Tìm đối tác liên doanh liên kết trong hoạt động sản xuất kinh doanh là một nguồn để huy động vốn.Nhưng để thực hiện được điều này còn khó khăn trong điều kiện hiện nay.
III - CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH Ở CÔNG
33
1 . TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VỐN CỐ ĐỊNH.
1.1 CƠ CẤU TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÀ SỰ BIẾN ĐỘNG CỦA NÓ.
Công ty kinh doanh thép và vật tư Hà Nội là một DNNN , loại hình hoạt động của công ty là kinh doanh thương mại nên vốn cố định của công ty chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng vốn kinh doanh cũng như vốn chủ sở hữu. Điều này được thể hiện trong số liệu trong bảng sau:
Bảng 2.4: Cơ cấu vốn cố định của Công ty
Đơn vị Triệu đồng STT Chỉ tiêu 1997 1998 1 Vốn chủ sở hữu 50766,47 60.766,47 2 Vốn cố định 7041,8 8033,74 3 Tổng vốn kinh doanh 161.321,69 149.836,83 4 VCĐ/Tổng vốn kinh doanh(%) 4,34 5,36 5 VCĐ/Vốn chủ sở hữu(%) 13,87 13,22
Từ số liệu trên ta thấy, vốn cố định của công ty chỉ chiếm dưới 15% vốn chủ sở hữu. Như vậy vốn cố định của Công ty được tài trợ từ nguồn vốn dài hạn và thường xuyên ổn định. Điều này có ý nghĩa rất lớn đối với Công ty, nó giúp cho công ty tự chủ trong việc sử dụng vốn cố định của mình cũng có nghĩa là Công ty có thể tự do lựa chọn phương án sử dụng vốn cố định sao cho hợp lý và hiệu quả nhất.
Vốn cố định của Công ty năm 1998 tăng lên so với năm 1997 gần 1 tỷ đồng, chứng tỏ qui mô kinh doanh của Công ty tăng lên đòi hỏi cơ sở vật chất kỹ thuật của Công ty cũng phải được nâng cao và hiện đại hoá. Tuy vậy, số vốn cố định tăng thêm chủ yếu là tăng do mua sắm thêm tài sản cố định phục vụ cho sản xuất; còn việc tăng tài sản có định phục vụ cho hoạt động của Công ty chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ.
Bảng 2.5:Tình hình biến động TSCĐ hữu hình của Công ty.
Đơn vị Triệu đồng
34
STT Năm
Chỉ tiêu
Nguyên giá Chênh
lệch Nguyên giá Chênh lệch ĐN CN ĐN CN 1 Đất 994 994 0 994 954 -47 2 Nhà cửa,vật kiến trúc 3942 5835 +1893 5835 6680 +845 3 Máy móc, thiết bị 1751 2869 +1118 2869 3081 +212 4 Tổng TSCĐ 6687 9698 +3011 9698 1080 3 +1114 Như vậy vốn cố định của Công ty tăng thông qua việc mua sắm đất đai, nhà xưởng và máy móc thiết bị, trong đó chủ yếu là mua sắm và xây dựng thêm máy móc thiết bị, nhà xưởng.Điều này cho thấy sự biến động tài sản cố định của Công ty là hợp lý bởi Công ty hoạt động kinh doanh thương mại nên dự trữ hàng của Công ty có thời điểm rất lớn, hoạt động chuyên chở và bảo quản diễn ra liên tục. Như vậy nhu cầu về nhà xưởng, xe ô tô và một số máy móc thiết bị này rất cao. Tuy nhiên Công ty có thể thuê kho bãi, nhà xưởng, xe ô tô ở những thời kỳ kinh doanh cao điểm nhưng về lâu dài, Công ty nên có những tài sản cố định này.Bời vì nó giúp cho Công ty hoạt động kinh doanh, đồng thời Công ty cũng có thể cho thuê những tài sản cố định đó khi Công ty chưa cần đến.
1.2. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỐ ĐỊNH CỦA CÔNG TY.
Để đánh giá chính xác được hiệu quả sử dụng vốn cố định, chúng ta phải xem một số chi tiết phản ánh hiệu quả sử dụng vốn cố định.
Bảng 2.6: Một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn của Công ty.
Đơn vị Triệu đồng
STT Chỉ tiêu 1997 1998
1 Tổng doanh thu thuần 433.759 652.701
2 Nguyên giá bình quan TSCĐ 8130 10.251
3 Lợi nhuận thuần -1200 756
4 Lãi gộp 14.395 22.714
35
6 Giá trị TSCĐ giảm theo kỳ 15 633
7 Giá trị TSCĐ mới tăng trong kỳ 2061 1738
8 Sức sản xuất của TSCĐ (1)/(2) 53,35 63,67%
9 Sức sinh lợi của TSCĐ Theo lợi nhuận(3)/(2) Theo lãi gộp (4)/(2) -14,76% 177,1% 7,375% 221,58% 10 Sức hao phí TSCĐ (2)/(1) 1,87% 1,57% 11 Hệ số tăng TSCĐ (5)/(2) 36,23% 16,95% 12 Hệ số giảm TSCĐ (6)/(2) 0,18% 6,175%
13 Hệ số đổi mới TSCĐ (7)/Giá trị TSCDD cuối kỳ
29,258% 21,71%
Qua số liệu bảng 2.6, ta thấy hiệu quả sử dụng vốn cố định của Công ty năm 1998 cao hơn năm 1997. Trong việc sử dụng TSCĐ, vấn đề cần quan tâm đối với Công ty đó là việc nâng cao hiệu suất sử dụng tài sản cố định, cải tiến và ngày càng hiện đại hoá cơ sở vật chất kỹ thuật của Công ty nhằm nâng cao hơn nữa sức sản xuất cũng như sức sinh lời của TSCĐ. Thật vậy, sức sản xuất và sức sinh lời của tài sản cố định năm 1998 tuy đã cao hơn năm 1997 nhưng nhìn chung tỷ lệ này còn thấp và Công ty hoàn toàn có khả năng nâng cao hơn nữa tỷ lệ này trong thời gian tới với điều kiện Công ty phải có chế đọ quản lý và bảo quản tốt TSCĐ ; những tài sản cố định đã quá lạc hậu , đã cũ, sức sản xuất thấp, Công ty nên nhanh chóng thanh lý hoặc nhượng bán để đầu tư những tài sản cố định mới có sức sản xuất cao.
1.3. KHẤU HAO TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
Khấu hao tài sản cố định là một trong những biện pháp bảo toàn và phát triển vốn, cụ thể ở đây là việc góp phần và đầu tư mới tài sản cố định. Việc tính khấu hao hợp lý, theo qui định sẽ phản ánh được thực chất kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.
Trong quá trình sử dụng tài sản cố định, tài sản cố định luôn bị hao mòn dưới hai hình thức : hao mòn hữu hình và hao mòn vô hình. Giá trị hao mòn được chuyển hoá vào giá trị sản phẩm qua hình thức khấu hao. Sau khi sản phẩm được tiêu thụ,số tiền khấu hao có thể được sử dụng để tái đầu tư tài sản cố định( nếu có nhu cầu). Song trên thực tế các doanh nghiệp sử dụng linh hoạt qiũi khấu hao được tích luỹ hàng năm phục vụ cho nhu cầu khấu hao của mình.
36
Do chức năng, tác dụng và giá trị của mỗi loại tài sản cố định khác nhau, vì vậy để phản ánh đúng hao mòn tài sản cố định theo định kỳ thì mỗi loại tài sản cố định phải được trích khấu hao với một tỷ lệ nhất định hù hợp.
Công ty kinh doanh thép và vật tư Hà Nội đã áp dụng phương pháp khấu hao bình quân cho tài sản cố định hữu hình.
Mức tính khấu hao trung bình năm
§ § ¸ ª dôngTSC Thêigiansö TSC ngi Nguy
Công ty đã áp dụng mức khấu hao thấp nhất là 5% cho nhà xưởng và trung bình 10-12% đối với máy móc thiết bị, xe ô tô.
Trong việc trích khấu hao tài sản cố định, có rất nhiều vấn đề mà các doanh nghiệp đang cảm thấy lúng túng. Đó là việc xác định hao mòn của tài sản cố định vô hình. Vì vậy nhiều doanh nghiệp đã bỏ qua giá trị hao mòn đó. Công ty kinh doanh thép và vật tư Hà Nội cũng nằm trong số doanh nghiệp này. Có thể đối với những doanh nghiệp có giá trị tài sản cố định vô hình không đáng kể thì việc không trích khấu hao tài sản cố định vô hình không có ảnh hưởng đáng kể tới hoạt động của doanh nghiệp; nhưng đối với các doanh nghiệp có trình độ kỹ thuật và công nghệ cao thì hao mòn vô hình diễn ra từng giờ, từng phút với giá trị rất cao. Đối với Công ty, tuy giá trị hao mòn hiện nay không ảnh hưởng nhiều đến hiệu quả kinh doanh của Công ty nhưng khi nèn kinh tế ngày càng phát triển, các doanh nghiệp ngày càng hiện đại hoá và cạnh tranh diễn ra gay gắt thì giá trị hao mòn tài sản cố định vô hình của các doanh nghiệp cũng đóng một tỷ trọng đáng kể.
Hiện nay theo qui định của Bộ Tài Chính, tỷ lệ khấu hao áp dụng cho các tài sản cố định là quá thấp. Điều đó không đảm bảo cho các doanh nghiệp tái đầu tư tài sản cố định, theo cả chiều rộng và chiều sâu. Việc tính khấu hao hợp lý là một trong những vấn đề rất quan trọng, giúp cho doanh nghiệp đánh giá được một cách chính xác hiệu quả kinh doanh cũng như hiệu quả sử dụng vốn, đồng thời nó cũng đảm bảo cho doanh nghiệp tái đầu tư tài sản cố định.
2. TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG CỦA CÔNG TY:
Vốn lưu động của Công ty chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng vốn kinh doanh của Công ty. Năm 1997, vốn lưu động chiếm 95,66% tổng vốn kinh doanh: năm 1998, chiếm 94,64%, đạt trên dưới 150 tỷ đồng. Như vậy nguồn tài trợ cho vốn của Công ty không chỉ từ nguồn vốn chủ sở hữu mà còn từ nguồn vay ngắn hạn của ngân hàng, nguồn tín dụng thương mại.
37 Đơn vị :Triệu đồng STT Chỉ tiêu 1997 1998 Chênh lệch Số tiền Tỷ trọng / VLĐ Số tiền Tỷ trọng / VLĐ 1 Nguồn vốn CSH 43.725 28.34% 52.733 37.18% +9008 2 Nguồn vốn vay 21.324 15.12% 24.305 17.14% +2981 3 Nguồn chiếm dụng 89.188 56.54% 64.795 45.68% -24392 Tổng VLĐ 154280 14183 3 -12403
Qua số liệu bảng trên ta thấy,vốn lưu động của Công ty năm 1998 giảm hơn so với năm 1997 khoảng 12,4 tỷ, tức là giảm 7,23%. Phần giảm này chủ yếu là do nguồn chiếm dụng giảm mạnh (giảm 27,35%), mặc dù vốn chủ sở hữu và vốn vay ngân hàng có tăng lên.
Hiện nay ở Việt Nam, tình trạng chiếm dụng vốn lẫn nhau giữa các doanh nghiệp là rất phổ biến, nhiều doanh nghiệp lượng vốn đi chiếm dụng và bị chiếm dụng khá lớn đã làm cho tình hình tài chính của doanh nghiệp lâm vào cảnh khó khăn,hoạt động kinh doanh không ổn định do hoạt động cho nguồn vốn này cũng không ổn định. Nếu trong trường hợp Công ty không đi chiếm dụng được trong khi nguồn vốn bị chiếm dụng cao sẽ làm cho Công ty không những khó khăn trong thanh toán mà còn khó khăn trong việc thực hiện các hoạt động kinh doanh của mình.
2.1 TÌNH HÌNH SỬ DỤNG TIỀN VÀ KHẢ NĂNG THANH TOÁN CỦA CÔNG TY.
Ở nước ta, việc các doanh nghiệp mua chứng khoán để dự trữ thay tiền mặt là chưa phổ biến.Đối với Công ty thép và vật tư Hà Nội, hoạt động này cũng chư phổ biến. Do vậy, số vốn bằng tiền của Công ty chủ yếu là tiền để lại Công ty và tiền gửi ngân hàng.
38 Đơn vị: Triệu đồng. STT Chỉ tiêu 1997 1998 1 Tổng vốn bằng tiền 11.780 15.148 2 Tổng TSCĐ 154.280 141.833 3 Nợ ngắn hạn 115.859 93.587
4 Tỷsuất thanh toán của VLĐ
(1)/(2) 0,076 0,1068
5 Tỷ suất thanh toán tức thời
(1)/(3) 0,102 0,162
Từ số liệu trên ta thấy, tỷ suất thanh toán của vốn lưu động của Công ty là khá lớn. Chỉ tiêu này phản ánh khả năng chuyển đổi thành tiền của tài sản lưu động. Thực tế cho thấy, chỉ tiêu này sẽ không tốt nếu lớn hơn 0,5 hoặc nhỏ hơn 0,1vì sẽ gây ứ đọng vốn hoặc thiếu tiền để thanh toán. Đối với tỷ suất thanh toán tức thời, thực tế cho thấy nếu tỷ suất này lớn hơn 0,5 thì thanh toán của Công ty tương đối khả quan; còn nếu nhỏ hơn 0,5 thì Công ty có thể gặp khó khăn trong việc thanh toán công nợ. Tuy nhiên nếu tỷ suất này quá cao sẽ phản ánh tình hình không tốt vì vốn bằng tiền quá nhiều, vòng quay vốn bằng tiền sẽ chậm, làm giảm hiệu quả sử dụng vốn.
Theo kết quả bảng trên thì Công ty có khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn; song Công ty lại gặp khó khẳn trong việc thanh toán các khoản nợ hiện hành ( nợ đến hạn, nợ quá hạn). Vì thế đơn vị phải có biện pháp thu hồi các khoản nợ; phải thu sao cho nhanh nhất, hiệu quả nhất nhằm đáp ứng khả năng thanh toán của mình.
2.2. TÌNH HÌNH DỰ TRỮ CỦA CÔNG TY.
Vì là doanh nghiệp hoạt động kinh doanh thương mại nên hàng tồn kho của Công ty còn tuỳ thuộc vào thị trường ; hơn nữa sản phẩm của Công ty có tính mùa vụ. Do đó có lúc hàng tồn kho của Công ty rất lớn nhưng cũng có lúc hàng tông kho còn lại ít do nó vưà được tiêu thụ hoặc vào mùa mà nhu cầu về hàng hoá trên thị trường giảm. Tóm lại, Công ty nên tuân thủ nguyên tắc “mua nhanh, bán nhanh”, và không nên để mất cơ hội khi nhu cầu trên thị trường tăng cao.
Bảng 2.9: Một số chỉ tiêu về tình hình dự trữ của Công ty.
39 STT Chỉ tiêu 1997 1998 1 Tổng TSLĐ 154.280 141.833 2 Nợ ngắn hạn 115.859 93.614 3 Dự trữ 64.317 28.862 4 VLĐ vòng(=(1)-(2)) 38.421 48.219
5 Khả năng thanh toán nhanh (1-3)/(2)
0,776 1,2068
6 Dự trữ/VLĐ vòng 1,674 0,598
7 Doanh thu thuần 433.759 652.701
8 Dự trữ bình quân 44.668 46.589
9 Vòng quay dự trữ 9,71 14
Ta thấy dự trữ năm 1997 của Công ty quá cao đã làm cho khả năng thanh toán nhanh của Công ty năm 97 thấp hơn năm 98. Sang năm 1998, do hàng tồn kho của Công ty giảm mạnh nên khả năng thanh toán nhanh của Công ty đã được cải thiện, tỷ lệ này đã tăng từ 0,776 lên 1,2068, chứng tỏ Công ty không chỉ có khả năng thanh toán mà còn có khả năng thanh toán rất cao. Điều này cho thấy, khoản vốn lưu động của Công ty dưới dạng hàng hoá dự trữ năm 1998 quá thấp, tức hàng hoá trong kho của Công ty đã được tiêu thụ với số lượng lớn. Tình rạng này có thể dấn đến hai trường hợp, hoặc là Công ty không bị ứ đọng vốn khi hàng khó bán hoặc khi cầu trên thị trường tăng cao đột ngột thì Công ty sẽ không đủ nguồn hàng để đáp ứng nhu cầu đó . Do đó Công ty đã bỏ lỡ mất cơ hội kinh doanh này.
Như vậy việc xác định mức dự trữ tối ưu có vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của công ty. Trong thời gian tới, muốn tồn tại và phát triển công ty cần xây dựng được kế hoạch dự trữ một cách hợp lí, tránh ứ đọng vốn.
2.3. Tín dụng thương mại
Ngày nay, cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong cùng ngành cũng như các doanh nghiệp cùng kinh doanh những mặt hàng giống nhau đang diễn ra gay gắt. Nên việc mở rộng qui mô kinh doanh đối với mỗi doanh nghiệp là vấn đề rất nan giải, cần phải được cân nhắc kỹ lưỡng và điều quan trọng là doanh nghiệp phải bứt lên trong cuộc cạnh tranh này. Chính sách tín dụng thương mại là một trong những yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp bứt phá trong cuộc cạnh tranh, song nó có thể giúp doanh nghiệp tăng doanh thu nhưng đồng thời các khoản thu
40
khó đòi cũng theo đó mà tăng lên. Do vậy, chính sách này rất được các doanh nghiệp cân nhắc kỹ lưỡng và áp dụng những phương thức đa dạng tuỳ vào từng tình hình cụ thể.
Đi vào tình hình công ty ta thấy: bình quân các khoản phải thu của công ty tăng lên trong đó chiếm phần lớn là các khoản phải thu khách hàng. Đầu năm 1998, các khoản phải thu của công ty tăng lên hơn 2 lần so với năm 1997, đồng thời nợ quá hạn của công ty cũng tăng hơn cuối năm 1997 cả về số lượng và tỷ trọng trong tổng các khoản phải thu, trong đó tỷ lệ nợ quá hạn trong khoản trả trước cho khách hàng chiếm tỷ lệ khá cao: 26,84% trong tổng số tiền trả cho khách. Điều này cho thấy, công ty nên xem xét kỹ tình hình kinh doanh của khách hàng và các điều khoản đưa ra trong hợp đồng nêu rõ ràng nhằm làm giảm các khoản nợ quá hạn trong việc trả trước cho khách. Tuy vậy, đến cuối năm 1998, tổng nợ quá hạn của công ty cũng đã giảm đi đáng kể, trong đó nợ quá hạn của