Yêu cầu đối với bài văn nghị luận trình bày ý kiến về một hiện tượng (vấn đề)

Một phần của tài liệu Giáo án dạy thêm ngữ văn 6 kì 2 sách kết nối tri thức với cuộc sống (2) (Trang 138 - 141)

- Nêu được hiệ tượng, vấn đề cần bàn - Thể hiện được ý kiến của người viết

- Dùng lý lẽ và dẫn chứng để thuyết phục người đọc.

II. Các bước khi làm bài văn nghị luận về một hiện tượng (vấn đề) trong cuộcsống: sống:

a. Trước khi viết

- Lựa chọn đề tài: Đề tài có thể được ấn định ( Đề kiểm tra, đề thi) hoặc do người viết tự lựa chọn.

- Tìm ý

+ Cần hiểu thế nào là hiện tượng vấn đề này + Những khía cạnh cần bàn bạc

+ Bài học cần rút ra từ vấn đề bàn luận.

- Lập dàn ý

Sắp xếp các ý vừa tìm được thành một dàn ý:

* Mở bài: Giới thiệu hiện tượng, vấn đề cần bàn luận * Thân bài: Đưa ra ý kiến cần bàn luận:

+ Nêu ý 1 ( Lý lẽ, bằng chứng) + Nêu ý 2 ( Lý lẽ, bằng chứng) + Nêu ý 3 ( Lý lẽ, bằng chứng) ...

* Kết bài: Khẳng định lại ý kiến của bản thân b. Viết bài

Bám sát dàn ý để viết bài. Khi viết cần chú ý:

- Có thể mở bài trực tiếp: Nêu thẳng hiện tượng ( vấn đề), hoặc mở bài gián tiếp bằng cách kể một câu chuyện ngắn để giới thiệu hiện tượng ( vấn đề)

- Mỗi ý trong bài trình bày thành một đoạn văn, có lí lẽ và bằng chứng cụ thể.

c. Chỉnh sửa bài viết

Đọc lại bài viết, rà soát từng phần, từng đoạn để chỉnh sửa theo gợi ý sau đây: - Nêu được hiện tượng, vấn đề cần bàn

- Thể hiện được ý kiến, tình cảm, thái độ cách đánh giá của người viết về hiện tượng, vấn đề

- Đưa ra được các lý lẽ và bằng chứng để bài viết có sức thuyết phục. - Đảm bảo các yêu cầu về chính tả và diễn đạt

DẠNG 4: VIẾT ĐOẠN BIÊN BẢN MỘT CUỘC HỌP, MỘT CUỘC THẢO LUẬN LUẬN

I. Khái niệm:

Biên bản là một loại nhỏ của văn bản nhật dụng, dùng để ghi chép về một vụ việc hay một cuộc họp, cuộc thảo luận, giúp ta nắm bắt được đầy đủ, chính xác về điều đã diễn ra. Nó có thể được lưu lại như một hồ sơ quan trọng, lúc cần được đưa ra như bằng chứng để đánh giá một vụ việc, vấn đề nào đó.

II. Thể thức của biên bản thơng thường:

- Đầu biên bản, phía bên phải ghi quốc hiệu và tiêu ngữ; phía bên trái ghi tên cơ quan chức năng đứng ra xử lí vụ việc hay tổ chức cuộc họp, cuộc thảo luận,...

- Dưới từ “biên bản”, ghi khái quát nội dung của vụ việc cần xử lí hay vấn đề mà cuộc họp, cuộc thảo luận cần giải quyết, làm thành tên gọi của biên bản.

- Ghi thời gian và địa điểm diễn ra cuộc xử lí vụ việc hay cuộc họp, cuộc thảo luận,... - Ghi thành phần tham dự và tên người chủ trì, người thư kí,...

- Ghi diễn biến của cuộc xử lí vụ việc hay cuộc họp, cuộc thảo luận,... với các nội dung cụ thể, theo đúng thực tế đã diễn ra (bao gồm các ý kiến tường trình, phát biểu và kết luận).

- Ghi thời gian kết thúc cuộc xử lí vụ việc hay cuộc họp, cuộc thảo luận… - Người chủ trì và thư kí (tùy trường hợp, có thể thêm người làm chứng) kí tên

III. Các bước thực hiện viết biên bản:a. Trước khi viết a. Trước khi viết

- Xác định tên gọi của biên bản: - Mục đích viết biên bản:

- Người đọc biên bản:

b. Viết biên bản

- Đọc kĩ phần hướng dẫn viết biên bản trong SHS.

- Thực hành viết biên bản một cuộc họp, cuộc thảo luận (HS tự chọn)

c. Chỉnh sửa biên bản

- Đọc lại biên bản nhiều lần. - Chỉnh sửa lại biên bản (nếu có).

3. Củng cố:

GV chốt lại kiến thức cần nắm trong buổi học.

4. Hướng dẫn học sinh học ở nhà:

- Học bài, nắm chắc kiến thức đã học và ơn tập trong học kì II

Chuẩn bị nội dung ôn tập buổi sau: Luyện tập dạng đề kiểm tra cuối học kì II. ................................................................................

BUỔI 32: Ngày soạn: / /2022

Ngày dạy: / /2022

LUYỆN TẬP DẠNG ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ II I. MỤC TIÊU I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Củng cố kiến thức về các thể loại VB đọc, kiểu bài viết, nội dung nói và nghe, kiến thức về thực hành tiếng Việt đã học ở học kì II.

- Vận dụng tổng hợp các kiến thức đã học để luyện tập, củng cố kĩ năng đọc, viết, nói và nghe để làm dạng đề kiểm tra cuối học kì II

a. Năng lực chung

- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...

b. Năng lực riêng biệt

- Năng lực nhận diện và phân tích, tổng hợp các kiến thức đã học.

- Năng lực sử dụng các biện pháp nghệ thuật, ngơn từ để hình thành đoạn văn, bài văn theo yêu cầu.

3. Phẩm chất

- Có ý thức vận dụng kiến thức vào giao tiếp và tạo lập văn bản.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên: Hệ thống kiến thức và bài tập

2. Chuẩn bị của học sinh: Ôn lại kiến thức đã học theo hướng dẫn của GV.III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

ĐỀ SỐ 1:I. ĐỌC – HIỂU: I. ĐỌC – HIỂU:

Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

“ Giặc đã đến chân núi Trâu. Thế nước rất nguy, người người hoảng hốt. Vừa lúc đó. sứ giả đem ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt đến. Chú bé vùng dậy, vươn vai một cái bỗng biến thành một tráng sĩ mình cao hơn trượng, oai phong, lẫm liệt. Tráng sĩ bước lên vỗ vào mơng ngựa. Ngựa hí dài mấy tiếng vang dội. Tráng sĩ mặc áo giáp, cầm roi, nhảy lên mình ngựa. Ngựa phun lửa, tráng sĩ thúc ngựa phi thẳng đến nơi có giặc, đón đầu chúng đánh giết hết lớp này đến lớp khác, giặc chết như rạ.”

(SGK Ngữ văn 6, tập 2)

Câu 1: Tóm tắt sự việc nêu trong đoạn văn bằng một câu văn?

Câu 2: Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên là gì? Câu 3: Tìm các cụm danh từ trong đoạn văn trên?

Câu 4: Chi tiết sau đây có ý nghĩa gì: “ Đến đấy, một mình một ngựa, tráng sĩ lên

đỉnh núi, cởi áo giáp sắt bỏ lại, rồi cả người lẫn ngựa từ từ bay lên trời”.

Một phần của tài liệu Giáo án dạy thêm ngữ văn 6 kì 2 sách kết nối tri thức với cuộc sống (2) (Trang 138 - 141)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(147 trang)
w