Các biện pháp bảo toàn vốn cố định

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Vốn và các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong doanh nghiệp ppt (Trang 69 - 82)

II- Các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của Công ty

1-Các biện pháp bảo toàn vốn cố định

Bảo toàn vốn cố định là giữ cho TSCĐ không bị lạc hậu kỹ thuật và không bị loại khỏi dây chuyền sản xuất kinh doanh trước khi hết thời hạn sử dụng. Nghĩa là vốn cố định phải được bảo toàn về cả về mặt hữu hình và vô hình.

 Về mặt hữu hình cần quản lý chặt chẽ không làm mất mát, thực hiện quy chế sử dụng, sữa chữa bảo dưỡng không bị TSCĐ bị hư hỏng trước thời hạn và nâng cao năng lực hoạt động của TSCĐ.

 Về mặt vô hình phải chủ động đổi mới, thay thế TSCĐ kể cả loại chưa hết thời gian khấu hao.

Trong ba năm gần đây số vốn cố định mà công ty phải bảo toàn tăng lên đãng kể, điều đó cũng có nghĩa việc quản lý và sử dụng vốn cố định càng thêm nặng nề.

Về phương thức tính khấu hao công ty áp dụng phương thức khấu hao đều, thời gian sử dụng bình quân theo kế hoạch của TSCĐ là 10 năm và số tháng sử dụng bình quân trong mỗi năm là 8 tháng, cụ thể:

NGTSCĐ - Giá trị còn lại TSCĐ Khấu hao đều =

Thời gian sử dụng

Nguyên giá TSCĐ phải tính khấu hao tăng bình quân trong năm được tính như sau:

NG TSCĐ phải NG TSCĐ tăng trong kỳ Số tháng sử tính khấu hao tăng = * dụng TSCĐ

BQ trong kỳ 12

Biểu 13: Tình hình bảo toàn TSCĐ

Đơnvị: 1000VNĐ Chỉ tiêu Thực hiện 1999 Thực hiện 2000 Chênh lệch Thực hiện 2001 Chênh lệch Số tiền % Số tiền % NG TSCĐ bình quân 2 782 430 2 794 700 12270 0.4 2 982 560 187 860 6.7 Giá trị còn lại bình quân 774 862 778 430 3568 0.5 957 468 179038 23. 1 KH đã trích trong kỳ 200756.8 201627 870.2 4.3 202509.2 882.2 4.4 Hệ số điều chỉnh TSCĐ - 1.0 1.1 Số TSCĐ phải bảo toàn - 2780933 2870196 89263 4.1 Hao phí TSCĐ 0.17 0.15 -0.02 0.1 0.13 -0.02 0.1 3

Nguồn: Phòng kế toán tài vụ.

Bảo toàn được số vốn cố định là mục tiêu quan trọng mà doanh nghiệp phải tìm mọi cách để đạt được. Qua biểu trên ta thấy số TSCĐ phải bảo toàn của công ty năm 2001tăng 89 263 000đ tương đương với 4.1% so với năm 2000. Mức hao phí TSCĐ cũng đã giảm trong ba năm gần đây, điều này đã chứng tỏ công ty đã sử dụng TSCĐ tiết kiệm hơn, đây là dấu hiệu đáng mừng mà công ty cần phải phát huy. Khấu hao

phải trích trong kỳ năm 2000 so với năm 1999 tăng 870 200đ với tỷ lệ tăng là 4.3% và năm 2001 cũng tăng 882 200đ tương đương với 4.4% so với năm 2000.

Từ trước đến nay vấn đề bảo toàn vốn cố định luôn được công ty quan tâm đúng mức. Công ty đã có các biện pháp cụ thể để bảo toàn và phát triển nguồn vốn cố định về trước mắt và lâu dài, cụ thể các biện pháp đó là:

- Xác định cơ cấu vốn cố định và tỷ trọng từng loại TSCĐ phù hợp với mục tiêu và chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.

- Đánh giá lại TSCĐ trong kỳ, xác định tỷ giá hối đoái để phản ánh giá trị của TSCĐ nhập khẩu.

- Xác định số vốn cố định phải bảo toàn trong kỳ theo công thức: Số VCĐ VCĐ Khấu hao cơ

*

Hệ số điều Tăng giảm phải bảo toàn = được giao - bản đã trích chỉnh giá +,- VCĐ trong kỳ đầu kỳ trong kỳ trị TSCĐ trong kỳ

- Trích khấu hao theo giá hiện hành chứ không theo giá kế hoạch, giá nguyên thuỷ TSCĐ. TSCĐ đầu tư theo nguồn vốn nào phải khấu hao theo nguồn vốn đó.

- Xác định tỷ lệ khấu hao hợp lý vừa đảm bảo tiêu thụ hàng hóa có lợi nhuận vừa thực hiện được cải tiến kỹ thuật.

- Không mua sắm thiết bị máy móc lạc hậu kỹ thuật.

- Kéo dài thời gian làm việc của TSCĐ bằng cách chăm sóc tu bổ, bảo quản tốt. - Tăng mức sử dụng TSCĐ trong một đơn vị thời gian.

- Tiến hành hạch toán phân tích hiệu quả của từng loại để có biện pháp xử lý phù hợp.

- Có hướng giải quyết kịp thời với TSCĐ không cần dùng hoặc không có hiệu quả kinh tế.

- Không ngừng nâng cao trình độ cán bộ công nhân viên và quy định chế độ trách nhiệm sử dụng quản lý TSCĐ trong doanh nghiệp.

2. Bảo toàn vốn lưu động.

Trong các doanh ngiệp thương mại vốn lưu động chiếm tới 70 – 80% tổng số vốn của công ty, chính vì vậy việc bảo toàn và sử dụng vốn lưu động một cách có hiệu là một vấn đề hết sức quan trọng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trên đây ta xét khả năng tăng nhanh vòng quay vốn lưu động của công ty.

Tổng doanh thu thuần Số vòng quay của VLĐ =

VLĐ bình quân

Vốn lưu động mà công ty phải bảo toàn trong năm bằng vốn lưu động được giao đầu năm nhân với hệ số trượt giá trên thị trường vào thời điểm đó.

Biểu 14: Vòng quay VLĐ Đơn vị: 1000VNĐ Chỉ tiêu Thực hiện 1999 Thực hiện 2000 So sánh Thực hiện 2001 So sánh tiền % tiền %

Doanh thu thuần 16 188 577 18 381 200 2192623 13.5 21 769 000 338720 0 18.4 VLĐ bình quân. 3 424 066 3 520 920 96854 2.83 4 322 800 801 880 23 Vòng quay VLĐ 4.7 5.2 0.5 10.6 5.0 -0.2 3.8 Hệ số trượt giá 0.91 0.95 0.96 VLĐ phải bảo toán 3150141 3344874 194733. 3 6.2 4149888 805014 24

Nguồn: Phòng kế toán tài vụ.

Qua biểu ta thấy vòng quay VLĐ chỉ tăng trong năm 2000 là 5.2 lần nhưng đến năm 2001 lại giảm xuống còn 5.0 lần, điều này chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty không đạt hiệu quả nhiều đặc biệt là trong năm 2001.

Vì tổng vốn lưu động bình quân tăng lên đáng kể đồng thời hệ số trượt giá lại tăng dần do tình hình kinh tế trong nước phát triển khá ổn định, chính vì vậy mà lượng vốn công ty phải bảo toàn cũng tăng lên. Điều này làm trách nhiệm của các cấp quản ngày càng trở nên nặng nề.

Hiện nay công ty có các biện pháp bảo nhằm bảo toàn vốn lưu động, cụ thể: - Về hiện vật:

Tổng VLĐ đầu kỳ Tổng VLĐ cuối kỳ

Giá 1 đơn vị hàng hóa Giá 1 đơn vị hàng hóa - Về giá trị: Phải xác định số vốn lưu động cần bảo toàn đến cuối năm.

Nói cách khác vốn lưu động đầu kỳ và cuối kỳ phải tương đương (có sức mua như nhau).

- Xác định cơ cầu vốn lưu động của doanh nghiệp hợp lý, xác định mức dự trữ hàng hóa vừa đảm bảo đủ hàng cho khách hàng nhưng không gây ứ đọng vốn.

- Một mặt hạn chế hàng hóa kém, mất phẩm chất bằng tăng cường công tác bảo quản, mặt tích cực xử lý hàng hóa chậm lưu chuyển, hàng hóa ứ đọng.

- Tăng cường lưu chuyển hàng hóa bằng các biện pháp khác nhau.

- Xác định cơ cấu các nhóm hàng hóa làm cơ sở tính toán bảo toàn VLĐ đối với bộ phận dự trữ hàng hóa.

- Tổ chức tốt công tác thanh quyết toán, giảm công nợ dây dưa. - Thành lập quỹ dự phòng tài chính để bù đắp trượt giá bảo toàn vốn.

Quỹ dự phòng tài chính bảo toàn VLĐ = doanh số bán trong kỳ  tỷ lệ bảo toàn VLĐ. - Xác định phương thức quản lý vốn đối với xí nghiệp, cửa hàng trực thuộc doanh nghiệp. = Số VLĐ phải bảo toàn VLĐ được giao đầu năm Hệ số trượt giá VLĐ = = X

3. Các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của công ty.

3.1. Tăng nhanh vòng quay của vốn lưu động.

Công ty tiến hành đẩy mạnh bán ra, thu hút nhiều khách hàng trên cơ sở chất lượng hàng hóa tốt và số lượng bảo đảm. Mở rộng lưu chuyển hàng hóa trên cơ sở tăng năng suất lao động, tăng cường mạng lưới bán hàng để phục vụ thuận tiện cho khách hàng. Công ty chú trọng mở rộng và phát triển mạng lưới đại lý trên địa bàn tỉnh và các vùng giáp danh đặc biệt là những khu vực có tiềm năng. Giải pháp này khắc phục được tình trạng mua đi bán lại qua nhiều khâu dẫn tới tăng giá cả vừa tiết kiệm được VLĐ ứng trước, tăng nhanh vòng quay của vốn. Mặt khác, tận dụng được tốt hơn những cơ sở vật chất: cửa hàng, kho tàng, phương tiện vận chuyển, tiết kiệm lao động xã hội, tăng hiệu quả kinh doanh.

Trên đây là một số biện pháp công ty cần chú trọng để làm tăng nhanh vòng quay VLĐ.

- Giảm thiểu các chi phí phát sinh không cần thiết, sử dụng hợp lý tiết kiệm từng đồng vốn bỏ ra.

- Bố trí lại hàng hoá, nhà kho, bến bãi một cách khoa học thuận tiện cho việc bốc xếp, vận chuyển.

- Xem xét lại lãi suất vay liệu có qúa cao không để có những đối sách thương lượng kịp thời.

- Tiến hành kiểm tra, giám sát thường xuyên để không xẩy ra thiếu hụt, mất mát hàng hoá.

- Thường xuyên tiến hành hạch toán lại chi phí để có những chính sách điều chỉnh kịp thời.

3.2 Tiết kiệm chi phí sử dụng hợp lý, giảm chi phí kinh doanh để tăng tích luỹ vốn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Giảm chi phí mua hàng: chi phí mua hàng được tính bằng tích số của khối lượng mua và đơn giá mua một đơn vị. Mục đích mua vào là để bán ra nên chỉ có thể

giảm đơn giá mua tính trên một đơn vị sản phẩm thông qua nghiên cứu tình hình cung ứng trên thị trường để lựa chọn nguồn hàng ổn định, chất lượng tốt và giá cả hợp lý. - Giảm chi phí vận tải: chi phí vận tải (chi phí lưu thông) là chi phí chiếm tỷ trọng lớn trong hoạt động kinh doanh có thể làm tăng chi phí đầu vào (vận chuyển hàng hóa từ nguồn hàng) và tăng chi phí đầu ra (vận chuyển đến người tiêu dùng) vì vậy cần: tính toán sự vận động hàng hóa hợp lý từ nguồn hàng đến nơi tiêu dùng; lựa chọn tuyến đường, phương thức vận chuyển phù hợp, tổ chức tốt công tác bốc dỡ hai đầu; sử dụng phương thức vận chuyển tiên tiến.

- Giảm chi phí bảo quản, hao hụt hàng hóa trong kinh doanh thông qua việc áp dụng phương tiện, thiết bị bảo quản tiên tiến, kiểm tra số lượng và chất lượng hàng nhập xuất để hạn chế hao hụt, mất mát, không ngừng hoàn thiện các định mức hao hụt, nâng cao trình độ nghiệp vụ kỹ thuật bảo quản của cán bộ trong kho; thực hiện chế độ trách nhiệm vật chất trong bảo quản sử dụng hàng hóa, tài sản của doanh nghiệp.

- Giảm chi phí quản lý thông qua tinh giản bộ máy quản lý, sử dụng phương tiện kỹ thuật trong quản lý để nâng cao năng suất và chất lượng công tác: giảm bớt các thủ tục quản lý hành chính rườm rà không thiết thực nâng cao chất lượng hoạt động kinh doanh.

- Giảm chi phí bán hàng thông qua lựa chọn kênh phân phối phù hợp; sử dụng phương thức bán hàng văn minh hiện đại nâng cao doanh số bán; lựa chọn các hình thức quảng cáo, khuyến mại lôi kéo khách hàng; đào tạo đội ngũ nhân viên bán hàng. - Bảo hiểm “đúng” cho hàng hóa, tài sản kinh doanh: lựa chọn điều kiện bảo hiểm phù hợp với từng loại hàng hóa, tài sản; lựa chọn phương thức bảo hiểm và xác định giá trị bảo hiểm để nếu xảy ra tổn thất thì được bồi thường, đồng thời tiết kiệm chi phí bảo hiểm.

3.3. Tăng cường công tác quản lý tài chính

- Hạch toán theo dõi đầy đủ, chính xác, kịp thời tình hình thu, chi của doanh nghiệp.

- Chấp nhận việc thanh toán để giảm chi phí giảm lãi vay ngân hàng.

- Quản lý chặt chẽ vốn, chống tham ô, lãng phí và giảm những thiệt hại do phạt hợp đồng, vay, trả của công ty.

Kết luận

Nhu cầu về vốn luôn gắn liền với vấn đề sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn huy động. Huy động đủ vốn là tiền đề có thể sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn này. Ngược lại, sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn lại có tác động trở lại làm tăng khả năng tạo thêm vốn cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp thương mại.

Hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp thương mại Việt Nam đều trong tình trạng thiếu vốn kinh doanh nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tình hình huy động và sử dụng vốn của các doanh nghiệp thương mại đang gặp rất nhiều khó khăn. Vốn đã thiếu lại sử dụng kém hiệu quả, lãng phí và không Vì vậy, cần phải có biện pháp nhằm huy động và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh cho các doanh nghiệp thương mại một cách đồng bộ và hợp lý cả tầm vĩ mô và vi mô.

Qua bản báo cáo, có thể thấy được các mặt đạt được cũng như các mặt còn hạn chế, đòi hỏi công ty phải cố gắng nhiều hơn nữa. Đặc biệt trong cơ chế thị trường hiện nay công ty phải cố những kế hoạch phát triển rõ ràng về công tác mở rộng thị trường, tìm kiếm thêm nhà cung cấp, quản lý chi phí ... nhằm mục tiêu tăng lợi nhuận, ổn định việc làm và tăng thu nhập cho người lao động...

Tài liệu tham khảo

1. Tài chính doanh nghiệp. – Tác giả: TS. Nghiêm Sĩ Thương. - ĐHBK Hà Nội.

2. Phân tích kinh doanh doanh nghiệp. – Tác giả: TS. Nguyễn Minh Phương và TS. Nguyễn Văn Công ,đồng chủ biên. - ĐHKTQD – Chịu trách nhiệm xuất bản: GS. TS. Nguyễn Quang Quynh.

3. Giáo trình Kinh tế thương mại (PGS.PTS Nguyễn Duy Bột-PGS.PTS Đặng Đình Đào) nhà xuất bản giáo dục 1997.

4. Giáo trình Quản trị doanh nghiệp thương mại. PGS.PTS Hoàng Minh Đường- PTS Nguyễn Thừa Lộc. Nhà xuất bản giáo dục-1998.

5. Giáo trình Quản trị doanh nghiệp thương mại (Dùng cho cao học). TS Nguyễn Xuân Quang- TS Nguyễn Thừa Lộc. Nhà xuất bản thống kê-1999.

6. Giáo trình Lý thuyết tài chính tiền tệ (PTS Nguyễn Ngọc Hùng- Trường ĐH Kinh tế Thành Phố HCM). Nhà xuất bản Thống Kê 1998.

* Các tạp chí - Phát triển KT số 84 năm 1997, số 97 năm 1998.

- Ngân hàng só 12 năm 1996, số 7 năm 1997. - Kinh tế và dự báo số 9 năm 1997.

Mục lục

Phần I: Lý luận chung về vốn và sử dụng vốn trong doanh nghiệp thương mại .... 3

I- Khái niện và vai trò của vốn trong hoạt động kinh doanh thương mại ... 3

1- Khái niệm ... 3

2- Vai trò của vốn kinh doanh ... 4

II- Phân loại và đặc điểm của nguồn vốn kinh doanh ở các doanh nghiệp thương mại5 1- Phân loại vốn kinh doanh ... 5 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2- Vốn kinh doanh của doanh nghiệp thương mại... 7

2.1. Vốn cố định ... 7 2.1.1. Khái niệm ... 7 2.1.2. Đặc điểm của TSCĐ ... 8 2.1.3. Phân loại vốn cố định... 9 2.2. Vốn lưu động ... 11 2.2.1. Khái niệm ... 11

2.2.2. Đặc điểm của tài sản lưu động ... 13

2.2.3. Phân loại vốn lưu động ... 13

2.2.4. Vai trò của vốn lưu động trong các doanh nghiệp thương mại ... 15

3- Đặc điểm của vốn kinh doanh ... 16

III- Nguồn gốc hình thành vốn kinh doanh ... 17

1- Nguồn vốn chủ sở hữu ... 17

IV- Các chỉ tiêu đáng giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh ... 21

1- Các chỉ tiêu phân tích tình hình sử dụng vốn và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh 21 2- Phân tích hiệu quả sử dụng vốn cố định ... 22

3- Phân tích sử dụng vốn lưu động ... 23

4- Chỉ tiêu về khả năng sinh lời ... 25

Phần II: Tình hình sử dụng vốn của Công ty Thương mại Công nghệ phẩm Hà Tây26 I- Một vài nét khái quát về Công ty Thương mại Công nghệ phẩm Hà Tây ... 26

1- Quá trình hình thành và phát triển ... 26

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Vốn và các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong doanh nghiệp ppt (Trang 69 - 82)