Đối với người bán

Một phần của tài liệu nghiên cứu áp dụng nghiệp vụ bao thanh toán trong hoạt động tài trợ thương mại tại ngân hàng vietinbank chi nhánh khánh hòa (Trang 26 - 54)

hơn. Lượng tiền mặt sẵn có tại doanh nghiệp tăng lên, góp phần thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh phát triển. Bao thanh toán là một quá trình chuyển hóa các

khoản phải thu thành tiền mặt. Đối với bất kỳ một người bán nào, tiền mặt là quyền lực và sức mạnh. Khơng có tiền mặt, người bán khơng thể tồn trữ nhiều hàng hơn, cũng khơng có tiền để trả lương cho cơng nhân viên. Bao thanh tốn khơng phân biệt khách hàng là ai, đó có thể là một cơng ty in ấn, một cửa hàng bán công cụ máy móc, một nhà máy dệt may, một doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực thương mại dịch vụ hay bất cứ một chủ thể nào của nền kinh tế. Mỗi một đơn vị bao thanh toán, với kinh nghiệm dày dạn trong rất nhiều lĩnh vực, sẽ là một cộng tác đắc lực hỗ trợ cho công việc làm ăn của khách hàng ngày càng thuận lợi và phát triển hơn. Người bán có thể n tâm vì các đơn vị bao thanh tốn hồn tồn có đủ năng lực chuyên môn, hệ thống mạng lưới rộng khắp cũng như là sự hiểu biết thông thái về từng lĩnh vực chun mơn để có thể thực hiện tốt cơng việc của mình. Ở một số tổ chức bao thanh tốn chun nghiệp, người bán thậm chí có thể nhận được tiền ngay trong ngày đề nghị bao thanh tốn. Nói một cách ngắn gọn, các tổ chức bao thanh toán giúp người bán lấp được lỗ hỗng thiếu hụt tiền mặt trong khoảng thời gian từ khi giao hàng đến khi được người mua thanh toán.

Thứ hai, điều kiện cấp tín dụng thương mại dễ dàng, hấp dẫn làm mãi lực tăng mạnh, từ đó nhà cung cấp nguyên vật liệu đầu vào càng sẵn sàng hỗ trợ nhiều hơn. Là một đối tác tài chính, các tổ chức bao thanh tốn sẽ đem lại cho người bán nguồn lực tài chính để mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, tồn trữ thêm nhiều hàng tồn kho, cung ứng nhiều đơn hàng hay chỉ đơn giản là tìm kiếm các cơ hội làm ăn mới. Các tổ chức bao thanh tốn ln khẳng định mình sẽ ln sát cánh với khách hàng, thấu hiểu mọi nhu cầu của họ, và thiết lập một chương trình hỗ trợ tài chính để giúp đỡ họ. Rất nhiều chủ thể kinh tế rơi vào tình trạng càng phát triển kinh doanh lại càng thiếu tiền. Khi đó, bao thanh tốn sẽ là phương tiện rất hiệu quả giúp họ vượt qua khó khăn. Người mua nào cũng mong muốn mua hàng từ một người bán đưa ra giá thấp nhất mà lại có nguồn hàng dồi dào nhất. Nhưng chính điều đó lại đẩy người bán vào tình thế khó xử, càng phát triển lại càng phải bán chịu nhiều hơn. Thật không may là phần lớn người bán không thể nào xoay xở được với tất cả các khoản bán chịu này. Dù việc bn bán có phát đạt đến thế nào thì tới một

GVHD: TS. Nguyễn Thị Hiển SVTH: Dương Hoài My

lúc người bán cũng nhận thấy rằng mình đang rơi vào một tình thế rất nguy hiểm. Các tổ chức bao thanh toán sẽ giảm thiểu rủi ro này bằng cách chuyển các hóa đơn chưa thu được tiền thành tiền mặt, nhờ đó mà người bán có thể tiếp tục cấp tín dụng thương mại cho người mua mà không cần phải lo rủi ro thanh khoản nữa. Hệ quả trực tiếp của việc này là người bán nâng cao được năng lực cạnh tranh của mình nhờ sẵn sàng chấp nhận khoảng thời gian bán chịu hấp dẫn người mua hơn. Các tổ chức bao thanh toán cam kết tận dụng sự thơng thạo trong lĩnh vực tín dụng, thu hồi nợ, cung ứng nguồn tiền mặt hay tài trợ giúp cho người bán nâng cao được hiệu quả hoạt động, vừa tăng doanh số vừa giảm được mất mát do không thu hồi được nợ, đồng thời cải thiện rõ rệt dòng lưu chuyển tiền tệ. Nhờ mọi rắc rối kể trên đã được chuyển sang cho tổ chức bao thanh tốn nên người bán có thể tồn tâm toàn ý tập trung vào việc sản xuất hay cung ứng hàng hóa.

Nói tóm lại, người bán càng thêm có nhiều cơ hội làm ăn nhờ:

- Sẵn sàng bán chịu cho người mua mà không sợ ảnh hưởng đến dòng lưu chuyển tiền tệ;

- Tăng doanh số;

- Tăng tồn trữ hàng tồn kho;

- Cải thiện hiệu quả hoạt động nội bộ;

- Tận dụng thế mạnh của chiết khấu thương mại; - Nâng hạng tín nhiệm;

- Tìm kiếm nhiều cơ hội mới.

Thứ ba, nâng cao hiệu quả hoạt động nhờ chun mơn hóa sản xuất. Bên cạnh việc sản xuất kinh doanh mặt hàng chính yếu, người bán cịn phải mất thời gian quản lý các khoản phải thu từ người mua. Nếu người bán sử dụng bao thanh tốn, cơng việc này sẽ được chuyển cho đơn vị bao thanh toán. Người bán khơng cịn phải tốn chi phí để duy trì và điều hành một bộ phận chuyên trách việc xem xét khách hàng có đủ điều kiện mua chịu hay không, cũng như phải kiểm tra và thu hồi các khoản nợ này nữa. Với kinh nghiệm, nguồn lực vật chất và nguồn nhân lực được đào tạo bài

bản của mình, các tổ chức bao thanh tốn sẽ giải quyết nhanh chóng, chun nghiệp và hiệu quả mọi vấn đề liên quan đến các hóa đơn và việc thu hồi nợ.

1.9.2 Đối với người mua

Cho tới thời điểm hiện tại, L/C vẫn là biện pháp kiểm soát thương mại quốc tế được chấp nhận phổ biến nhất trên toàn cầu, bảo đảm rằng nhà xuất khẩu sẽ cung cấp hàng đúng như quy định trong hợp đồng hay đơn đặt hàng và nhà nhập khẩu sẽ thực hiện nghĩa vụ thanh tốn của mình. Nhưng nếu hàng đến chậm hay ghé vào nơi không định trước, không theo lệ thường thì L/C sẽ gây khó khăn rất lớn cho nhà nhập khẩu.

Nói tóm lại, sử dụng bao thanh tốn quốc tế, nhà nhập khẩu có những lợi ích sau đây:

- Được mua chịu hàng dễ dàng; - Không cần phải mở L/C;

- Tăng sức mua hàng mà vẫn khơng vượt q hạn mức tín dụng cho phép; - Có thể nhanh chóng đặt hàng mà khơng bị trì hỗn, khơng tốn phí mở L/C...

1.9.3. Đối với đơn vị bao thanh toán

Thực hiện nghiệp vụ bao thanh toán, các đơn vị bao thanh toán cũng có được một thuận lợi là được hưởng lợi ích kinh tế theo quy mô:

- Các đơn vị bao thanh toán cung cấp dịch vụ này cùng lúc cho nhiều khách hàng nên xét về quy mơ sẽ giảm được chi phí cố định liên quan đến các khách hàng đó;

- Đơn vị bao thanh toán lớn nhất và nhiều kinh nghiệm nhất sẽ đứng ra làm đơn vị cung cấp thơng tin về tín dụng quy mơ nhất, bổ sung vào các dịch vụ tương tự hiện có của các trung tâm dữ liệu tín dụng thương mại tư nhân và quốc doanh. Đơn vị này cũng sẽ hưởng được lợi ích kinh tế theo quy mơ nhờ trao đổi thông tin với các trung tâm trên;

- Trong trường hợp bao thanh toán chỉ là một nghiệp vụ của ngân hàng thì ngân hàng cũng đã đa dạng hóa được danh mục dịch vụ cung ứng, đem lại tiện ích mới cho khách hàng và nguồn thu không nhỏ cho ngân hàng. Hiện nay, có khơng ít các ngân hàng thương mại đang duy trì hình thức cho vay chi phí sản xuất hàng hố

GVHD: TS. Nguyễn Thị Hiển SVTH: Dương Hoài My

hoặc thu mua hàng và cho vay luân chuyển hàng hoá. Cho vay như thế đưa đến việc doanh nghiệp sẽ ỷ lại vào vốn tín dụng của ngân hàng thương mại. Do vậy, việc cho vay chi phí sản xuất và cho vay luân chuyển hàng hoá sẽ khiến ngân hàng thương mại chịu rủi ro cùng doanh nghiệp: một khi hàng hố khơng tiêu thụ được, khoản nợ sẽ rất khó thu hồi. Trong khi đó, sử dụng dịch vụ bao thanh toán, các ngân hàng thương mại cung ứng vốn cho doanh nghiệp tiếp tục chu kỳ sản xuất sau, nhưng ngân hàng thương mại ấy thu nợ bằng tiền hàng hoá bán chịu của chu kỳ sản xuất trước nên mức độ rủi ro ít hơn. Nhờ vậy, dịch vụ bao thanh tốn cịn giúp doanh nghiệp không lâm vào cảnh nợ nần dây dưa, khó địi. Bên cạnh việc các ngân hàng mở dịch vụ chiết khấu thương phiếu đối với hàng hoá tiêu thụ thì dịch vụ bao thanh tốn khiến việc cung ứng vốn tín dụng của ngân hàng thương mại cho các công ty trên thị trường được đơn giản hơn và an tồn hơn. Đồng thời, việc này cịn khuyến khích doanh nghiệp sản xuất hoặc thu mua hàng hố bằng vốn tự có của mình. Vốn tín dụng của chi nhánh ngân hàng thương mại chỉ là vốn bổ sung khi doanh nghiệp bán hàng trả chậm.

1.9.4. Đối với các quốc gia áp dụng bao thanh toán

Thứ nhất, việc áp dụng bao thanh toán thường xuyên và hiệu quả sẽ giúp tăng cao lợi thế cạnh tranh và thu hút giao thương quốc tế trong điều kiện quốc gia đó cịn nhiều hạn chế về luật thương mại, hệ thống luật phá sản và kinh nghiệm quản lý. Đặc biệt là trong hoạt động giao thương quốc tế, các bên bán rất hạn chế giao dịch đối với bên mua tại các quốc gia có luật thương mại yếu kém về cơ sở giao dịch không được bảo đảm. Điều này cũng đồng nghĩa với sự phát triển của quốc gia đó có nhiều hạn chế, sự hấp dẫn đầu tư cũng giảm sút.

Thứ hai, bao thanh toán đem lại lợi thế đối với việc tài trợ các khoản phải thu giữa các quốc gia. Trong xu thế tồn cầu hố, hội nhập hóa như hiện nay thì việc giao thương mua bán giữa các quốc gia, giữa các công ty của quốc gia này với các công ty của quốc gia khác là điều rất thường xuyên. Thông qua sản phẩm bao thanh tốn, nhữngquốc gia của bên bán có thể tăng cường tài trợ trực tiếp cho bên bán để

tăng cường phát triển kinh tế nhưng cũng đồng thời đảm bảo nguồn thu ngoại tệ cho đất nước.

1.10. Điều kiện bảo đảm an toàn trong hoạt động bao thanh tốn của các tổ chức tín dụng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Đơn vị bao thanh toán và bên bán hàng thoả thuận áp dụng hoặc không áp

dụng các biện pháp bảo đảm cho hoạt động bao thanh tốn. Các hình thức bảo đảm bao gồm: ký quỹ, cầm cố, thế chấp tài sản, bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba và các biện pháp bảo đảm khác theo quy định của pháp luật.

- Hoạt động bao thanh toán phải bảo đảm các quy định về an toàn tại Luật các Tổ chức tín dụng và các văn bản hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước, theo đó các tổ chức tài chính phải bảo đảm các tỷ lệ về khả năng chi trả, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu, tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung dài hạn…

- Tổng số dư bao thanh toán cho một khách hàng khơng được vượt q 15% vốn tự có của đơn vị bao thanh toán. Đối với chi nhánh ngân hàng nước ngồi, tổng số dư bao thanh tốn cho một khách hàng không được vượt quá 15% vốn tự có của ngân hàng nước ngồi.

- Số dư các khoản phải thu mà đơn vị bao thanh toán nhập khẩu bảo lãnh thanh toán cho 01 bên nhập khẩu phải nằm trong giới hạn tổng số dư bảo lãnh của tổ chức tín dụng cho 01 khách hàng theo quy định tại Quy chế Bảo lãnh ngân hàng, hiện nay là 15%.

- Trường hợp nhu cầu bao thanh toán của một khách hàng vượt quá 15% vốn tự có của đơn vị bao thanh tốn thì các đơn vị bao thanh tốn được thực hiện đồng bao thanh toán cho khách hàng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

- Tổng số dư bao thanh tốn khơng được vượt quá vốn tự có của đơn vị bao

thanh tốn.

1.11. So sánh dịch vụ bao thanh toán với một số sản phẩm dịch vụ ngân hàng khác

GVHD: TS. Nguyễn Thị Hiển SVTH: Dương Hoài My

Bao thanh tốn Chiết khấu hóa đơn

Đối tượng của bao thanh toán là khoản phải thu.

Đối tượng của chiết khấu hóa đơn và hối phiếu và giấy tờ có giá khác.

Quan hệ có sự ràng buộc giữa ba bên: bên mua, bên bán và đơn vị bao thanh toán.

Quan hệ tài trợ mang tính độc lập, có sự ràng buộc giữa hai bên là bên bán và bên mua. Bên bán gửi thông báo về hợp đồng bao

thanh toán cho bên mua, bên mua phải xác nhận đồng ý thanh toán khoản nợ đó cho ngân hàng.

Bên mua thường không được thông báo về việc ngân hàng tài trợ khoản phải thu cho người bán. Người bán khơng cần xác nhận đồng ý thanh tốn qua ngân hàng. Ngân hàng sẽ quản lý sổ sách bán hàng,

theo dõi và thu khoản phải thu cho bên bán hàng

Ngân hàng không quản lý sổ sách của bên bán, bên bán hàng sẽ trực tiếp quản lý sổ sách.

Ngân hàng quản lý bên mua hàng chặt chẽ và ngân hàng thu hộ tiền từ bên mua ( bao thanh tốn có truy địi) hoặc sẽ chịu rủi ro tín dụng ( bao thanh tốn miễn truy địi).

Ngân hàng không quản lý bên mua vì người bán là người chịu trách nhiệm cuối cùng vê việc thu nợ từ người mua

Việc tài trợ cho người bán có thể xét theo hạn mức hoặc từng lần.

Việc tài trợ cho bên bán thường áp dụng phương thức từng lần.

Bên bán phải có tài khoản tại ngân hàng. Bên bán không cần có tài khoản tại ngân hàng.

Bao thanh tốn Cho vay thơng thường

Có hai chủ thể gắn liền với khoản tín dụng: bên bán và bên mua.

Có một chủ thể gắn liền với khoản tín dụng: người đi vay.

Việc cấp hạn mức tin dụng dựa trên năng lực của bên bán và bên mua.

Việc cấp hạn mức tín dụng dựa trên năng lực của người đi vay.

Ngân hàng ứng trước tiền cho người bán dựa trên hóa đơn bán hàng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ngân hàng cấp vốn cho người đi vay dựa trên tài sản đảm bảo.

Thu nợ từ bên mua hàng Thu nợ từ bên đi vay. Ngân hàng theo dõi việc bán hàng và tài

khoản phải thu của bên mua.

Ngân hàng theo dõi và kiểm tra tình hình sử dụng vốn của bên đi vay.

Bên bán không cần lập phương án kinh doanh.

Bên đi vay phải lập phương án kinh doanh và ngân hàng phải kiểm tra thẩm định kỹ.

Bao thanh toán Chiết khấu bộ chứng từ xuất khẩu

Bên nhập khẩu không phải làm các thủ tục mở L/C.

Bên nhập khẩu phải làm các thủ tục mở L/C.

Cấp hạn mức dựa trên uy tín và tiềm lực tài chính nhà nhập khẩu.

Cấp hạn mức dựa trên sự hoàn hảo của bộ chứng từ và uy tín của ngân hàng mở L/C. Thông thường nhà xuất khẩu sẽ chịu phí

bao thanh tốn.

Nhà nhập khẩu chịu phí mở L/C.

Kiểm soát được năng lực và biến động bên nhập khẩu thông qua các tổ chức Factoring quốc tế hoặc đơn vị Factor nhập khẩu.

Ít khiểm sốt được bên nhập khẩu.

Không phải băn khoăn về sự phù hợp của bộ chứng từ.

Cần bộ chứng từ chính xác.

1.12. Thực trạng hoạt động bao thanh toán ở các nước trên thế giới

Từ lâu, bao thanh toán đã là một khái niệm quen thuộc trong giới tài chính thế giới. Trên thế giới hiện có hơn 1.768 đơn vị bao thanh toán đang hoạt động. Trong số đó, có 232 tổ chức bao thanh tốn từ 63 quốc gia là thành viên của FCI.

GVHD: TS. Nguyễn Thị Hiển SVTH: Dương Hoài My

Theo số liệu thống kê của FCI, doanh thu bao thanh toán thế giới năm 2007 là 1.229.127 triệu Euro, tăng 14,53% so với năm 2006.(Xem bảng 1)

Bảng 1: Doanh thu bao thanh toán trên thế giới Năm BTT nội địa BTT quốc tế Tổng số

2002 681.281 42.916 724.197 2003 712.657 47.735 760.392 2004 791.950 68.265 860.215 2005 930.061 86.486 1.016.547 2006 1.030.598 103.690 1.134.288 2007 1.153.131 145.996 1.299.127 ( Nguồn FCI:www.factors-chain.com)

Ta thấy doanh số bao thanh tốn khơng ngừng gia tăng theo thời gian. Điều này chứng tỏ, các bên tham gia giao dịch ngày càng nhận ra những lợi ích đáng kể mà dịch vụ này mang lại cho họ trong đó, tỉ trọng doanh thu của bao thanh toán

Một phần của tài liệu nghiên cứu áp dụng nghiệp vụ bao thanh toán trong hoạt động tài trợ thương mại tại ngân hàng vietinbank chi nhánh khánh hòa (Trang 26 - 54)