Nguồn vốn từ ngân hàng

Một phần của tài liệu Luận văn: Các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh ở các DN thương mại NN & C.ty kinh doanh thép vật tư Hà Nội potx (Trang 29 - 30)

Vốn lưu động của các doanh nghiệp được coi là một yếu tố vật chất không thể thiếu của mọi quá trình sản xuất kinh doanh. Vì thế để đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh cuả doanh nghiệp được tiến hành bình thường và liên tục cần phải cung cấp đủ vốn lưu động.Số vốn này trước hết được tài trợ bằng nguồn vốn tự có của doanh nghiệp, số còn lại phải huy động từ các nguồn khác mà trong đó nguồn vốn tín dụng từ ngân hàng là chủ yếu.

Song giữa ngân hàng và doanh nghiệp luôn tồn tại những mâu thuẫn nhất định và hiện nay nó cũng là mối quan tâm,trăn trở của các doanh nghiệp, các cấp bởi hiện tại các ngân hàng thương mại đang có vốn mà không giám cho vay trong khi các doanh nghiệp lại rất cần vốn vay để bổ sung vốn lưu động thiếu nhưng lại không được.Theo kết quả điều tra, hầu hết các DNNN không được cấp đủ vốn lưu động nên có tới 80% đến 90% vốn lưu động của doanh nghiệp là đi vay ngân hàng, hay đây chính là tình trạng “Tín dụng ngân hàng thương mại bị đóng băng”.

Hiện tượng này là do còn những vướng mắc trong việc thế chấp, cầm cố, bảo lãnh, vay vốn ngân hàng của các doanh nghiệp.Hầu hết các tài sản tại các doanh nghiệp đều đã lạc hậu, giá trị trên sổ sách còn lớn (do thực hiện mức khấu hao thấp) nhưng giá trị còn lại theo đơn giá thực tế để cho vay lại rất nhỏ.Các thiết bị của doanh nghiệp chưa có giấy tờ sở hữu(trừ phương tiện vận tải ), tài sản là bất động chiếm tỷ lệ nhỏ ( chủ yếu là trụ sở làm việc), còn tình trạng cùng một số tài sản đang thế chấp vay ở nhiều nơi hoặc những tài sản khó bán, giá cả không ổn định. Từ đó giá trị tài sản thế chấp, cầm cố của các doanh nghiệp nhỏ hơn rất nhiều so với nhu cầu vay vốn.

Ngân hàng với tư cách là nguồn kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ nên rất qua tâm đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp. Đây là điều kiện quan trọng nhất để xem xét cho vay bởi vì việc kinh doanh có hiệu quả thì doanh nghiệp mới có điều kiện trả vốn và lãi cho ngân hàng. Kinh doanh không có hiệu

30

quả tức là không có lãi thì ngay cả việc trả vốn gốc cho ngân hàng đã là điều hết sức khó khăn chứ chưa nói tới phần trả lãi.Nhưng việc đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp còn gặp nhiều khó khăn do số liệu kế tons mà các doanh nghiệp cung cấp nhiều khi không trung thực ( đây là hình thức để đối phó khi muốn vay vốn ngân hàng) và trình độ phân tích tài chính của cán bộ ngân hàng còn rất hạn chế; đặc biệt về khả năng phân tích, dự báo sự biến động tình hình tài chính trong tương lai, dẫn đến việc đánh giá, nhận định tình hình của các doanh nghiệp không chính xác.

Một nguyên nhân nữa khiến việc vay vốn của doanh nghiệp không thuận lợi là do hệ thống pháp luật chưa hoàn chỉnh, khó khăn trong việc phân định trách nhiệm của các bên khi gặp những vụ tín dụng lớn bị vỡ nợ như vụ Minh Phụng Epco... và do đó cũng làm cho tâm lý của ngân hàng còn ngần ngại khi đầu tư.

Vì vậy để huy động và sử dụng hựp lý các nguồn vốn vay ngân hàng, đòi hỏi các doanh nghiệp phải có các phương án kinh doanh rõ ràng, tính khả thi cao, tính toán trước được mức đọ rủi ro của từng phương án, trong từng kỳ kế hoạch để có giải pháp phân tán rủi ro cho từng nhiệm vụ đầu tư, từng hình thức huy động.Bên cạnh đó, tăng cường bồi dưỡng trình độ và năng lực chuyên môn cho cán bộ tín dụng ngân hàng và đội ngũ cán bộ kiểm toán nhằm nắm bắt thông tin và nhận định chnhs xác về tình hình tài chính của doanh nghiệp làm cơ sở tin cậy để ngân hàng cho vay, không ngừng bổ sung và hoàn thiện các văn bản pháp lý có liên quan đến ngân hàng để tạo hành lang pháp lý cho hoạt động của ngân hàng đồng thời phân định rõ trách nhiệm của mỗi bên tham gia.

Một phần của tài liệu Luận văn: Các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh ở các DN thương mại NN & C.ty kinh doanh thép vật tư Hà Nội potx (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)