Thực trạng vấn đề đại diện trong công ty cổ phần

Một phần của tài liệu Quản trị chi phí đại diện trong công ty cổ phần (Trang 28 - 45)

CÔNG TY CỔ PHẦN

5.1 Trên thếgiới

Chắc hẳn những người quan tâm đến kinh tế tài chính thế giới vẫn chưa quên được câu chuyện của Enron. Năm 2000, Enron là một trong 7 công ty Mỹ có doanh số

hơn 100 tỷ USD, lợi nhuận lên tới 10 tỷ USD. Hệ thống thông tin đại chúng, điển

hình là tạp chí Fortune, luôn đánh bóngEnron là công ty có nhiều tiềm năng nhất

với số vốn kinh doanh 63 tỷ USD.

Con đường lạc lối

Giới chuyên gia cho rằng, sai lầm của công ty này chính là phụ thuộc quá nhiều

vào các giao dịch tài chính. Vào tháng 8/2001, Giám đốc Điều hành Jeffrey Skilling từ chức vì lý do cá nhân. Enron công bố lỗ 618 triệu USD trong quý III

nhưng thực tế lên tới 1,2 tỷ USD. Khi công ty khó khăn, họ thuyết phục nhân công

nhận lương và thưởng bằng cổ phiếu. Làm cách đó, giá trị của Enron đã bị giảm

sút nghiêm trọng. Khi Ủy ban Chứng khoán Mỹ điều tra, Giám đốc tài chính Fastow phải ra đi, cổ phiếu của Enron tụt giá thảm hại, lòng tin của khách hàng đã

Một công ty hoạt động lành mạnh phải công khai tài chính với các đối tác và

ngược lại. Thế nhưng, nhiều đối tác của Enron đã không tuân theo các nguyên tắc

kế toán khiến họ bất lực trong việc kiểm soát tình hình tài chính. Số nợ 1,2 tỷ USD

bị giấu nhẹm đi đã gây hoảng loạn trên thị trường chứng khoán khi nó bị tiết lộ.

Mọi người đều bị lừa

Ngoài những lời tự đánh bóngvề khả năng quản lý, Enron được quảng cáo rất hiệu

quả qua công ty kiểm toán Arthur Andersen và các nhà phân tích phố Wall, nhờ

vậy số người mua cổ phiếu của công ty cao kỷ lục.Chi nhánh Houston của Arthur

Andersen nhận 1 triệu USD/tuần còn tham gia cả việc tìm kiếm đối tác cho Enron. Số tiền kếch xù trên đã làm mờ mắt các nhân viên kiểm toán và họ dễ dàng bỏ qua nguyên tắc.

Nhiều nhà phân tích chứng khoán hồi tháng 11/2001 còn tư vấn cho khách hàng

mua cổ phiếu Enron. Nhiều người thừa nhận không hiểu sâu về công việc làm ăn của Enron nhưng tin rằng đây là công ty có triển vọng bởi cổ phiếu của họ liên tục

tăng giá trong thời gian dài. Trong khi các chuyên gia phân tích phải đánh giá tình

hình tài chính của Enron một cách độc lập thì họ lại phụ thuộc chủ yếu vào báo cáo tài chính do Arthur Andersen cung cấp. Đến khi công ty tuyên bố phá sản với số nợ 31,2 tỷ USD, không ít người mới kêu trời.

Tất cả những vấn đề liên quan đến công ty này cũng vì sự tách bạch giữa quản lí và người chủ – vấn đề đại diện gây ra.

Các kết quảnghiên cứu thực nghiệm đều cho thấy nếu vấn đề đại diện được quản trị hiệu quả thì nó trở thành động lực cho sự phát triển của công ty. Bởi vì, khi người đại diện tạo được niềm tin nơi các ông chủ, điều này sẽ kích thích họ tăng cường đầu tư vào công ty, tức là chi phí đại diện tỉlệnghịch với tỷlệ gia tăng đầu tư của các cổ đông và các chủ nợ. Nhờ đó, mà thu nhập của cả người lao động, người đại diện sẽ cao hơn ở những công ty có chi phí đại diện hợp lý và hiệu quả.

Điều này có được là bởi mội trường làm việc trở nên tốt hơn cho cả người đại diện và các ông chủ.

5.2 ỞViệt Nam

Một số công ty Việt Nam nhất là các doanh nghiệp Nhà nước, vấn để đại diện đã đang và vẫn là vấn đểnhức nhối không chỉ ởnội bộ công ty đó mà nó đã trởthành mối quan tâm của dư luận trong và ngoài nước. Sau đây chúng tôi xin đưa ra một sốví dụ điển hình ở Công ty cổ phần Bông Bạch Tuyết, Tổng công ty cổphần bia

rượu nước giải khát Sài Gòn SABECO hay mới đây nhất là Tập đoàn công nghiệp (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

tàu thủy Việt Nam VINASHIN để chúng ta thấy được những tồn tại và bất cập của vấn đề đại diện ở Việt Nam.

Công ty c phn Bông Bch Tuyết: Nhiu sai phm dẫn đến thua l kéo dài

Vào khoảng năm 2008, nhiều ý kiến cho rằng công ty Bông Bạch Tuyết lập và công bố thông tin sai lệch, không minh bạch trong báo cáo tài chính, vi phạm về quản trị công ty; hội đồng quản trị, ban tổng giám đốc, ban kiểm soát và kế toán trưởng công ty này có sai phạm trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán, để giám đốc hành chính – nhân sựchiếm dụng tiền công ty mua đất... Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cũng có văn bản cho rằng việc duy trì điều kiện niêm yết cổ phiếu tại Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM của Bông Bạch Tuyết không đạt, hoạt động kinh doanh của công ty luôn trong tình trạng thua lỗ(trừ năm

2005); đã niêm yết trên sàn chứng khoán nhưng công ty công bố thông tin không

nghiêm túc, vi phạm quy chế công bốthông tin... Ủy ban Chứng khoán Nhà nước kết luận hội đồng quản trị, ban kiểm soát, ban điều hành công ty đã thiếu trách nhiệm, không trung thực trong việc lập và công bốcác báo cáo tài chính.

Ngoài ra, công ty còn thu 7,2 tỷ đồng tiền mua cổphiếu của một số cá nhân nhưng không báo cáo Ủy ban Chứng khoán, vi phạm quy chếphát hành. Khi sốcổ phiếu này không phát hành được, số tiền trên được chuyển thành khoản nợ phải trả của công ty.

V c ý làm trái tại SABECO: Ai đã làm thit hại hàng trăm tỉ đồng?

Ngày 22/12/2011, Cục cảnh sát điều tra tội phạm tham nhũng - Bộ Công an quyết định khởi tố vụ án hình sự tại Sabeco "Cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lí kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng" để điều tra về hàng loạt hành vi cố ý làm trái gây thất thoát hàng trăm tỷ đồng.Một nhóm cán bộ ở Sabeco đã giúp bảo vệlợi ích cho đối tác đểSabeco thua thiệt hàng trăm tỉ đồng trong hàng loạt "phi vụ" mua nguyên liệu chính dùng để sản xuất bia, từCông ty cổ phần đường Man,

đóng tại Khu công nghiệp Tiên Sơn, tỉnh Bắc Ninh và Công ty cổ phần Tập đoàn

Đầu tư và Thương mại Thanh Tùng, cũng ởBắc Ninh.

Bên cạnh đó, Sabeco có biểu hiện gây thất thoát lớn khi thực hiện các hợp đồng mua nguyên liệu hạt barley ở tại nội địa, với giá đã được "đội" tới từ40 - 50% so với chi phí giá bán ngoài thị trường và giao dịch trong nước. Sabeco đã bỏqua các quy định vềngoại hối, ký chấp nhận thanh toán cho đối tác bằng ngoại tệ(USD)... Với chiêu này, việc này được cho là bảo toàn vốn cho đối tác, trong khi Sabeco phải thua thiệt nặng nềvì thời gian hợp đồng thực hiện càng lâu, tỉgiá USD so với

tiền đồng ngày càng tăng.

Cụ thể, những sai phạm ở Tổng Công Ty Bia Rượu và Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) đã được xác định và Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu giải quyết dứt điểm, BộCông an cũng đã quyết định khởi tố vụ án để điều tra hàng loạt hành vi cốý làm trái mà Tổng Giám đốc Nguyễn Quang Minh là "nhân vật chính".

Đầu năm 2009, Tổng Giám đốc Nguyễn Quang Minh đã gửi bản hợp đồng cung

ứng vật tư, nguyên liệu sản xuất bia do SABECO cung ứng cho các đơn vị thành

viên năm 2009, trong đó giá các loại vật tư, nguyên liệu được ấn định như sau: Malt các loại (giao tại cảng, có VAT) = 825 USD (MT).

Houblon viên (giao tại kho SABECO, có VAT) = 322,7 EUR/Kga

Vỏ lon 333 (giao tại nhà máy, có VAT) = 0,1078 USD/bộ

Trong khi đó, giá cả các loại mặt hàng này trên thị trường quốc tế thấp hơn rất nhiều:

Malt các loại giao hàng điều kiện CIP chưa có VAT = 580 USD/MT. Giá Houablon viên = 125 EUR/Kga

Houablon cao = 130 EUR/Kga Lon 333 = 73 USD/1.000 lon.

Theo kế hoạch, năm 2009 Tổng Công ty SABECO sản xuất và tiêu thụ 850 triệu lít bia các loại, trong đó có 200 triệu lít bia lon 333.

Với chỉ số tiêu thụ trung bình cho các loại bia là 125 tấn Malt/1 triệu lít bia thì tổng lượng Malt tiêu thụ cho 850 triệu lít bia sẽ là 100.000 tấn. Theo giá thông báo

của ông Nguyễn Quang Minh và giá thực tế trên thị trường, 1 tấn Malt chênh lệch

gần 250 USD. Tổng số tiền tăng lên sẽ không dưới 25 triệu USD. Giá Houblon các

loại, số chênh lệch không dưới 5 triệu USD. Giá lon bia 333 cho 200 triệu lít chênh lệch không dưới 20 triệu USD. Trước đó, vào năm 2008, ông Nguyễn Quang Minh đã kí hợp đồng mua Malt với đối tác nước ngoài trung bình 680 USD/tấn, để rồi bán lại cho các nhà máy sản xuất bia của SABECO với giá trung bình 850 USD/tấn.

Bên cạnh việc tăng giá các vật tư nguyên liệu đầu vào, trong những năm qua Tổng

Giám đốc Nguyễn Quang Minh còn kí hợp đồng đầu tư với suất đầu tư cao hơn

200 triệu lít/ năm với nguồn vốn tự có 2.400 tỉ đồng, suất đầu tư từ 80-90 sen/lít,

tương đương 180 triệu USD. Tiếp đó, Tổng Giám đốc Nguyễn Quang Minh lại (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

tiếp tục kí hợp đồng với Tập đoàn KRONES cung cấp máy móc, thiết bị cho 3 nhà

máy bia khác có công suất 600 triệu lít/năm với suất đầu tư 90 sen/lít, tương

đương 540 triệu USD (cả 3 nhà máy). Nhận thấy suất đầu tư cho các nhà máy bia

quá cao, Đại hội cổ đông bất thường của SABECO đã ra Nghị quyết phải đàm phán lại các hợp đồng đã kí với KRONES. Kết quả là suất đầu tư đã giảm tới một

nửa, còn 45 sen/lít, tương đương với 270 triệu USD (cả 3 nhà máy).

Kết luận thanh tra của Bộ Công Thương cũng đã nêu rõ những khoản chênh lệch

gây thiệt hại hàng chục tỉ đồng cho Sabeco khi ông Nguyễn Quang Minh cố tình kí

hợp đồng thực hiện.

Những việc làm tắc trách, thiếu trách nhiệm và có dấu hiệu vụ lợi trong quá trình

đàm phán, kí hợp đồng của ông Nguyễn Quang Minh là biểu hiện rõ ràng dấu hiệu

phạm tội, và vì thế cần chuyển ngay hồ sơ sang cơ quan điều tra, không thể đề

nghị kiểm điểm cho qua như đang xảy ra tại Sabeco.

Sai phạm tại Vinashin: Thiệt hại gần 907 tỉ đồng

Cố tình mua tàu Hoa Sen khi Thủ tướng không cho phép

Đầu năm 2007, ông Phạm Thanh Bình (khi đó là chủ tịch HĐQT kiêm tổng giám

đốc Vinashin) được Công ty Maersk Broker (Singapore) môi giới bán cho tàu

Cartour (sau này có tên là tàu Hoa Sen) của Ý. Ông Bình đã giao cho Công ty TNHH một thành viên vận tải Viễn Dương Vinashin (Công ty Viễn Dương) do ông Trần Văn Liêm làm giám đốc thực hiện việc mua tàu.

Nhằm hợp thức hóa việc mua tàu, ông Bình ký công văn gửi Thủ tướng đề nghị

cho Vinashin đóng mới sáu tàu biển cao tốc chở khách, trước mắt đề nghị cho thuê, mua hai tàu biển chở khách của nước ngoài. Dù Thủ tướng chưa có ý kiến

trên biển. Sau đó, Văn phòng Chính phủ có hai công văn truyền đạt ý kiến Thủ

tướng chỉ cho đóng mới tàu chở khách nhưng ông Phạm Thanh Bình không thông

báo ý kiến này cho các thành viên HĐQT, tiếp tục chỉ đạo ông Trần Văn Liêm thực hiện mua tàu Cartour.

Dù báo cáo khả thi của dự án chưa lập xong, dự án chưa được thẩm định và phê

duyệt nhưng ông Phạm Thanh Bình chỉ đạo việc mua con tàu với giá 60 triệu euro,

không cần thực hiện thủ tục chào hàng cạnh tranh theo quy định. Ký hợp đồng mua tàu xong, ông Liêm mới chỉ đạo thuộc cấp làm tờ trình lên tập đoàn, ghi lùi ngày và chèn số văn bản, để ông Bình ký quyết định phê duyệt dự án cho phù hợp. Kết quả giá mua tàu Cartour là 60 triệu euro cùng hơn 311.000 USD tiền nhiên liệu và đổi tên thành tàu Hoa Sen.

Do việc khảo sát hạ tầng dự án không đầy đủ nên hệ thống cầu cảng của Việt Nam không đáp ứng được yêu cầu của tàu Hoa Sen, Công ty Viễn Dương phải điều

chỉnh dự án, đầu tư xây dựng thêm cầu cảng. Tháng 2-2008, ông Bình ký quyết

định phê duyệt điều chỉnh dự án với tổng mức đầu tư gần 66 triệu euro (gần 1.500

tỉ đồng). Tuy nhiên, tàu Hoa Sen chỉ hoạt động được 39 chuyến thì phải dừng hoạt

động do kinh doanh không hiệu quả. Cơ quan an ninh điều tra cho rằng hành vi (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

phạm tội của các bị can gây thiệt hại gần 470 tỉ đồng trong thương vụ này.

Bán vỏ tàu không xin ý kiến tập đoàn

Năm 2001, Vinashin mua tàu MV Rayna của Campuchia với giá 1,22 triệu USD

và được Chính phủ cho phép hoán cải, nâng cấp thành tàu chở tàu hút bùn sang

Iraq. Tàu này chỉ hoạt động được một chuyến phải dừng lại.Năm 2006, ông Trần Quang Vũ (Tổng giám đốc Tổng công ty CNTT Nam Triệu) đề nghị tập đoàn cho

tiếp nhận con tàu này (khi đã được đổi tên thành Bạch Đằng Giang) nhằm hoán cải

thành khách sạn nổi bốn sao.

Do chi phí quá cao, Công ty Nam Triệu không thực hiện dự án hoán cải, nâng cấp tàu Bạch Đằng Giang và ông Vũ có công văn xin bán tàu. Vinashin có công văn

cho phép bán với giá khởi điểm gần 149,5 tỉ đồng nhưng qua đấu giá, bên mua chỉ

trả cao nhất 75 tỉ đồng. Ông Vũ chỉ đạo bán thanh lý vỏ tàu. Dù tập đoàn chưa có

ý kiến về việc này nhưng ông Vũ vẫn bán vỏ tàu với giá hơn 66 tỉ đồng. Trong vụ

việc này, Nhà nước bị thiệt hại trên 27 tỉ đồng.

Mua nhà máy điện cũ nát

Không chỉ sai phạm trong các dự án tàu thủy, Vinashin còn mắc nhiều sai phạm trong các dự án xây dựng nhà máy nhiệt điện Sông Hồng (Nam Định), các bị can đã gây thiệt hại cho Nhà nước hơn 312 tỉ đồng; dự án đầu tư xây dựng Nhà máy

nhiệt điện diesel Cái Lân (Quảng Ninh) gây thiệt hại hơn 66,5 tỉ đồng.

Đầu năm 2006, ông Nguyễn Văn Tuyên (giám đốc Công ty CNTT Hoàng Anh

Vinashin) bàn bạc với ông Nguyễn Tuấn Dương (chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần đầu tư Cửu Long) về hợp tác xây dựng nhà máy điện. Sau khi thống nhất chủ

trương, ông Nguyễn Tuấn Dương ký hợp đồng với Công ty Seobong Recycling

(Hàn Quốc) mua hai nhà máy nhiệt điện cũ với giá 6,8 triệu USD cho dự án nhà máy nhiệt điện Sông Hồng và mua của Công ty Daekyung Machinery (Hàn Quốc)

một tổ máy cũ với giá 5,8 triệu USD. Cả ba tổ máy được thỏa thuận đưa vào dự án

nhà máy nhiệt điện Sông Hồng.

Tương tự, tại dự án đầu tư xây dựng nhà máy nhiệt điện diesel Cái Lân, mặc dù

chưa lập xong và phê duyệt dự án nhưng năm 2002, ông Tô Nghiêm đã ký hợp

đồng mua bán dây chuyền máy móc, thiết bị với Công ty Jacobsen Elektro As (Na Uy), thỏa thuận cho công ty này làm tổng thầu tháo dỡ một dây chuyền máy móc, thiết bị điện từ Trung Quốc về lắp đặt.

Do giá bỏ thầu của Jacobsen cao hơn giá dự án nên ông Phạm Thanh Bình chỉ đạo ông Tô Nghiêm, Hồ Ngọc Tùng viết lại dự án, nâng tổng mức đầu tư lên hơn 592

tỉ đồng (gần 39 triệu USD) để dự án nằm trong nhóm B, thuộc thẩm quyền phê

duyệt của ông Bình, phù hợp với giá dự thầu. Tháng 6-2005, nhà máy chưa lắp đặt

chứng nhận chạy thử, bàn giao công trình để thanh toán hết giá trị hợp đồng cho Jacobsen. Hậu quả là nhà máy hoạt động không hiệu quả, từ năm 2007-2009 lỗ trên 57 tỉ đồng và từ năm 2009 đến nay ngừng hoạt động hoàn toàn.

Đó chỉ là bề nổi của tảng băng, trên thực tế còn có hàng ngàn vụ việc sai phạm, bê

bối liên quan đến các Doanh nghiệp Nhà nước. Qua những kinh nghiệm đã được (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Quản trị chi phí đại diện trong công ty cổ phần (Trang 28 - 45)