có thể xây dựng hệ thống cấp nước tập trung nhưng chưa hoàn chỉnh về sử lí hệ thống ống dẫn và chưa đạt tiêu chuẩn hiện hành.

Đối với loại điềm dân cư tự xây dựng hệ thống cấp nước gia đình (hồ ao, giếng khơi, giếng đào), cần xây dựng hệ thống lắng lọc đơn giản.

1.2.3 Trình tự lập quy hoạch :

Việc lập quy hoạch được tiến hành theo trình tự sau:

Bước chun b: bao gồm công tác tổ chức và tìm hiểu các cơ sở để tiến hành lập đồ án; khảo sát thực địa, điều tra thu thập số liệu, tài liệu chung cho toàn huyện và từng đơn vị cơ sở, các loại bản đồ cần thiết để lập quy hoạch. Cần chuẩn bị 2 loại tài liệu:

- Các văn bản, nghị quyết của Đảng và chính quyền ba cấp (Trung ương, tỉnh, huyện) có liên quan tới huyện;

- Sơ đồ quy hoạch tỉnh hoặc vùng lãnh thổ, vùng huyện (bản đồ tỷ lệ

1:100.000 hoặc 1:200.000);

- Luận chứng các công trình kinh tế- xã hội của Trung ương và tỉnh dự

kiến xây dựng có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp tới huyện.

Bước trin khai lp quy hoch :

a) Phân tích đánh giá tổng hợp các mặt như:

- Phân tích các điều kiện tự nhiên và tác động tới không gian xây dựng sản xuất, sinh hoạt và kĩ thuật xây dựng.

- Phân tích hiện trạng các mặt tác động của các yếu tố hành chính, kinh tế, xã hội, quốc phòng tới việc hình thành các mạng lưới công trình sản xuất, dân cư, phúc lợi công cộng, các hệ thống kĩ thuật hạ tầng;

- Phân tích tác động tương hỗ giữa các khu dân cư với các cụm công trình kinh tế- kĩ thuật và các trung tâm phục vụ công cộng trên lãnh thổ huyện với các vùng kế cận của huyện;

- Phân loại, xác định tính chất các điểm dân cư, mối quan hệ với địa bàn sản xuất và các hệ thống kĩ thuật hạ tầng khác.

b) Đánh giá tiềm năng, dự báo khả năng, nhu cầu và xác định hướng phát triển xây dựng của huyện bao gồm:

- Xác định các biện pháp thực hiện các chỉ tiêu phát triển sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dự báo nhu cầu xây dựng các cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ các chỉ tiêu đó;

- Đánh giá tiềm năng về dân số lao động và dự báo cân đối cơ cấu dân số

lao động, bố trí cụ thể lao động theo ngành và theo lãnh thổ;

- Cân đối quỹ đất xây dựng cho từng giai đoạn quy hoạch theo chức năng sử dụng khác nhau;

- Đánh giá khả năng huy động nguồn vốn (nguồn tập thể và nhân dân), dự báo khả năng cung ứng và sản xuất vật liệu xây dựng và trang thiết bị.

c) Lập phương án quy hoạch xây dựng, tổ chức lãnh thổ, so sánh và chọn phương án tối ưu bao gồm:

- Lập phương án bố trí các công trình sản xuất và phục vụ sản xuất, các cụm công trình kinh tế- kĩ thuật tập trung;

- Xác định mạng lưới và quy mô tính chất các điểm dân cư có triển vọng tồn tại lâu dài (kể cảđiểm dân cư xây mới và cải tạo) và các điểm dân cư phát triển có giới hạn: xác định vị trí các trung tâm phục vụở cả hai cấp (huyện và xã);

- Xác định và hoàn thiện các mạng lưới cấu trúc hạ tầng xã hội và kĩ

thuật phục vụ cho các khu dân cư quy hoạch và các tuyến huyện hoặc cụm kinh tế- kĩ thuật;

- Quy hoạch, bảo vệ, cải thiện môi trường sống;

- Kiến nghị kế hoạch lập các dự án xây dựng cho các công trình cần thiết

đầu tư xây dựng những năm trước mắt phục vụ cho sự phát triển toàn vùng…

Bước thông qua, xét duyt quy hoch.

Khi thông qua, xét duyệt đồ án cần lấy ý kiến thoả thuận của các ngành trong huyện, trong tỉnh có liên quan.

Sau đó hoàn thiện đồ án: thông qua Huyện uỷ, ủy ban nhân dân và Hội

đồng nhân dân huyện và trình xét duyệt đồ án tại cấp có thẩm quyền, có sự

thoả thuận của uỷ ban xây dựng cơ bản nhà nước.

Bước thc hin quy hoch bao gm:

- Thể chế hoá đồ án quy hoạch đã được duyệt thành những quy định cụ

thể và các chỉ tiêu kế hoạch xây dựng cơ bản từng năm; có chính sách thích hợp để khuyến khích hợp tác xã và cá nhân tự bỏ vốn đóng góp xây dựng.

- Tiến hành thiết kế quy hoạch cụ thể các khu dân cư, trước hết là thị

trấn huyện lị, các trung tâm và một vài xã điểm;

- Tổ chức chỉđạo quản lý tiến độ thực hiện quy hoạch trong từng năm và lập kế hoạch đầu tư xây dựng lên Ban xây dựng cơ bản và Ban xây dựng huyện của tỉnh hoặc thành phố qua từng giai đoạn thực hiện 5 năm. Cần bổ

sung điều chỉnh lại quy hoạch xây dựng cho sát với những thay đổi thực tế.

CHƯƠNG 2

QUY HOẠCH VÀ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KT-XH HUYỆN HOÀNH BỒ

TỈNH QUẢNG NINH 2001-2010

2.1. V trí và các ngun lc tài nguyên thiên nhiên ca huyn hoành b

2.1.1 Vị trí địa lý

Huyện Hoành Bồ có toạđộđịa lý: Từ 106050’đến 107015’ kinh độĐông. Từ 20054’47’’đến 21015’ vĩ độ Bắc.

+Phía Bắc tiếp giáp huyện ba chẽ tỉnh Quảng Ninh và huyện Sơn +Đông tỉnh Bắc Giang.

+Phía Nam giáp Cửa Lục thành phố Hạ Long tỉnh Quảng Ninh. +Phía Đông giáp thị xã Cẩm Phả tỉnh Quảng Ninh.

Vị trí địa lý của huyện Hoành Bồ có vai trò là vùng ngoại ô là vệ tinh của thành phố Hạ Long tỉnh Quảng Ninh. Hoành Bồ còn tiếp giáp với vịnh Cửa Lục, nơi có cảng Cái Lân là cửa ngõ quan trọng của khu vực phía Bắc.

Về giao thông đường bộ: Hoành Bồ có quốc lộ 279 nối Hoành Bồ với các tỉnh phía Bắc, tiếp giáp huyện Yên Hưng; nơi có quốc lộ 10 nối các tỉnh ven biển vùng Bắc Bộ.

Với vị trí địa lý và giao thông thuận lợi, Hoành Bồ có nhiều điều kiện giao lưư kinh tế, phát triển những lợi thế của huyện như dịch vụ du lịch, phát triển công nghiệp.

2.1.2 Khí hậu, thuỷ văn

Là huyện miền núi, nằm sát vùng biển phía Đông Bắc cho nên khí hậu của huyện mang đặc trưng khí hậu vùng Đông Bắc, hình thành những tiểu vùng sinh thái hỗn hợp miền núi và ven biển.

Nhiệt độ không khí: Nhiệt độ trung bình năm 23,10, nhiệt độ cao tuyệt

đối là 36,60, thấp tuyệt đối là 5,50. Nhiệt độ thấp kéo dài từ tháng 12 đến tháng 2 năm sau, thời tiết nóng ẩm từ tháng 4 đến tháng 8.

Nhìn chung, khí hậu của Hoành Bồ không gây cản trở nhiều cho sản xuất nông lâm nghiệp, thuận lợi cho phát triển nông lâm nghiệp đa dạng.

Độ ẩm không khí: Độ ẩm không khí trung bình hàng năm khoảng 82%, cao nhất vào các tháng 3 và 4 đạt tới 88%, thấp nhất vào các tháng 10, tháng 11, đạt 76%.

Lượng mưa: lượng mưa trung bình đạt 1766mm, năm cao nhất đạt 2852mm, thấp nhất là 870mm. Lượng mưa phân theo 2 mùa rõ rệt, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, tháng 12 là tháng mưa ít nhất. Khí hậu thuận lợi cho sản xuất vụ mùa, còn vụđông và vụ xuân thường bị hạn.

Hướng gió được phân thành hai mùa rõ rệt, mùa đông với gió hướng Bắc và Đông Bắc, mùa hè gió hướng Nam và Đông Nam.

2.1.3 Điều kiện địa hình

Hoành bồ là một huyện miền núi, giáp biển nên huyện cũng mang những nét đặc trưng của các kiểu địa hình: miền núi, trung du và đồng bằng ven biển. Hệ thống núi hình mái nhà, dốc về hai phía Bắc và Nam do địa hình nơi

đây được tạo bởi dãy núi Thiên Sơn và dãy núi Mãi Gia và núi rừng Khe Cát, sông suối cung theo đó mà chia làm hai hệ thống, hệ thống sông phía Bắc (sông chảy về huyện Ba Chẽ, đổ ra sông Ba Chẽ) và phía Nam (chảy dồn về

Cửa Lục và ra vịnh Hạ Long).

Địa hình huyện Hoành Bồ chia làm 3 loại: vùng núi ở phía Bắc, vùng

đồi ở trung tâm và vùng đồng bằng ở phía Nam. Các kiểu địa hình cụ thể như

sau:

- Kiểu địa hình đồi: đây là kiểu địa hình chủ yếu của huyện, chiếm tới 70% diện tích tự nhiên toàn huyện, độ cao từ 20-500m, phân bố dọc theo hướng Đông -Tây. Với độ dốc từ 120 đến 350 và mật độ chia cắt trung bình từ

3,2-4,5 km2, quá trình phong hoá và sói mòn diễn ra mạnh nên vùng này có lớp phủ thổ nhưỡng dày, mỏng đến trung bình, thích hợp cho việc trồng rừng làm gỗ trụ mỏ và cây ăn quả.

- Địa hình đồng bằng: chiếm 12% diện tích tự nhiên toàn vùng với 3 dạng đồng bằng: đồng bằng tích tụ giữa núi, đồng bằng nghiêng trước núi và

đồng bằng tích tụ sông biển.

Đồng bằng tích tụ giữa núi: xuất hiện dọc trục đường từ Bằng Cả đến Thống Nhất. Đây là vùng trồng lúa chủ yếu của huyện.

Đồng bằng nghiêng trước núi: là kiểu địa hình có nguồn gốc sông, được phân bố chủ yếu ở thị trấn Trới, xã Lê Lợi và một phần phía nam xã Thống Nhất. Nơi này rất thích hợp cho việc trồng cây ăn quả, trồng lúa mầu hoặc bố

Đồng bằng tích tụ sông biển: có độ dốc thấp (từ 0-30) và được phân bốở

dưới vùng đồng bằng nghiêng trước núi.

- Kiểu địa hình núi thấp: độ cao từ 500-1090m, chiếm 10% diện tích tự

nhiên toàn huyện, tập chung ở các xã Đồng Sơn, Kỳ Thượng. Vùng này có độ

dốc lớn (trên 350), độ chia cắt từ 3,5 đến 4,5 km/km2 nên quá trình sói mòn diễn ra mạnh

- Địa hình thung lũng: chiếm 8% diện tích toàn huyện. Dọc theo thung lũng có các bậc thềm phân bố rải rác thành các bề mặt nhỏ hẹp, hạn chế khả

năng canh tác.

Hoành Bồ có địa hình rất đa dạng và phức tạp, do đó cần phải có quy hoạch sử dụng đất hợp lý, và phải tính đến những tác động tích cực cũng như

tiêu cực của quá trình khai thác sử dụng nhằm đảm bảo trạng thái cân bằng về địa hình, bảo vệ môi trường sinh thái.

2.1.4. Tài nguyên thiên nhiên chính

a) Tài nguyên rng:

Huyện Hoành Bồ là một huyện miền núi Đông Bắc, do đó có nguồn tài nguyên rừng phong phú và là một thế mạnh của huyện.Diện tích đất lâm nghiệp hiện có là 54.396 ha chiếm hơn nửa nửa diện tích đất tự nhiên (64,5%), Trong đó, đất rừng sản xuất là 17.568 ha, tập chung chủ yếu ở Đông Sơn, Đồng Lâm, Kỳ Thượng và Sơn Dương. Đất rừng phòng hộ là 20.525 ha,đất rừng đặc dụng là 16.355,7 ha.Tỷ lệ che phủ rừng năm 2005 đạt 62,7% ( theo quyết định số 1268/ QĐ-UB ngày 9/6/2006).

Rừng có các loại cây quý hiếm như lim, sến, táu,tếch, lát, nhiều mây tre và cây dược liệu, hương liệu.Tuy nhiên do khai thác quá mức nên hiện nay chất lượng rừng của Hoành Bồ chỉ ở mức nghèo đến trung bình (70-100 m3/ha) nay gỗ tốt chỉ còn ở rừng sâu, động vật rừng giảm nhiều. Những năm gần đây huyện đã trồng thêm mỗi năm hàng nghìn ha keo.

Một phần của tài liệu luận văn: “Một số ý kiến hoàn thiện quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội huyện Hoành Bồ thời kỳ 2001-2010. pptx (Trang 25 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)