Tình hình thu ngân sách nhà nước tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 1989-

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH xây dựng mô hình dự báo số thu ngân sách của tỉnh khánh hòa theo phương pháp kết hợp (Trang 44)

2010

2.2.1. Về quy mô thu ngân sách nhà nước (NSNN):

Cùng với những thành tựu đạt được trong cải cách và phát triển kinh tế, từ năm 1989 tới nay, thu ngân sách tỉnh Khánh Hịa ln tăng với tốc độ nhanh, năm sau cao hơn năm trước. Thu ngân sách cao là cơ sở quan trọng để Khánh Hòa thực hiện các mục tiêu về phát triển kinh tế xã hội đã được phê duyệt trong ngắn hạn cũng như dài hạn. Tình hình thu ngân sách nhà nước từ 1989 – 2010 được thể hiện trong biểu đồ sau:

Biểu đồ tình hình thu ngân sách nhà nước từ 1989 - 2010

Đơn vị: triệu đồng

Nguồn: Niên giám thống kê và Sở Tài chính Khánh Hịa

Năm 1989, tổng thu NSNN trên địa bàn đạt 42 tỷ đồng, năm 1990 thu được 44 tỷ đồng, tăng 5% so với thực hiện năm 1989, đến năm 2010 tổng thu NSNN là 7.526 tỷ đồng, tăng 179 lần so với năm 1989. Sau 20 năm tái lập tỉnh, nền kinh tế của tỉnh phát triển và tăng trưởng khá cao, theo đó quy mơ thu NSNN trên địa bàn tỉnh qua các giai đoạn cũng tăng khá nhanh: năm 1995 tăng 13,5 lần so với năm

1990; năm 2000 tăng 1,6 lần so với năm 1995; năm 2005 tăng 3,5 lần so với năm 2000 và thu năm 2010 tăng 2,3 lần so với năm 2005 vượt chỉ tiêu theo Nghị quyết tỉnh đảng bộ lần thứ 15 phấn đấu đến năm 2010 tổng thu NSNN tăng gấp 2 lần so với năm 2005 (khoảng trên 6.800 tỷ đồng), đạt tỷ lệ huy động vào ngân sách trên 22% GDP.

2.2.2. Về tốc độ tăng thu NSNN:

Bình quân từ năm 1992 đến 2010, tốc độ tăng thu bình quân là 26,53%/năm, trong khi đó tăng trưởng kinh tế bình qn là 10% (theo giá so sánh 1994). Nếu so sánh với tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân theo giá hiện hành thì, tốc độ tăng thu NSNN bình quân từ 1992 đến 2010, gấp hơn 1,36 lần tốc độ tăng GDP bình quân năm (26,53%). Tình hình tăng thu NSNN trong giai đoạn 1992 – 2010 được thể hiện trong bảng số liệu sau đây:

Bảng so sánh tốc độ tăng thu NSNN và tốc độ tăng GDP

Đơn vị tính: % Năm Tốc độ tăng thu

NSNN (giá thực tế) Tốc độ tăng GDP (giá so sánh 1994) Tốc độ GDP (theo giá hiện hành) 1992 57,39 8,63 36,07 1993 66,47 6,97 18,92 1994 51,94 20,64 38,57 1995 35,13 12,95 24,81 1996 12,05 8,99 14,64 1997 13,72 10,09 14,28 1998 8,60 7,72 20,92 1999 3,44 5,33 3,76 2000 31,89 9,21 16,47 2001 20,26 10,77 15,12 2002 33,84 11,81 15,18 2003 30,12 10,95 16,04 2004 33,71 10,60 19,69 2005 5,08 10,05 14,96 2006 1,63 10,27 16,50 2007 20,91 10,27 19,73 2008 20,83 11,34 25,26 2009 30,49 10,22 21,04 2010 19,12 12,05 20,05 Bảng 2.2

Nguồn: Niên giám thống kê và Sở Tài chính Khánh Hòa

Bảng số liệu trên đây cho thấy những năm đầu tiên của đổi mới, do hệ thống các chính sách thu ngân sách nhà nước được đổi mới cơ bản, hàng loạt các Luật thuế được ban hành như: Luật thuế lợi tức, Luật thuế doanh thu, Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, Luật thuế tiêu thụ đặc biệt, Luật thuế sử dụng đất nông nghiệp... cùng với những quy định về quản lý thu nộp phù hợp được ban hành đã làm cho tốc độ tăng thu tăng nhanh hơn so với tốc độ tăng trưởng kinh tế. Từ năm 1996 trở đi, khi hệ thống chính sách đã tương đối ổn định thì mức độ tăng thu NSNN đã dần đi vào ổn định. Nếu lấy mốc từ năm 1996-2010 để phân tích thì thấy

rằng tốc độ tăng thu NSNN bình quân là 19,04% so với tốc độ tăng trưởng kinh tế theo giá hiện hành là: 16,69%.

2.2.3. Về mức độ thu NSNN:

Trung bình từ 1991 – 2010 mức độ thu NSNN trên 20,57% GDP. Tuy nhiên, những năm đầu chuyển đổi và phát triển kinh tế, mức độ thu NSNN còn tương đối thấp, giai đoạn 1991-1994 chỉ đạt 14,23%. Giai đoạn năm 1995 – 2000 mức thu tương đối khá khoảng 18,66%, tuy nhiên do bị tác động ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính tiền tệ châu Á 1997-1998 làm cho tăng trưởng kinh tế chậm lại, hoạt động xuất nhập khẩu bị giảm sút cả về lượng cũng như về giá, hiệu quả hoạt động của nền kinh tế thấp nên thu NSNN trong giai đoạn này có sụt giảm đáng kể, chỉ đạt khoảng 17% GDP.

Giai đoạn 2001 – 2010, khi nền kinh tế đã thoát khỏi những tác động xấu của khủng hoảng và dần lấy lại được tốc độ phát triển cao thì thu NSNN cũng đã tăng đáng kể. Bình quân thu NSNN so GDP giai đoạn 2001 – 2010 đạt mức 24,66%, tăng cao hơn nhiều so với 10 năm trước đó, đặc biệt năm 2004 tổng thu NSNN bằng 29,55% so GDP. Mức độ thu NSNN so với GDP giai đoạn 1991 – 2010 được biểu diễn cụ thể như sau:

Biểu đồ mức độ thu NSNN so với GDP giai đoạn 1991 - 2010 Đơn vị: % Thu NS/GDP 0,00 5,00 10,00 15,00 20,00 25,00 30,00 35,00 1.99 1 1.99 3 1.99 5 1.99 7 1.99 9 2.00 1 2.00 3 2.00 5 2.00 7 2.00 9 Biểu đồ 2.2

Nguồn: Niên giám thống kê và Sở Tài chính Khánh Hịa

2.2.4. Thu ngân sách theo hoạt động kinh tế:

Nội dung thu theo hoạt động kinh tế tập trung chủ yếu vào nguồn thu nội địa và thu thuế xuất nhập khẩụ Thu từ hoạt động xuất nhập khẩu (gồm thu thuế xuất khẩu, nhập khẩu, tiêu thu đặc biệt hàng hóa nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng hàng hóa nhập khẩu); thu nội địa (gồm thu từ Doanh nghiệp nhà nước Trung ương, Thu từ Doanh nghiệp nhà nước địa phương, Thu từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi, Thu từ khu vực ngồi quốc doanh, lệ phí trước bạ, Thuế sử dụng đất nơng nghiệp, Thuế nhà đất, Thuế thu nhập cá nhân, Thu phí xăng dầu, Thu phí và lệ phí, Thuế chuyển quyền sử dụng đất, Tiền sử dụng đất, Thu tiền cho thuê mặt đất, mặt nước, Thu tiền bán và thuê nhà thuộc sở hữu nhà nước, Thu khác ngân sách).

Năm 1989, thu thuế xuất nhập khẩu 3,29 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 6,6%; đến năm 2010 thu thuế xuất nhập khẩu 2.682,35 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 35,64%. Tỷ trọng thu thuế xuất nhập khẩu thay đổi qua từng giai đoạn:

Giai đoạn 1991-1995, thu thuế xuất nhập khẩu chiếm 13,76%. Giai đoạn 1996-2000 do bị tác động ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính tiền tệ châu Á 1997-1998 làm cho tăng trưởng kinh tế chậm lại, hoạt động xuất nhập khẩu bị giảm sút cả về lượng cũng như về giá, do đó thu thuế xuất nhập khẩu trong giai đoạn này chỉ chiếm 9,5%. Giai đoạn 2001-2005, thu thuế xuất nhập khẩu chiếm 24,7%. Giai đoạn từ năm 2006 đến năm 2010, thu thuế xuất nhập khẩu chiếm 30,35%.

Thu thuế xuất nhập khẩu tăng cao qua các giai đoạn từ 13,76% giai đoạn 1991-1995 lên 30,35% tổng thu của giai đoạn 2006-2010 đã khẳng định sự hội nhập kinh tế quốc tế trên địa bàn tỉnh ngày càng được mở rộng và phát triển.

BIỂU ĐỒ THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TỈNH KHÁNH HÒA TỪ 1989 ĐẾN 2010 6.322.279 4.843.745 3.845.143 3.337.050 3.045.332 3.287.939 2.264.394 1.755.538 1.148.284 948.449 708.835 42.144 43.859105.762 163.544 273.195 440.825591.006 638.229 721.203708.794 0 1.000.000 2.000.000 3.000.000 4.000.000 5.000.000 6.000.000 7.000.000 1989 1990 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Năm T h u n g â n s á ch ( T ri ệu đ n g ) Tổng thu Thu xuất nhập khẩu Thu nội địa

Nguồn: Niên giám thống kê và Sở Tài chính Khánh Hịa

2.2.4.2. Đối với các khoản thu nội địa:

Năm 1989, thu từ nội địa 38,854 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 92,19% tổng số thu; đến năm 2010 thu nội địa 4.843,177 tỷ đồng, chiếm 64,35%. Cơ cấu thu nội địa cũng thay đổi qua từng giai đoạn: Giai đoạn 1991-1995, thu nội địa chiếm 85,16% tổng thu; Giai đoạn 1996-2000, chiếm 88,81%; Giai đoạn 2001-2005, chiếm 73,52%; Giai đoạn từ năm 2006 đến năm 2010, chiếm 69,65%.

Thu nội địa đến năm 2010 vẫn chiếm tỷ trọng lớn 64,35% tổng thu trong cân đối, đảm bảo được cân đối chi ngân sách địa phương hàng năm. Tuy nhiên tỷ trọng thu nội địa giảm dần theo từng giai đoạn từ năm 1989 đến 2010. Nguyên nhân do: Thứ nhất: sự hội nhập kinh tế quốc tế của Khánh Hòa ngày càng sâu rộng, dẫn đến thu từ hoạt động xuất nhập khẩu ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong tổng thụ Thứ hai, tốc độ tăng thu nội địa thấp hơn so với tăng thu từ hoạt động xuất nhập khẩụ

Trong các khoản thu từ nội địa các khoản thu chiếm tỷ trọng lớn là thu từ DNNN Trung ương đóng trên địa bàn, thu từ DNNN địa phương, thu từ Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, thu từ Doanh nghiệp ngoài quốc doanh và thu tiền sử dụng đất. Số liệu thu nội địa qua các giai đoạn như sau:

Bảng các khoản thu nội địa qua các giai đoạn

Đvt: triệu đồng

Nội dung 1991-1995 1996-2000 2001-2005 2006-2010 Thu nội địa 1.340.684 3.308.811 8.456.092 18.021.031

Thu từ DNNN Trung ương 203.045 296.133 414.669 693.574 Thu từ DNNN Địa phương 672.110 1.632.746 4.528.019 9.142.323 Thu từ Doanh nghiệp có vốn

đầu tư nước ngoài 10.236 199.485 437.624 762.487 Thu từ Doanh nghiệp ngoài

quốc doanh 161.257 426.256 837.238 2.810.322 Thu tiền sử dụng đất 39.705 151.326 749.318 2.021.538 Thu thuế, phí, lệ phí và thu

khác 254.331 602.865 1.489.224 2.590.787

Bảng tỷ trọng các nguồn thu nội địa qua các giai đoạn Tỷ trọng (%) Nội dung 1991- 1995 1996- 2000 2001- 2005 2006- 2010 Thu từ DNNN Trung ương 15,14 8,95 4,90 3,85 Thu từ DNNN Địa phương 50,13 49,35 53,55 50,73 Thu từ Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 0,76 6,03 5,18 4,23 Thu từ Doanh nghiệp ngoài quốc doanh 12,03 12,88 9,90 15,59 Thu tiền sử dụng đất 2,96 4,57 8,86 11,22 Thu thuế, phí, lệ phí và thu khác 18,97 18,22 17,61 14,38

Bảng 2.4 (Nguồn: Số liệu tổng hợp của tác giả)

Từ bảng số liệu ta thấy thu từ các hoạt động của DNNN địa phương luôn chiếm tỷ trọng cao và ổn định qua các giai đoạn, khoảng 49%-53% tổng thu nội địa, thể hiện sự hoạt động hiệu quả của các doanh nghiệp nhà nước của tỉnh, làm cơ sở nội lực để phát triển các khu vực kinh tế khác và là nguồn thu chủ lực của tỉnh để đảm bảo cân đối chi NSNN. Tuy nhiên, về xu thế thì khoản thu từ khu vực kinh tế này đang có xu hướng giảm. Nếu như năm 2001-2005, tỷ trọng chiếm tới 53,55% tổng thu nội địa thì giai đoạn 2006-2010 giảm cịn 50,73%. Cùng với xu thế đó là nguồn thu từ DNNN Trung ương cũng giảm mạnh qua các giai đoạn, nếu như giai đoạn 1991-1995 chiếm đến 15,14% tổng thu nội địa thì đến giai đoạn 2006-2010 chỉ còn 3,85%. Sự sụt giảm thu từ khu vực kinh tế nhà nước có thể giải thích bởi một số nguyên nhân:

- Thứ nhất, hiệu quả và chất lượng hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước đang ngày càng suy giảm, do khả năng cạnh tranh ngày càng yếu trước các loại hình doanh nghiệp khác mới thành lập, được trang bị công nghệ và kỹ thuật hiện đại hơn, tổ chức sản xuất gọn nhẹ, hợp lý, khoa học hơn, khả năng tìm kiếm thị trường và chất lượng sản phẩm, dịch vụ cung cấp tốt hơn hẳn.

- Thứ hai, khu vực doanh nghiệp nhà nước phải thực hiện các đầu tư, kinh doanh những sản phẩm, cung cấp các dịch vụ do nhà nước đặt hàng hoặc yêu cầu,

có số vốn lớn nhưng lợi nhuận lại thấp hơn các dự của các khu vực kinh tế khác cho nên đóng góp của khu vực này vào ngân sách nhà nước thấp đị

- Thứ ba, trong những năm gần đây, các doanh nghiệp nhà nước đang thực hiện quá trình sắp xếp, đổi mới, cổ phần hố nên số lượng các doanh nghiệp, cơng ty nhà nước đang bị giảm đi, thay vào đó là khu vực kinh tế ngồi nhà nước lại có tốc độ phát triển nhanh hơn. Như vậy, khi khu vực kinh tế nhà nước đang có xu hướng giảm dần về đóng góp số thu cho NSNN, thì khu vực kinh tế ngoài quốc doanh và kinh tế có vốn đầu tư nước ngồi, đặt biệt là khu vực kinh tế ngoài quốc doanh tăng caọ

Nguồn thu từ các Doanh nghiệp ngoài quốc doanh là nguồn thu được chú ý hơn so với các loại khác. Trong giai doạn hội nhập và phát triển, vai trị và vị trí của các thành phần kinh tế ngồi quốc doanh rất quan trọng, có thể nhận thấy thơng qua việc Việt Nam hội nhập tổ chức thương mại thế giớị Ở phạm vi một địa phương, Khánh Hịa cũng khơng nằm ngồi chiến lược phát triển của cả nước về vấn đề phát triển kinh tế ngoài quốc doanh. Khoản thu từ doanh nghiệp ngoài quốc doanh chiếm từ 9%-15% trong số tổng thu nội địạ Đây là cũng nguồn lực quan trọng của tỉnh Khánh Hòạ Tuy nhiên xét về cơ cấu nguồn thu, khoản thu thuế ngồi quốc doanh khơng có sự thay đổi lớn về tỷ trọng so với tổng nguồn thu ngân sách trên địa bàn, do phần lớn quy mơ của các doanh nghiệp ngồi quốc doanh ở mức vừa và nhỏ nên nguồn thu này chưa đáp ứng sự kỳ vọng chung.

Nguồn thu từ Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi ổn định qua các giai đoạn, tuy nhiên cịn chiếm tỷ trọng khá thấp, trung bình khoảng 4-5% tổng thu nội địạ Nguyên nhân các dự án thu hút đầu tư và tiến độ thực hiện dự án qua các năm còn chậm. Đến thời điểm năm 2010, tồn tỉnh chỉ có 72 dự án có vốn đầu tư nước ngồi, với tổng số vốn ký kết đầu tư là 1.196.143 ngàn USD, nhưng tổng vốn thực hiện chỉ có 439.250 ngàn USD. Như vậy nguồn thu này cùng với nguồn thu từ Doanh nghiệp ngoài quốc doanh chưa đáp ứng được kỳ vọng của tỉnh.

Khoản thu từ tiền sử dụng đất là khoản thu tăng nhanh qua các giai đoạn, đến giai đoạn 2006-2010 chiếm 11,22%. Nguồn thu tiền sử dụng đất là nội dung nổi bật, phản ánh tính năng động của Khánh Hịa trong thời gian qua, chứng tỏ chính sách, quy hoạch, phát triển quỹ đất của Khánh Hịa là tương đối tốt. Vì vậy Khánh Hịa đã xây dựng và từng bước hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng, là điều kiện cần thiết trong việc thu hút đầu tư trong và ngoài nước, đẩy mạnh phát triển du lịch. Theo đặc điểm phân cấp, nguồn thu tiền sử dụng đất cũng với nguồn thu từ DNNN địa phương và thu từ Doanh nghiệp ngoài quốc doanh là nguồn thu địa phương được hưởng 100%, việc 3 khoản thu này chiếm tỷ trọng cao, đến giai đoạn 2006- 2010 chiếm 77% trong tổng thu nội địa, đã tạo được sự ổn định vững chắc của kinh tế Khánh Hòa, là nguồn nội lực quan trọng của tỉnh.

2.3. Thực trạng công tác dự báo thu NSNN tại Khánh Hịa: 2.3.1. Cơng tác dự báo thu NSNN:

Cơng tác dự báo thu ở Khánh Hịa gắn liền với cơng tác lập dự tốn thu hàng năm. Hàng năm căn cứ vào Thơng tư hướng dẫn xây dựng dự tốn NSNN của Bộ Tài chính, Sở Tài chính Khánh Hịa phối hợp với Cục thuế và Cục Hải quan để ước tính số thu của năm hiện hành và dự toán số thu của năm saụ Từng nội dung thu được phân chia cơ quan tổng hợp như: Về thuế nội địa: do Cục thuế tổng hợp từ các Chi cục thuế địa phương. Về phí, lệ phí: Sở Tài chính tổng hợp từ các đơn vị sự nghiệp có thu trên địa bàn. Về thuế xuất, nhập khẩu: Do cơ quan Hải quan tổng hợp.

Việc ước lượng dự toán thu cho năm hiện hành và năm tiếp theo được thực hiện thủ công, chưa thực hiện việc tin hóa trong khâu lập dự tốn, giữa các đơn vị dự toán thu như Cục thuế, Hải quan và Sở Tài chính chưa có một hệ thống thơng tin chung, chưa có sự liên kết về cơ sở dữ liệu, đặc biệt chưa có một cơng cụ nào để dự báo số thu NSNN. Công tác ước thực hiện số thu NSNN hiện tại và lập dự toán

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH xây dựng mô hình dự báo số thu ngân sách của tỉnh khánh hòa theo phương pháp kết hợp (Trang 44)