Tình hình kinh tế-xã hội

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH xây dựng mô hình dự báo số thu ngân sách của tỉnh khánh hòa theo phương pháp kết hợp (Trang 40 - 44)

2.1. Sơ nét về tình hình kinh tế-xã hội của tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 1989-

2.1.2. Tình hình kinh tế-xã hội

Với những lợi thế, tiềm năng của tỉnh, trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã huy động nguồn lực trong và ngồi nước có hiệu quả để phát triển kinh tế - xã hội theo Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII – khóa X của Đảng đã đề rạ

Tốc độ tăng trưởng GDP của tỉnh cao hơn tốc độ tăng bình quân của cả nước, cụ thể: tốc độ tăng trưởng GDP bình quân thời kỳ 1996-2005 là 9,6%/năm (cả nước 7,1%-7,2%), trong đó giai đoạn 2001-2005 tăng bình quân 10,8%/năm; giai đoạn 2006-2010 bình quân tăng bình quân khoảng 11%/năm. Với tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh đạt được tương đối cao trong thời gian qua đã góp phần cải thiện đáng kể mức thu nhập bình quân trên đầu người (GDP/người), cụ thể năm 1995 chỉ đạt 3,43 triệu đồng tăng lên 5,99 triệu đồng năm 2000, tăng lên 12,1 triệu đồng năm 2005 và 24,4 triệu đồng năm 2010. Đóng góp vào tốc độ tăng trưởng cao

và ổn định của tỉnh qua các năm, nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước của tỉnh đã đạt được nhiều kết quả khả quan, quy mơ nguồn thu ngân sách ngày càng lớn và đóng góp cho ngân sách Trung ương. Năm 2000 thu ngân sách nhà nước đạt 948 tỷ đồng, lên 3.288 tỷ đồng năm 2005, đến năm 2010 ước đạt trên 7.526 tỷ đồng, tăng gấp 2,3 lần so năm 2005 và 7,9 lần so năm 2000.

Cơ cấu kinh tế của tỉnh đã chuyển dịch tích cực theo hướng tăng tỷ trọng khu vực dịch vụ - du lịch và công nghiệp - xây dựng. Cụ thể, tỷ trọng của khu vực dịch vụ - du lịch tăng từ 36,3% năm 1990 lên 38,4% năm 1995, lên 40,5% năm 2005 và tăng lên 43,3% năm 2009; công nghiệp - xây dựng tăng từ 19,1% năm 1990 lên 31% năm 1995, lên 41,6% năm 2005 và tăng lên 42,3% năm 2010.

Cơ cấu các ngành kinh tế từ năm 1990 đến năm 2010

Chỉ tiêu ĐVT 1990 1995 2000 2005 2010

Cơ cấu kinh tế: 100 100 100 100 100

- Nông, lâm, thủy sản % 44,6 30,6 26,9 17,9 15,0

- Công nghiệp, xây dựng % 19,1 31,0 35,3 41,6 41,7

- Dịch vụ, du lịch % 36,3 38,4 37,8 40,5 43,3

Bảng 2.1 (Nguồn: Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Khánh Hòa đến

năm 2020)

Ngành công nghiệp trong thời kỳ 1996-2005 luôn nằm trong số những địa phương dẫn đầu cả nước, trong đó giai đoạn 2001-2005 có tốc độ tăng trưởng bình quân khá cao là 22,6%, do các cơ sở sản xuất công nghiệp được đầu tư giai đoạn 1998-2000 và sau năm 2000 đã bắt đầu phát huy hiệu quả như chế biến thủy sản đông lạnh, thuốc lá điếu, đóng mới và sửa chữa tàu thuyền, khai thác khoáng sản,…Tuy nhiên, từ sau năm 2005 đến nay ngành công nghiệp của tỉnh có xu hướng tăng chậm, cụ thể năm 2006 tăng 15,47%, năm 2007 tăng 12,4%, năm 2010 tăng 10% do tình hình kinh tế thế giới có nhiều biến động và trong nước đang gặp khó khăn, lạm phát tăng cao làm cho chi phí sản xuất tăng cao và thị trường tiêu thụ bị chựng lại, đồng thời năng lực sản xuất một số sản phẩm cơng nghiệp chủ lực

đang dần bão hịa trong khi năng lực đưa vào sản xuất mới ít nên giá trị sản xuất công nghiệp tăng không cao trong 2 năm vừa quạ Đặc biệt trong 2 năm 2008-2009 với sự ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thối kinh tế thế giới đã tác động mạnh đến lĩnh vực công nghiệp, làm cho giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh không tăng cao như những năm trước và có dấu hiệu tăng chậm lại trong những năm cuối của giai đoạn 2006-2010.

Ngành du lịch tiếp tục phát huy thế mạnh của tỉnh, trong thời gian qua đã tập trung đầu tư cơ sở vật chất, phát triển đa dạng các loại hình du lịch với thế mạnh là biển đảo kết hợp với du lịch sinh thái núi rừng. Vì vậy sản phẩm chủ yếu của ngành du lịch là nghỉ dưỡng, vui chơi, giải trí biển kết hợp với du lịch sinh thái đảo, suối, thác, du lịch kết hợp hội thảo, mua sắm,… trên địa bàn tỉnh. Toàn tỉnh từ năm 2000 với 136 khách sạn đã tăng lên 272 khách sạn năm 2005 và lên 400 khách sạn năm 2010 với hơn 9.300 phòng và hơn 927 doanh nghiệp hoạt động kinh doanh du lịch. Doanh thu du lịch từ năm 2000 có 199 tỷ đồng đã tăng lên 643,1 tỷ đồng năm 2005, lên 1.020 tỷ đồng năm 2007 và đến năm 2010 đạt 1.567 tỷ đồng; bình quân tăng 25,3%/năm. Khách lưu trú từ năm 2000 có 398 ngàn người đã tăng lên 900 ngàn người năm 2005 và lên 1.585 ngàn người năm 2010; trong đó khách quốc tế năm 2010 đạt 338 ngàn người, tăng 18% so với năm 2005 và gấp 2,6 lần năm 2000. Ngành nông nghiệp, khai thác và nuôi trồng thủy hải sản vẫn tiếp tục tăng trưởng mặc dù thời tiết không thuận lợi và dịch bệnh kéo dài, giá trị sản xuất nơng, lâm ngư nghiệp tăng bình qn hàng năm 3,26%. Đã duy trì diện tích trồng lúa và đổi mới nhiều giống cây trồng, phát triển đàn gia súc, gia cầm, đồng thời mở rộng diện tích ni trồng thủy sản và tăng cường khai thác hải sản xa bờ đã góp phần đáp ứng nhu cầu lương thực và nguồn nguyên liệu cho các cơ sở chế biến thực phẩm trên địa bàn tỉnh.

Cùng với những tiềm năng và lợi thế của tỉnh, sự chỉ đạo của Tỉnh ủy; UBND tỉnh đã triển khai nhiều hoạt động nhằm xúc tiến đầu tư, kêu gọi các nhà

đầu tư trong và ngoài nước đầu tư các dự án trên địa bàn tỉnh. Huy động vốn đầu tư toàn xã hội được tăng dần qua từng năm với tốc độ tăng bình quân từ 25% - 30%/năm. Năm 2000 tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt 1.849 tỷ đồng, đến năm 2005 đạt 3.981 tỷ đồng, đến năm 2010 đạt 15.500 tỷ đồng. Huy động vốn đầu tư toàn xã hội giai đoạn 2006-2010 ước đạt khoảng 62.500 nghìn tỷ đồng.

Các cơng trình trọng điểm của tỉnh đầu tư từ nguồn vốn ngân sách nhà nước trong các năm qua được đưa vào sử dụng như: cầu và đường Trần Phú nối dài (đường Phạm Văn Đồng), đường Nguyễn Tất Thành, đường Nha Trang – Đà Lạt, đường Phạm Văn Đồng thông tuyến với Quốc lộ 1A, sân bay Cam ranh được nâng cấp thành sân bay quốc tế…đã góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, tạo sự khang trang của một trung tâm đô thị của vùng và dần hình thành trung tâm dịch vụ, du lịch, văn hóa của cả nước. Đồng thời là điều kiện thuận lợi trong việc hợp tác, liên kết giữa tỉnh Khánh Hòa với các tỉnh lân cận như Lâm Đồng, Ninh Thuận, Phú Yên và các tỉnh Tây Nguyên, mở ra khả năng mới trong hợp tác và đầu tư, trở thành trung tâm kinh tế, dịch vụ - du lịch của vùng Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. Một số cơng trình đưa vào hoạt động như tuyến cáp treo vượt biển dài nhất thế giới và các khu du lịch đang hoạt động có phong cách hiện đại theo chuẩn quốc tế như khu du lịch Evason Hideway, khu du lịch Hịn Ngọc Việt, khu du lịch tắm khống nóng,…đã thu hút lượng khách du lịch nghỉ dưỡng cao cấp khá lớn, bên cạnh các khách sạn cao cấp như Anamadara, Sunrise, Yasaka,…đáp ứng nhu cầu khách tham quan du lịch trong và ngoài nước, đồng thời phát triển loại hình khách du lịch tàu biển từ các nước trên thế giới tham quan, mua sắm đã làm phong phú tiềm năng du lịch của tỉnh.

Quan hệ sản xuất tiếp tục củng cố và ngày càng hoàn thiện. Các thành phần kinh tế phát triển tích cực, đúng hướng. Cơng tác sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước thực hiện theo lộ trình đề ra; hầu hết các doanh nghiệp nhà nước kinh doanh có hiệu quả, đóng góp lớn cho ngân sách của tỉnh. Kinh tế ngoài nhà nước

phát triển nhanh và có tổng giá trị gia tăng chiếm tỷ lệ khá cao trong GDP. Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, tạo ra nhiều sản phẩm, dịch vụ cho xã hội và xuất khẩu, giải quyết thêm nhiều việc làm mới cho người lao động và tăng thu ngân sách nhà nước. Kinh tế tập thể được củng cố, tăng về số lượng, mở rộng về quy mơ, với các trình độ và hình thức phù hợp. Kinh tế tư nhân tăng nhanh, hoạt động năng động, có hiệu quả; kinh tế hợp tác xã, kinh tế trang trại có bước phát triển, khai thác được lợi thế của từng địa phương.

Tốc độ đơ thị hóa có bước phát triển nhanh, diện mạo đô thị văn minh, hiện đại ngày càng định hình rõ nét. Xây dựng các đồ án quy hoạch đô thị tại các khu vực Nha Trang, Cam Ranh, Ninh Hòa, Vạn Ninh; đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông, điện, nước, viễn thông, vệ sinh môi trường,… cùng với các dự án xây dựng các khu dân cư, đô thị mới, tạo cơ sở ban đầu cho việc nâng cấp và mở rộng hệ thống đô thị trong tỉnh. Đến nay, thành phố Nha Trang đã được công nhận là đô thị loại I; thị xã Cam Ranh là đô thị loại III và thị trấn Ninh Hịa là đơ thị loại IV; tập trung nâng cấp đô thị ở các khu vực Đại Lãnh, Tu Bông, Ninh Sim, Ninh Diêm, Lạc An, Diên Phước, Diên An, Suối Cát,…

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH xây dựng mô hình dự báo số thu ngân sách của tỉnh khánh hòa theo phương pháp kết hợp (Trang 40 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)