II- Các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của Công ty
2- Các biện pháp bảo toàn vốn lưu động
3.2. Tiết kiệm chi phí, sử dụng hợp lý, giảm chi phí kinh doanh để tăng tích luỹ vốn
- Giảm chi phí mua hàng: chi phí mua hàng được tính bằng tích số của khối lượng mua và đơn giá mua một đơn vị. Mục đích mua vào là để bán ra nên chỉ có thể
giảm đơn giá mua tính trên một đơn vị sản phẩm thông qua nghiên cứu tình hình cung ứng trên thị trường để lựa chọn nguồn hàng ổn định, chất lượng tốt và giá cả hợp lý. - Giảm chi phí vận tải: chi phí vận tải (chi phí lưu thông) là chi phí chiếm tỷ trọng lớn trong hoạt động kinh doanh có thể làm tăng chi phí đầu vào (vận chuyển hàng hóa từ nguồn hàng) và tăng chi phí đầu ra (vận chuyển đến người tiêu dùng) vì vậy cần: tính toán sự vận động hàng hóa hợp lý từ nguồn hàng đến nơi tiêu dùng; lựa chọn tuyến đường, phương thức vận chuyển phù hợp, tổ chức tốt công tác bốc dỡ hai đầu; sử dụng phương thức vận chuyển tiên tiến.
- Giảm chi phí bảo quản, hao hụt hàng hóa trong kinh doanh thông qua việc áp dụng phương tiện, thiết bị bảo quản tiên tiến, kiểm tra số lượng và chất lượng hàng nhập xuất để hạn chế hao hụt, mất mát, không ngừng hoàn thiện các định mức hao hụt, nâng cao trình độ nghiệp vụ kỹ thuật bảo quản của cán bộ trong kho; thực hiện chế độ trách nhiệm vật chất trong bảo quản sử dụng hàng hóa, tài sản của doanh nghiệp.
- Giảm chi phí quản lý thông qua tinh giản bộ máy quản lý, sử dụng phương tiện kỹ thuật trong quản lý để nâng cao năng suất và chất lượng công tác: giảm bớt các thủ tục quản lý hành chính rườm rà không thiết thực nâng cao chất lượng hoạt động kinh doanh.
- Giảm chi phí bán hàng thông qua lựa chọn kênh phân phối phù hợp; sử dụng phương thức bán hàng văn minh hiện đại nâng cao doanh số bán; lựa chọn các hình thức quảng cáo, khuyến mại lôi kéo khách hàng; đào tạo đội ngũ nhân viên bán hàng. - Bảo hiểm “đúng” cho hàng hóa, tài sản kinh doanh: lựa chọn điều kiện bảo hiểm phù hợp với từng loại hàng hóa, tài sản; lựa chọn phương thức bảo hiểm và xác định giá trị bảo hiểm để nếu xảy ra tổn thất thì được bồi thường, đồng thời tiết kiệm chi phí bảo hiểm.
3.3. Tăng cường công tác quản lý tài chính
- Hạch toán theo dõi đầy đủ, chính xác, kịp thời tình hình thu, chi của doanh nghiệp.
- Chấp nhận việc thanh toán để giảm chi phí giảm lãi vay ngân hàng.
- Quản lý chặt chẽ vốn, chống tham ô, lãng phí và giảm những thiệt hại do phạt hợp đồng, vay, trả của công ty.
Kết luận
Nhu cầu về vốn luôn gắn liền với vấn đề sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn huy động. Huy động đủ vốn là tiền đề có thể sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn này. Ngược lại, sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn lại có tác động trở lại làm tăng khả năng tạo thêm vốn cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp thương mại.
Hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp thương mại Việt Nam đều trong tình trạng thiếu vốn kinh doanh nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tình hình huy động và sử dụng vốn của các doanh nghiệp thương mại đang gặp rất nhiều khó khăn. Vốn đã thiếu lại sử dụng kém hiệu quả, lãng phí và không Vì vậy, cần phải có biện pháp nhằm huy động và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh cho các doanh nghiệp thương mại một cách đồng bộ và hợp lý cả tầm vĩ mô và vi mô.
Qua bản báo cáo, có thể thấy được các mặt đạt được cũng như các mặt còn hạn chế, đòi hỏi công ty phải cố gắng nhiều hơn nữa. Đặc biệt trong cơ chế thị trường hiện nay công ty phải cố những kế hoạch phát triển rõ ràng về công tác mở rộng thị trường, tìm kiếm thêm nhà cung cấp, quản lý chi phí ... nhằm mục tiêu tăng lợi nhuận, ổn định việc làm và tăng thu nhập cho người lao động...
Tài liệu tham khảo
1. Tài chính doanh nghiệp. – Tác giả: TS. Nghiêm Sĩ Thương. - ĐHBK Hà Nội.
2. Phân tích kinh doanh doanh nghiệp. – Tác giả: TS. Nguyễn Minh Phương và TS. Nguyễn Văn Công ,đồng chủ biên. - ĐHKTQD – Chịu trách nhiệm xuất bản: GS. TS. Nguyễn Quang Quynh.
3. Giáo trình Kinh tế thương mại (PGS.PTS Nguyễn Duy Bột-PGS.PTS Đặng Đình Đào) nhà xuất bản giáo dục 1997.
4. Giáo trình Quản trị doanh nghiệp thương mại. PGS.PTS Hoàng Minh Đường- PTS Nguyễn Thừa Lộc. Nhà xuất bản giáo dục-1998.
5. Giáo trình Quản trị doanh nghiệp thương mại (Dùng cho cao học). TS Nguyễn Xuân Quang- TS Nguyễn Thừa Lộc. Nhà xuất bản thống kê-1999.
6. Giáo trình Lý thuyết tài chính tiền tệ (PTS Nguyễn Ngọc Hùng- Trường ĐH Kinh tế Thành Phố HCM). Nhà xuất bản Thống Kê 1998.
* Các tạp chí - Phát triển KT số 84 năm 1997, số 97 năm 1998.
- Ngân hàng só 12 năm 1996, số 7 năm 1997. - Kinh tế và dự báo số 9 năm 1997.
Mục lục
Phần I: Lý luận chung về vốn và sử dụng vốn trong doanh nghiệp thương mại .... 3
I- Khái niện và vai trò của vốn trong hoạt động kinh doanh thương mại ... 3
1- Khái niệm ... 3
2- Vai trò của vốn kinh doanh ... 4
II- Phân loại và đặc điểm của nguồn vốn kinh doanh ở các doanh nghiệp thương mại5 1- Phân loại vốn kinh doanh ... 5
2- Vốn kinh doanh của doanh nghiệp thương mại... 7
2.1. Vốn cố định ... 7 2.1.1. Khái niệm ... 7 2.1.2. Đặc điểm của TSCĐ ... 8 2.1.3. Phân loại vốn cố định... 9 2.2. Vốn lưu động ... 11 2.2.1. Khái niệm ... 11
2.2.2. Đặc điểm của tài sản lưu động ... 13
2.2.3. Phân loại vốn lưu động ... 13
2.2.4. Vai trò của vốn lưu động trong các doanh nghiệp thương mại ... 15
3- Đặc điểm của vốn kinh doanh ... 16
III- Nguồn gốc hình thành vốn kinh doanh ... 17
1- Nguồn vốn chủ sở hữu ... 17
IV- Các chỉ tiêu đáng giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh ... 21
1- Các chỉ tiêu phân tích tình hình sử dụng vốn và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh 21 2- Phân tích hiệu quả sử dụng vốn cố định ... 22
3- Phân tích sử dụng vốn lưu động ... 23
4- Chỉ tiêu về khả năng sinh lời ... 25
Phần II: Tình hình sử dụng vốn của Công ty Thương mại Công nghệ phẩm Hà Tây26 I- Một vài nét khái quát về Công ty Thương mại Công nghệ phẩm Hà Tây ... 26
1- Quá trình hình thành và phát triển ... 26
2- Chức năng và nhiệm vụ ... 27
2.1. Chức năng ... 27
2.2. Nhiệm vụ ... 27
3- Cơ cấu tổ chức bộ máy ... 27
4- Môi trường kinh doanh của Công ty ... 30
4.1. Môi trường bên trong ... 30
4.2. Môi trường bên ngoài... 31
5- Tình hình mua bán của Công ty ... 32
5.1. Quy trình mua bán hàng hoá ... 32
5.2. Tình hình mua bán hàng hoá ... 33
5.2.1. Tình hình mua vào của Công ty ... 33
5.2.2. Tình tình bán của Công ty ... 34
6- Tình hình lao động và tiền lương của Công ty ... 36
6.1. Cơ cấu nhân sự của Công ty ... 36
6.3. Các vấn đề về tiền lương, tiền thưởng đối với người lao động ... 38
II- Hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Thương mại Công nghệ phẩm Hà Tây ... 40
1- Các bảng báo cáo tài chính của Công ty ... 40
1.1. Bảng cân đối kế toán ... 40
1.2. Bảng báo cáo kết quả kinh doanh ... 40
2- Tình hình tài sản của Công ty ... 41
2.1. Tình hình sử dụng tài sản ... 41
2.2. Các chỉ tiêu đánh giá tình hình sử dụng tài sản ... 44
2.2.1. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng TSCĐ ... 44
2.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá sử dụng tài sản lưu động ... 46
3- Tình hình vốn của Công ty ... 49
3.1. Tình hình sử dụng vốn ... 49
3.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn ... 52
4- Khả năng sinh lời ... 54
III- Các biện pháp huy động và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Công nghệ phẩm Hà Tây ... 61
I- Tình hình huy động vốn tại Công ty Công nghệ phẩm Hà Tây ... 61
1- Các biện pháp huy động vốn ... 61
1.1. Các biện pháp huy động vốn từ ngân sách Nhà nước ... 62
1.2. Các biện pháp huy động vốn từ ngân hàng ... 62
1.3. Tiến hành cổ phần hoá ... 62
1.4. Tiến hành liên doanh, liên kết để cùng phát triển ... 63
2- Tình hình huy động vốn của Công ty ... 63
1- Các biện pháp bảo toàn vốn cố định ... 65
2- Các biện pháp bảo toàn vốn lưu động ... 67
3- Các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của Công ty ... 69
3.1. Tăng nhanh vòng quay của vốn lưu động ... 69
3.2. Tiết kiệm chi phí, sử dụng hợp lý, giảm chi phí kinh doanh để tăng tích luỹ vốn ... 70
3.3. Tăng cường công tác quản lý hành chính ... 71
Kết luận ... 72