III.3. Một số kiến nghị với nhà nước

Một phần của tài liệu nghiên cứu áp dụng nghiệp vụ bao thanh toán trong hoạt động tài trợ thương mại tại ngân hàng vietinbank chi nhánh khánh hòa (Trang 139 - 144)

nhánh Khánh Hòa đến khách hàng

III.3. Một số kiến nghị với nhà nước

tốn:

Tính cho đến thời điểm hiện nay, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chỉ mới ra Quyết định số 1096/2004/QĐ-NHNN vào năm 2004 để ban hành Quy chế hoạt động bao thanh toán. Quyết định này ra đời với một thái độ rất thận trọng, dè dặt và đã chưa mang lại hiệu quả thật sự. Chính vì vậy, NHNN cần sớm ban hành một văn bản, quy chế khác ngắn gọn, đầy đủ, khắc phục được những vấn đề chưa hoàn thiện trong quy chế cũ và thống nhất với thơng lệ, cơng ước về bao thanh tốn quốc tế. Văn bản mới này cần xem xét những vấn đề sau:

- Định nghĩa chính xác nghiệp vụ bao thanh tốn theo thơng lệ quốc tế. Cần có sự phân biệt rạch rịi giữa các thuật ngữ “cấp tín dụng” và “mua bán nợ”. Nên tách bạch hoạt động bao thanh toán với cho vay và hai nghiệp vụ này khơng nên được quản lý và kiểm sốt như nhau.

GVHD: TS. Nguyễn Thị Hiển SVTH: Dương Hoài My

- Cần mở rộng đối tượng cung ứng dịch vụ bao thanh tốn, khơng nên chỉ dừng lại trong phạm vi các tổ chức tín dụng, cần tiến tới việc thành lập các công ty bao thanh toán độc lập.

- Cần mở rộng phạm vi cung ứng dịch vụ bao thanh tốn, khơng nên chỉ bó hẹp trong hoạt động thương mại hàng hóa. Bởi vì hiện nay, lĩnh vực dịch vụ đang ngày càng được mở rộng và đây là một lĩnh vực đầy tiềm năng phát triển. Vì thế, nên thực hiện bao thanh toán đối với các khoản phải thu phát sinh từ hợp đồng dịch vụ.

- Nên bỏ quy định bên mua hàng phải gửi văn bản xác nhận và cam kết thanh toán cho đơn vị bao thanh toán. Qui định này làm hạn chế phạm vi hoạt động của đơn vị bao thanh toán cũng như quyền lợi sử dụng dịch vụ bao thanh toán của người bán. Mặt khác, xét về nguyên tắc, việc chuyển giao quyền đòi nợ từ bên bán cho đơn vị bao thanh tốn khơng cần phải có sự đồng ý của bên mua vì dù bên mua thanh toán tiền cho ai đi nữa, thì bên mua cũng khơng thể phủ nhận nghĩa vụ thanh tốn của mình trong hợp đồng thương mại.

- Hiện nay, khơng có quy định nào xác lập mối quan hệ của việc chuyển giao quyền đòi nợ của bên bán cho đơn vị bao thanh tốn. Vì thế, cần phải đưa ra quy định xác định điều kiện để việc chuyển giao quyền đòi nợ của các bên có hiệu lực.

- Nhằm hạn chế rủi ro cho tổ chức bao thanh tốn, nên có quy định về quyền

của chủ nợ đối với khoản phải thu. Đối với bao thanh tốn có truy địi, cần có quy định về quyền của đơn vị bao thanh toán đối với tài sản của người bán. Trong trường hợp người mua khơng thanh tốn hoặc người bán vi phạm hợp đồng, đơn vị bao thanh tốn có quyền truy địi lại số tiền đã ứng trước cho người bán. Nếu người bán mất khả năng hoàn trả, đơn vị bao thanh tốn sẽ có quyền đối với tài sản của người bán tương ứng với số tiền chưa hoàn trả. Đối với bao thanh tốn khơng truy địi, đơn vị bao thanh tốn cũng có quyền đối với tài sản của người mua tương ứng với số tiền chưa hoàn trả trong trường hợp người mua mất khả năng thanh tốn.

- Nên có quy định về các điều kiện giới hạn đối với người mua, hạn mức bao thanh toán tối đa của từng người mua so với vốn tự có của đơn vị bao thanh toán. Hiện nay, việc quy định về tổng số dư bao thanh tốn cho một khách hàng khơng vượt quá 15% vốn tự có của đơn vị bao thanh tốn là khơng hợp lý bởi vì rủi ro của đơn vị bao thanh tốn khơng phải chỉ nằm ở chỗ người bán mà còn ở khả năng thanh toán của người mua.

- Cần xem xét và quy định rõ việc áp dụng thuế chuyển nhượng đối với hoạt

động này. Hiện nay, vẫn chưa có bất kỳ văn bản pháp luật nào đề cập đến vấn đề này.

Thứ hai, NHNN cần nghiên cứu, xây dựng biên chế hạch toán kế toán chuẩn

mực dành cho hoạt động bao thanh toán:

Trong thời gian vừa qua, do thiếu văn bản hướng dẫn của NHNN về chế độ hoạch toán kế toán nên các đơn vị bao thanh toán tại Việt Nam buộc phải xây dựng chế độ hạch toán theo quy định hướng dẫn dành cho các sản phẩm dịch vụ khác và thực tế hoạt động kinh nghiệm của hệ thống. Chính điều đó sẽ dẫn đến tình trạng chế độ hoạch toán kế toán tại đơn vị bao thanh tốn khơng thống nhất, các cơ quan hữu quan rất khó quản lý theo dõi hoạt động bao thanh toán và sự phát triển của sản phẩm này. Do vậy, ban hành quy chế hoạch toán kế toán chung nhất dành cho hoạt động bao thanh toán là rất cần thiết và quan trọng

Quy chế hoạch toán kế toán được ban hành phải đạt đầy đủ những điều kiện cơ bản, ví dụ như:

- Đảm bảo tính chặt chẽ, nhất quán khi áp dụng vào thực tế. Ngân hàng nhà nước cần phải nghiên cứu, giả định các tình huống có thể xảy ra trong thực tế để sửa bổ sung khi cần thiết.

- Đảm bảo tính rõ ràng, mạch lạc khi phản ánh hoạt động bao thanh toán trên sổ sách kế toán.

GVHD: TS. Nguyễn Thị Hiển SVTH: Dương Hoài My

- Đối với những quy định hoạch toán kế toán áp dụng cho bao thanh toán xuất nhập khẩu, phải đảm bảo sự phù hợp với thông lệ quốc tế và những hiệp ước, thỏa thuận quốc tế mà Việt Nam tham gia.

Thứ ba, ban hành các quy định rõ ràng về gia hạn , chuyển nợ quá hạn trong

hoạt động bao thanh toán của các TCTD.Việc hướng dẫn cụ thể việc gia hạn, chuyển nợ quá hạn trong hoạt động bao thanh tốn khơng những giúp các đơn vị bao thanh toán tại Việt Nam có thể đánh giá chính xác hiệu quả hoạt động mà cịn giúp cho nhà nước có thể quản lý tốt hoạt động bao thanh toán ở cấp độ vĩ mô, hạn chế những tác động tiêu cực cho nền kinh tế. Những quy định về gia hạn, chuyển nợ quá hạn có thể bao gồm các nội dung sau:

- Những trường hợp nào được gia hạn các khoản phải thu.

- Thời gian cụ thể buộc phải chuyển khoản bao thanh tốn sang q hạn. - Mức trích dự phòng rủi ro khi gia hạn, chuyển nợ quá hạn.

- Những biện pháp chế tài về mặt hành chính, hình sự … khi các đơn vị bao thanh tốn khơng thực hiện đúng quy định quy định của nhà nước về trích dự phịng rủi ro.

Thứ tư, bổ sung nguyên tắc chung để xác định giá của các khoản phải thu, cách thức chứng nhận quyền sở hữu đối với khoản phải thu cho bên bao thanh toán trong hoạt động bao thanh toán để bảo đảm tính minh bạch, rõ ràng khi xảy ra tranh chấp của các bên tham gia bao thanh toán.

Thứ năm, thu thập những thông tin phản hồi từ các ngân hàng và dần hoàn

thiện quy chế bao thanh tốn. Có những quy định chặt chẽ hơn về việc chuyển nhượng nợ và quyền đòi nợ của người được chuyển nhượng. Quy chế phải quy định thêm rằng, người được chuyển nhượng nợ có quyền đối với tài sản phát mãi khi người chuyển nhượng nợ và con nợ bị phá sản.

Thứ sáu, đỡ đầu cho việc thành lập Hiệp hội bao thanh tốn Việt Nam, khuyến khích các ngân hàng tham gia để được cung cấp thông tin cũng như các ngân hàng có thể hỗ trợ cho nhau trong quá trình thực hiện nghiệp vụ bao thanh toán.

Thứ bảy, nghiên cứu quy chế thành lập các cơng ty bao thanh tốn độc lập - (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Làm đầu mối liên hệ với các ngân hàng trên thế giới giúp cho công tác đào tạo nghiệp vụ bao thanh toán

Thứ tám, kiện toàn trung tâm CIC ( Trung tâm thơng tin tín dụng). Ngân

hàng Nhà nước cho phép Trung tâm Thơng tin tín dụng chính thức thực hiện nghiệp vụ xếp hạng tín dụng doanh nghiệp. Đây là địa chỉ đầu tiên của Việt Nam trong lĩnh vực này. Theo Quyết định 1253/QĐ-NHNN, do Phó thống đốc Trần Minh Tuấn ký ban hành, Trung tâm Thơng tin tín dụng (CIC) chính thức được phép thực hiện nghiệp vụ phân tích và xếp hạng tín dụng doanh nghiệp nhằm mục đích tăng cường cơng tác quản lý rủi ro trong hệ thống ngân hàng và đánh giá.

Thứ chín, mở rộng đối tượng bao thanh toán và phạm vi điều chỉnh của các

khoản phải thu để đưa quy chế bao thanh toán của nước ta tiến gần với các công ước quốc tế , thông lệ quốc tế về bao thanh toán, đáp ứng nhu cầu mới khi Việt Nam hòa nhập mạnh vào nền kinh tế quốc tế.

* Tóm lại, để Vietin Bank có thể phát triển được sản phẩm bao thanh tốn hồn thiện nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế cần sự cố gắng và nỗ lực của rất nhiều phía, tuy nhiên cái gốc sẽ vẫn là những điều chỉnh phù hợp của các văn bản pháp luật hiện hành sao cho vẫn giữ được những đặc trưng vốn có của loại nghiệp vụ đặc biệt này và đồng thời phát huy hiệu quả trong quá trình triển khai thực hiện nghiệp vụ. Các giải pháp được nêu ra trên đây phần nào đáp ứng được nhu cầu cấp thiết để Vietin Bank phát huy hiệu quả việc thẩm định và cung cấp một dịch vụ BTT hoàn hảo và có lợi nhất. Tuy vẫn cịn nhiều việc phải hồn thiện, nhưng theo em cần phát triển nhanh nghiệp vụ bao thanh tốnVietin Bank, góp phần đa dạng hóa sản phẩm ngân hàng, qua đó sẽ thúc đẩy hoạt động thương mại của Vietin Bank phát triển, hoạt động kinh doanh sẽ tăng trưởng nhanh và ổn định hơn.

GVHD: TS. Nguyễn Thị Hiển SVTH: Dương Hoài My

KẾT LUẬN

Một phần của tài liệu nghiên cứu áp dụng nghiệp vụ bao thanh toán trong hoạt động tài trợ thương mại tại ngân hàng vietinbank chi nhánh khánh hòa (Trang 139 - 144)