Các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh

Một phần của tài liệu Luận văn: Các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh ở các DN thương mại NN & C.ty kinh doanh thép vật tư Hà Nội potx (Trang 44 - 66)

45

1. ĐỐI VỚI VỐN CỐ ĐỊNH

1.1. Các doanh nghiệp cần quản lý chặt chẽ TSCĐ :

Tài sản cố định của doanh nghiệp rất đa dạng, nhiều chủng loại với giá trị tương đối lớn, lại quản lý không tập trung. Cần có những biện pháp hữu hiệu nhằm làm giảm mất mát hao mòn và tăng thời gian sử dụng giảm bớt chi phí sửa chữa dần đến tăng giá trị TSCĐ .

Như vậy đơn vị có nhu cầu về TSCĐ phải đề nghị với lãnh đạo, được lãnh đạo chấp nhận khi đó kế toán trưởng mới lệnh cho thủ quĩ xuất tiền mua TSCĐ. Việc xác nhận bàn giao gồm các bộ phận sau:

-Bộ phận nhận.

-Tên tài sản, mã số, ký hiệu, năm sản xuất, nơi sản xuất. -Ngày tháng nhận, tên người nhận, tên người quản lý. -Mức thưởng phạt...

Áp dụng mô hình này có một số ưu điểm như: có căn cứ để quản lý xác định được đơn vị sử dụng, tình hình sử dụng, địa điểm sử dụng và có căn cứ để xử lý thưởng phạt.

1.2. Tăng sức sản xuất TSCĐ:

Tăng sức sản xuất TSCĐ mà góp phần làm tăng giá trị hao mòn vô hình đồng thời làm giảm giá thành sản phẩm.

1.3. Nâng cao hiệu suất sử dụng TSCĐ:

Đối với những doanh nghiệp thương mại kinh doanh theo mùa thì sẽ không sử dụng hết tiềm lực, kho bãi, nhà xưởng bị để không. Số tài sản này có thể cho thuê nhưng hoạt động này cũng không diễn ra thường xuyên. Vì không phải lúc nào cũng tìm được người thuê ưng ý.

Trước thực trạng này doanh nghiệp có thể đa dạng hoá các mặt hàng kinh doanh đồng thời nâng cao hiệu quả của các hoạt động kinh doanh .

Ngoài ra doanh nghiệp có thể khai thác tốt hơn cơ sở kho bãi hiện có thông qua các hình thức đầu tư liên doanh, mở rộng sản xuất kinh doanh.

1.4. Giảm bớt hao mòn hữu hình và vô hình:

Tài sản cố địng bị hao mòn dưới hai dạng: Hao mòn hữu hình và hao mòn vô hình. Trong quá trình sản xuất cần cứu những biện pháp nhằm giảm bớt tổn

46

thất cho hao mòn vô hình. Vì vậy trong quá trình sử dụng cần nghiên cứu những biện pháp nhằm giảm bớt tổn thất hai loại hao mòn gây ra như nâng cao trình độ sử dụng TSCĐ cả về mặt thời gian và cường độ, nâng cao chất lượng, hạ giá thành xây lắp TSCĐ, thiết bị tổ chức tốt công tác bảo quản và sửa chữa máy móc thiết bị, nâng cao ý thức kỹ thuật lao động cho công nhân nhằm thu hồi nhanh vốn.

Để thu hồi nhanh vốn đầu tư doanh nghiệp có thể nghiện cứu áp dụng phương pháp khấu hao cố định. Khai thác sử dụng hết công suất máy móc thiết bị giảm chi phí khấu hao trong giá thành, gán trách nhiệm vật chất cao cho từng người, từng phân xưởng, phòng ban để có ý thức bảo vệ TSCĐ.

1.5. Thanh lý kịp thời TSCĐ hết thời hạn sử dụng:

Doanh nghiệp phải tiến hành có định kỳ việc kiểm kê và đánh giá lại TSCĐ. Với những TSCĐ có hiệu suất sử thập như kho bãi, xưởng thường xuyên để không, không cho thuê được do không có vị trí thuận tiện hoặc những dây chuyền gia công chế biến sản phẩm đã quá lạc hậu, năng suất lao động thấp thì nên thanh lý, nhượng bán để đầu tư những TSCĐ khác có hiệu suất sử dụng cao hơn những TSCĐ đến thời hạn thanh lý mà không được thanh lý kịp thời sẽ làm tăng chi phí bảo quản, ứ đọng vốn...

Tuy vậy, khi đầu tư mua sắm mới TSCĐ, doanh nghiệp phải xem xét mức độ cần thiết của tài sản ấy đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, trình độ công nghệ ra sao, hao mòn hữu hình và vô hình như thế nào, lợi nhuận do tài sản mới đem lại so với chi phí cơ hội cho việc đầu tư tài sản mới.

1.6. Tài sản cố định thuê tài chính:

Hình thức này cho phép các doanh nghiệp thiếu vốn có thể sử dụng máy móc thiết bị nhưng không phải chủ sở hữu. Nó giúp cho doanh nghiệp không phải bỏ vốn ra để mua sắm tài sản, tiền vốn không bị ứ đọng trong tài sản cố định.

Phương thức kinh doanh thuê thiết bị máy móc có ba phương thức cơ bản: *Phương thức leasing: Là phương thức cho thuê dài hạn các hợp đồng có thể từ 15 năm trở lên, phương thức này thường áp dụng đối với loại thiết bị công nghiệp, thiết bị toàn bộ.

*Phương thức renting: Là phương thức cho thuê ngắn hạn, hợp đồng có thể từ 3 đến 7 năm. Phương thức này thích hợp với các thiết tiêu chuẩn hoá: ôtô, phương tiện vận tải, phương tiện xếp dỡ...

47

(1) Hợp đồng tài chính: là hình thức người cho thuê thiết bị cung cấp tài chính cho công ty thuê thiết bị, công ty thuê thiết bị sẽ tìm nguồn thiết bị trên thị trường rồi thông báo cho công ty cho thuê kiểm tra đánh giá và ký hợp đồng mua để công ty thuê thiết bị thuê lại. Cách này phải có sự hài hòa giữa ba bên.

Hợp đồng tài chính Ký hợp đồng Thiết bị mua thiết bị

(2) Hợp đồng thuê sử dụng: được ký kết giữa người chủ sở hữu thiết bị với người thuê thiết bị, đơn vị đi thuê dài hạn và được bên cho thuê trao quyền quản lý và sử dụng trong hầu hết thời gian tuổi thọ của tài sản.

Những hình thức trên hiện nay rất đang phổ biến trên thế giới tuy nhiên ở Việt Nam nó còn rất mới mẻ. Các doanh nghiệp Việt Nam mới chỉ quen với hình thức mua sắm tài sản thiết bị bằng nguồn vốn của mình. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nhưng ở Việt Nam hầu như chưa có tổ chức nào đứng ra cho thuê tài sản cố định, Thuê từ chính trong lĩnh vực hoạt động của công ty vì vậy việc áp dụng được phương thức này còn rất khó khăn. Tuy nhiên theo quy luật cung cầu: ở đầu có cầu thì ở đó sẽ có cung đáp ứng. Vì vậy, các doanh nghiệp nên mạnh dạn, tự mình chủ động tìm đối tác nước ngoài hoặc trong nước. Doanh nghiệp sẽ vừa tiết kiệm được chi phí vừa thực hiện được công việc của mình, đạt được mục tiêu an toàn về vốn.

1.7. Sử dụng hợp lý quỹ khấu hao cơ bản:

Đây là nguồn tự tài trợ có ý nghĩa rất quan trọng đối với doanh nghiệp. Bởi quỹ này phản ánh độ lớn các khoản khấu hao TSCĐ và gián tiếp phản ánh tốc độ đổi mới của doanh nghiệp.

Công ty leasing Công ty

thuê

Hãng sản xuất thiết bị

48

Khi một doanh nghiệp muốn nâng cao khả năng cạnh tranh trên thương trường thì một yếu tố cực kỳ quan trọng có thể giúp công ty thắng được các đối thủ cạnh tranh là yếu tố công nghệ. Do đó tốc độ khấu hao chậm, các doanh nghiệp không thể bắt kịp tốc độ phát triển của công nghệ bởi tài cũ chưa khấu hao hết, nguồn tích luỹ từ khấu hao thấp không đủ để mua máy móc thiết bị mới. Theo quy định của Bộ Tài Chính tỷ khấu hao cơ bản áp dụng cho các loại TSCĐ giao động từ 5 - 18%/ năm đây là một tỷ lệ quá thấp, các doanh nghiệp khó có thể tái đầu tư chiều sâu từ nguồn khấu hao TSCĐ.

Vì vậy, các doanh nghiệp cần đặt ra kế hoạch khấu hao nhanh những tài sản có giá trị, có công nghệ cao. Tuy điều cũng còn rất nan giải do vấp phải vấn đề khấu hao nhanh sẽ kéo theo tăng giá thành sản phẩm, dẫn đến cầu sản phẩm giảm, giảm doanh thu.

Việc sử dụng quỹ khấu hao cơ bản vào hoạt đông sản xuất kinh doanh cần được xem xét kỹ lưỡng, khoản tiền này so với vốn kinh doanh của doanh nghiệp chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ, nhưng nó cần phải được bảo toàn và phát triển để đảm bảo doanh nghiệp có thể đầu tư được máy móc thiết bị mới. Hơn nữa,vốn dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp vẫn còn phải đi vay thì việc đưa khoản tiền này vào kinh doanh là hợp lý, hiệu quả sử dụng vốn sẽ được cải thiện đáng kể.

2. ĐỐI VỚI VỐN LƯU ĐỘNG

Mục đích của quản lý vốn lưu động là làm thế nào để đạt hiệu quả tốt nhất trong việc sử dụng vốn lưu động. Để đạt được mục tiêu này, các nhà quản lý tài chính doanh nghiệp cần trả lời những cầu hỏi sau: Doanh nghiệp nên sử dụng một lượng tiền mặt là bao nhiêu? Doanh nghiệp có nên bán chịu hay không? Nên bán chịu cho những loại đối tượng nào? Đơn vị nên đi vay để trả tiền ngay hay nên mua chịu? Nếu đi vay thì vay như thế nào và ở đâu...? Nói chung có rất nhiều câu hỏi đặt ra cho công tác quản lý vốn lưu động.

2.1Quản lý dự trữ:

Một trong những vấn đề quan trọng đặt ra cho công tác quản lý vốn lưu động là cần xác định cho được mức dự trữ tiền mặt một cách hợp lý và có hiệu quả nhất. Tuy nhiên các nhà kinh tế cho rằng để tìm được mức dự trữ tiền mặt một cách hợp lý thì trước hết cần phải dựa vào mức dự trữ vật tư. Mức dự trữ vật tư hợp lý sẽ quyết định mức cân đối tiền mặt hợp lý.

Giả sử rằng, một doanh nghiệp đã xác định nhu cầu bán ra trong một năm của một loại hàng hoá là 100 đơn vị mà nhập làm nhiều lần. Giả định rằng, mỗi lần cửa hàng nhập số lượng là Q thì nghĩa là trong một năm doanh nghiệp phải nhập 100/Q lần. Trước khi nhập sản phẩm doanh nghiệp có dự trữ bằng 0 ( bởi vì

49

bán hết doanh nghiệp mới nhập tiếp ). Sau khi nhập, cửa hàng có dự trữ bằng Q. Vậy mức dự trữ bình quân của cửa hàng là :

Q Mức dự trữ bình quân = --- 2

Dự trữ cũng sinh ra những chi phí nhất định. Có thể chia chi phí dự trữ thành 2 loại:

-Loại thứ nhất bao gồm chi phí của vốn đầu tư vào dự trữ và các chi phí khác như kho tàng, chúng ta có thể coi loại chi phí này là chi phí cơ hội.

-Loại chi phí thứ hai là chi phí đặt hàng. Giả sử mỗi lần doanh nghiệp đặt hàng phải mất một khoản chi phí cố định để làm thủ tục là X. Ta có thể thấy rằng quy mô của mỗi lần đặt hàng tăng lên sẽ làm tổng chi phí đặt hàng giảm đi. Mức giảm di của tổng chi phí đặt hàng phụ thuộc vào quy mô đặt hàng bình quân.

Số lượng hàng bán chi phí cho mỗi lần Mức giảm cận biên trong năm  đặt hàng

của chi phí đặt hàng = --- Q2

Mối quan hệ giữa quy mô của mỗi lần đặt hàng và tổng chi phí đặt hàng của doanh nghiệp được thể hiện thông qua bảng sau:

Quy mô của mỗi lần đặt hàng Số lần đặt hàng trong năm Tổng chi phí đặt hàng 1 2 3 4 . . 100 50 33.3 25 . . 100X 50X 33.3X 25X . .

50 10 . . 100 10 . . 1 10X . . 1X

Nhìn vào bảng trên ta thấy khi doanh nghiệp tăng qui mô cho mỗi lần đặt hàng thì số lần đặt hàng giảm đi nhưng mức dự bình quân tăng lên. Như vậy, có hai tác động xảy ra:

Chi phí đặt hàng giảm đi khi số lần đặt hàng giảm đi.

Chi phí cơ hội tăng lên khi số lần đặt hàng giảm đi ( bởi nhiều mức dự trữ tăng lên ) .

Vậy qui mô đặt hàng tối ưu sẽ là điểm mà tại đó hai tác động trên loại trừ lẫn nhau một cách hoàn toàn. Khi đó, mức giảm cận biên của chi phí đặt hàng sẽ bằng chi phí cơ hội cận biên. Tức là : (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Mức tiêu thụ  chi phí một lần đặt hàng Chi phí cơ hội --- = ---

Q2 2

Vậy quy mô tối ưu cho một lần đặt hàng là:

2 * mức tiêu thụ * chi phí cho một lần đặt hàng Q = --- --- chi phí cơ hội của một đơn vị dự trữ

Cũng có một cách tiếp cận khác để xác định mức dự trữ tối ưu là so sánh giữa chi phí cơ hội của dự trữ với chi phí cơ hội do thiếu dự trữ. Khi doanh nghiệp dự trữ càng nhiều thì chi phí cơ hội càng cao ( bởi vì tiền dùng vào dự trữ sẽ bị mất lãi suất nếu như nó được dùng để đầu tư vào một lĩnh vực nào đó). Tuy nhiên, dự trữ là cần thiết bởi vì nếu không có dự trữ hoặc dự trữ không đủ sẽ dẫn đến ngừng sản xuất kinh doanh và gây ra chi phí rất lớn. Như vâỵ chúng ta thấy rằng có hai tác dụng ngược chiều nhau đó là chi phí cơ hội và chi phí do thiếu dự trữ.

51

Mức dự trữ tối ưu sẽ được xác định khi hai tác dụng ngược chiều này triệt tiêu nhau hoàn toàn.

2.2 Quản lý tiền mặt:

Giả sử rằng doanh nghiệp có một lượng tiền mặt và phải dùng nó để trả cho các hoá đơn một cách đều đặn. Khi lượng tiền mặt đã hết, doanh nghiệp phải bán các tín phiếu kho bạc để có một tiền mặt như thời kỳ đầu. Chi phí cơ hội của việc gữi tiền mặt chính là chi phí để bán các tín phiếu kho bạc.

Vậy làm như thế nào để doanh nghiệp có thể quản lý được việc cân đối tiền mặt của nó nếu như doanh nghiệp không thể dự đoán được mức thu chi ngân sách hàng ngày? Chúng ta sẽ xem xét mô hình của Miler – Orr

Mức cân đối tiền mặt

Giới hạn trên

Mức tiền theo mặt thiết kế

Giới hạn dưới

> thời gian

Nhìn vào đồ thị trên ta thấy mức cân đối tiền mặt dao động lên xuống không thể nào dự đoán được cho đến khi nó đạt được mức giới hạn trên. Tại giới hạn trên doanh nghiệp có thể sử dụng số tiền vượt quá mức tiền theo thiết kế để mua chứng khoán và cân đối tiền mặt trở về mức dự kiến. Với quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cân đối tiền mặt lại tiếp tục dao động cho đến khi tụt xuống giới hạn dưới là điểm mà doanh nghiệp cần phải có sự bổ sung tiền mặt để đáp ứng chi những hoạt động cần thiết, do vậy tại giới hạn dưới doanh nghiệp phải bán chứng khoán để có một lượng tiền mặt ở mức dự kiến. Như vậy mô hình này cho phép việc nắm giữ tiền mặt ở những mức độ hoàn toàn tự do trừ phi nó đạt đến điểm giới hạn trên hoặc dưới. Tại giới hạn trên hoặc dưới

52

doanh nghiệp sẽ điều chỉnh bằng cách mua hoặc bán chứng khoán để có mức tiền mặt theo như thiết kế ban đầu.

Doanh nghiệp nên để mức cân đối tiền mặt dao động trong khoảng nào đó. Mô hình này chỉ ra rằng khoảng dao động của mức cân đối tiền mặt phụ thuộc vào ba yếu tố. Nếu như mức dao động của thu chi ngân quĩ hàng năm rất lớn hoặc là chi phí cố định của việc mua hoặc bán chứng khoán cao thì doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Luận văn: Các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh ở các DN thương mại NN & C.ty kinh doanh thép vật tư Hà Nội potx (Trang 44 - 66)