Chính sách cổ tức

Một phần của tài liệu Quản trị chi phí đại diện trong công ty cổ phần (Trang 39 - 40)

6. Một số giải pháp để quản trị chi phí đại diện trong công ty cổ phần

6.1.5 Chính sách cổ tức

Việc tăng chi trả cổ tức có thể làm cho công ty phải tăng việc phát hành chứng khoán ra thị trường từ đó sẽcó nhiều tổ chức trên thị trường tham gia đánh giá và giám sát. Ví dụ như các ngân hàng đầu tư, các cơ quan luật định, và cảnhững cổ

đông mới của công ty. Ngân hàng cùng những công ty kiểm toán thường phân tích

chi tiết tình hình tài chính của công ty trước khi cho phép số vốn mới được huy động từbên ngoài. Các Ủy ban Chứng khoán luôn yêu cầu cung cấp hồ sơ đầy đủ về tình hình hoạt động của công ty khi huy động thêm vốn cổ phần mới. Trong

quá trình thực hiện chức năng của mình, hoạt động của các tổchức này trở thành những công cụgiám sát rất tốt đối với hoạt động của các nhà quản lý. Các nhà đầu tư mới cũng quan sát hành vi quản lý trước khi bỏtiền đầu tư. Do đó, những công ty thường xuyên có mặt trên thị trường chứng khoán sẽ được giám sát kỹ hơn. Kết quả là, người quản lý của những công ty này sẽ hành động sốt sắng hơn vì lợi ích của cổ đông và giảm chi phí đại diện bằng những nỗlực thu được mức giá tốt nhất cho cổphiếu huy động vốn mới của công ty.

Trường hợp một công ty không chi trảcổtức mà dùng khoản chi trảcổtức đó cho mục đích tăng thêm vốn, tỉ suất đòn bẩy nợ giảm. Rủi ro phá sản của công ty theo đó cũng giảm. Kết quả là làm giảm chi phí đại diện của nợ ngay cả khi khoản trả cổtức không đi kèm với việc huy động vốn mới.

Một phần của tài liệu Quản trị chi phí đại diện trong công ty cổ phần (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(45 trang)