Phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH xây dựng chiến lược của nhà máy chế biến thực phẩm đồng nai đến năm 2020 (Trang 58 - 60)

CHƯƠNG 2 : PHÂN TÍCH MƠI TRƯỜNG SẢN XUẤT KINH

2.3. Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của D&F

2.3.3.1. Phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh

Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của D&F trong 3 năm 2008, năm 2009 và năm 2010.

Bảng 2.6: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của D&F

ĐVT: Triệu đồng

STT Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

1 Doanh thu 61.552 121.141 130.745 2 Chi phí 78.213 158.002 143.572 3 Kết quả hoạt động (lãi/lỗ) (16.661) (36.861) (12.827) 4 Thuế và các khoản nộp NSNN 2.216 4.934 1.876

Nguồn: Báo cáo tài chính của D&F các năm 2008, 2009 và 2010

Tình hình sản xuất kinh doanh của D&F sau 03 năm hoạt động vẫn gặp nhiều

khó khăn. Mặc dù, doanh thu năm sau có cao hơn năm trước, nhưng chỉ tăng với tỉ lệ rất nhỏ, vẫn chưa mang lại hiệu quả hoạt động cho D&F (lỗ), tổng số lỗ lũy kế đến

ngày 31/12/2010 là 66,349 tỷ đồng, nguyên nhân lỗ do một số yếu tố sau:

- D&F mới xây dựng và hoạt động nên chi phí ban đầu cao như chi phí xây

dựng thương hiệu, quảng bá sản phẩm, khấu hao nhà xưởng, máy móc thiết bị, phân bổ chi phí đầu tư ban đầu…

năm 2008 – 2010, Chính phủ đã nhiều lần thực hiện chính sách bình ổn giá và các

siêu thị là những đối tượng đi đầu về chính sách bình ổn giá của Chính phủ. Theo đó, D&F là nhà cung cấp cho hệ thống siêu thị cũng thực hiện chính sách này nghiêm túc (vì là doanh nghiệp Nhà nước) nên giá đầu vào của D&F tăng cao (theo giá thị

trường) nhưng giá đầu ra không tăng hoặc tăng không đáng kể so với giá nguyên liệu

đầu vào do thực hiện chính sách bình ổn giá.

- Thị trường tiêu thụ còn nhỏ, sản phẩm D&F hiện cung cấp cho hệ thống siêu thị chiếm trên 90% thị phần của D&F, các phân khúc thị trường khác chưa phát triển. Việc phát triển thị trường thông qua hệ thống các cửa hàng bán lẻ còn nhiều hạn chế, chưa phát huy hiệu quả do sản phẩm chưa phong phú (sản phẩm chủ yếu của D&F là hàng tươi sống).

- Máy móc thiết bị của D&F hoạt động chưa đạt công suất thiết kế, năng lực

sản xuất còn dư thừa nhiều.

Qua các biểu đồ tại Hình 2.2 và Hình 2.3, ta thấy sản phẩm thịt heo là sản phẩm chủ lực và đem lại doanh thu nhiều nhất cho D&F và sản phẩm chế biến chỉ chiểm tỉ trọng nhỏ trong cơ cấu sản phẩm. Sản phẩm bán ra và doanh thu đem lại cho D&F năm sau đều cao hơn năm trước, tuy nhiên với sản lượng tiêu thụ và doanh thu này vẫn chưa mang lại lợi nhuận cho D&F sau 03 năm hoạt động do sản lượng sản xuất chỉ đạt khoảng trên 10% công suất thiết kế. Vì vậy, cần phải nỗ lực đẩy mạnh sản

lượng tiêu thụ hoặc bằng cách nào đó đưa cơng suất hoạt động của máy móc thiết bị

đạt cơng suất thiết kế thì hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của D&F mới có

- 500 1,000 1,500 2,000 2,500

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

1,100 2,300 1,900 600 900 700 35 100 100 Thịt heo Thịt gà Sản phẩm chế biến

Hình 2.2: Sản lượng tiêu thụ qua 3 năm 2008, 2009 và 2010 3 năm 2008, 2009 và 2010

Hình 2.3: Doanh thu tiêu thụ qua 3 năm 2008, 2009 và 2010 3 năm 2008, 2009 và 2010

thể được cải thiện và có lợi nhuận.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH xây dựng chiến lược của nhà máy chế biến thực phẩm đồng nai đến năm 2020 (Trang 58 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)