Đánh giá các yếu tố môi trường bên trong

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH xây dựng chiến lược của nhà máy chế biến thực phẩm đồng nai đến năm 2020 (Trang 63 - 64)

CHƯƠNG 2 : PHÂN TÍCH MƠI TRƯỜNG SẢN XUẤT KINH

2.3. Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của D&F

2.3.5. Đánh giá các yếu tố môi trường bên trong

Qua kết quả khảo sát các chuyên gia là những người am hiểu về lĩnh vực thực phẩm và có quan tâm đến D&F, gồm Lãnh đạo trực tiếp tại D&F, của Tổng công ty Công nghiệp thực phẩm Đồng Nai, các giảng viên Trường Đại học Nông Lâm

TP.HCM, Công ty tư vấn (danh sách chuyên gia tại Phục lục 2). Phương pháp khảo sát, độ tin cậy của mẫu khảo sát đảm bảo, cách tính tốn… được trình bày tại Điểm 1 và Điểm 2 Phụ lục 3. Tác giả đã tính tốn và tổng hợp theo Ma trận IFE với tổng số

điểm là 2,38 (xin xem cách tính tốn tại Điểm 4 Phụ lục 3).

Nhận xét: Số điểm quan trọng tổng cộng là 2,38, dưới mức trung bình (mức

trung bình = 2,50) cho thấy phản ứng của D&F đối với các yếu tố bên trong (nội bộ) là yếu, nên chưa phát huy được thế mạnh của mình.

Nguyên nhân là ngay sau khi D&F đi vào hoạt động gặp ảnh hưởng của cuộc

khủng hoảng kinh tế thế giới và từ đó đến nay Việt Nam đã nhiều lần điều chỉnh

liên tục điều chỉnh chính sách nội bộ. Điều này dẫn đến chiến lược kinh doanh của

D&F và công tác quản lý điều hành, xây dựng nội bộ của D&F cũng liên tục thay

đổi, không theo đúng định hướng ban đầu khi xây dựng dự án. Do vậy, tuy đã hoạt động từ cuối năm 2007, nhưng đến nay hoạt động sản xuất kinh doanh của D&F vẫn

chưa đi vào ổn định, chưa xây dựng được đội ngũ nhân sự chuyên nghiệp và hiện đại

để phát huy hết những ưu thế về máy móc thiết bị và dây chuyền công nghệ hiện đại đã đầu tư. Hay nói cách khác, bộ máy tổ chức, quản lý, nhân sự chưa đồng bộ với hệ

thống máy móc thiết bị, dây chuyền cơng nghệ hiện đại đã được đầu tư. Qua đây, cần tìm ra các giải pháp nhằm hạn chế, khắc phục những điểm yếu để D&F hoạt động có hiệu quả hơn, như:

- Cần chú trọng mạnh cho công tác Marketing, quảng bá sản phẩm: trong tương lai môi trường cạnh tranh giữa các doanh nghiệp cùng ngành nghề ngày càng trở nên gay gắt, chắc chắn hoạt động Marketing sẽ trở nên vô cùng cần thiết trong hoạt động của đơn vị.

- Đào tạo nguồn nhân lực: phải xác định nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng

ảnh hưởng đến sự sống còn của doanh nghiệp, D&F nên chú trọng phát triển trình độ

tay nghề, có chính sách thu hút lao động, tận dụng thu hút nguồn lao động tại địa

phương nhằm giảm thiểu chi phí cho doanh nghiệp và tạo công ăn việc làm cho

nguồn lao động xã hội.

- Trình độ quản lý: vì địa điểm của D&F ở khu vực xa thành phố nên có chính sách thu hút nhân tài, đãi ngộ “hiền tài” và giữ chân nhà quản lý giỏi.

- Vì là một thương hiệu mới ra đời nên tập trung công tác nghiên cứu và phát

triển, đặc biệt thương hiệu là một yêu cầu vô cùng quan trọng trong giai đoạn đầu

của D&F. Phải luôn đặt chất lượng sản phẩm làm nền tảng cho sự cạnh tranh, mang lại cho khách hàng những sản phẩm có giá trị gia tăng và chất lượng cao nhất.

- Tiếp tục phát huy những ưu thế hiện có như máy móc thiết bị hiện đại, nguồn tài chính mạnh từ Tổng cơng ty, đẩy mạnh liên kết với các đơn vị thành viên trong

Tổng công ty để có được nguồn cung cấp nguyên liệu phong phú, ổn định.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH xây dựng chiến lược của nhà máy chế biến thực phẩm đồng nai đến năm 2020 (Trang 63 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)