So sánh GDP bình quân đầu người với các nước

Một phần của tài liệu Luận văn " TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1996 - 2005 " pptx (Trang 50 - 61)

1996 – 2005

3.4.2.So sánh GDP bình quân đầu người với các nước

GDP bình quân đầu người là chỉ tiêu thường được đem so sánh trình độ phát

triển của nước này với nước khác, nó thể hiện được qui mô của nền kinh tế, mức

So với Thái Lan, năm 1996, GDP bình quân đầu người của Việt Nam chỉ bằng

10% GDP bình quân đầu người của Thái Lan, đến năm 2002 bằng 20% và năm 2004

là 25%. GDP bình quân đầu người của Việt Nam tăng dần, khoảng cách so với Thái

Lan dần dần được rút ngắn. So với Trung Quốc, năm 2000, chỉ tiêu này gấp 2 lần

mức của Việt Nam, đến năm 2004, khoảng cách này vẫn không thay đổi. So với Ấn Độ, chỉ tiêu này gần như tương đương.

Nếu so với cả khối ASEAN, năm 1996, GDP bình quân đầu người của Việt

Nam chỉ bằng ¼, năm 2004, con số này là ½. Như vậy, GDP bình quân đầu người

của Việt Nam là rất thấp, mặc dù nền kinh tế vẫn tăng trưởng nhưng vẫn còn một

khỏang cách rất xa so với các nước phát triển trong khu vực.

Bảng 29: GDP bình quân đầu người của một số nước theo giá thực tế ( USD)

Nước 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 Singapore 25127 2514 20892 20611 22757 20553 20823 22070 25193 Thái Lan 3134 2056 1900 2046 2029 1887 2050 2291 2548 Việt Nam 337 361 374 403 415 439 481 540 637 ASEAN 1505 1429 947 1079 1128 1058 1155 1267 1426 Trung Quốc - - - - 856 924 992 1100 1272 Ấn Độ - - - - 450 466 482 555 631

Nguồn: Tạp chí Kinh Tế & Phát Triển số 115 , tháng 1 / 2007

Với tính toán sơ bộ GDP bình quân đầu người và tốc độ tăng trưởng như hiện nay để GDP bình quân đầu người của Việt Nam bằng mức bây giờ của các nước sau đây thì Việt Nam cần một số năm như sau: Indonesia: 5 năm; Philippines: 8 năm; Thái Lan: 20 năm; Malaysia: 24 năm; Brunei: 38 năm; Singapore: 40 năm (giả thiết các nước này đứng yên) (Đào Ngọc Lâm, thuộc Tổng Cục Thống Kê, báo Thanh Niên 29/3/2006).

Tuy nhiên, những con số trên không phản ánh mức sống của dân chúng vì sức

mua của đồng đô-la rất khác nhau giữa nước này với nước khác. Để so sánh chính xác hơn phải dùng GDP bình quân đầu người tính theo tỉ giá ngang bằng sức mua

(PPP – Purchasing Power Parity rate).

Bảng 30: GDP bình quân đầu người tính theo sức mua tương đương của

một số nước (ĐVT: USD)

Nước 1991 1995 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003

Việt Nam - 1236 1630 1689 1860 1996 2070 2300 2490 Trung 2964 2935 3130 3105 3617 3976 4020 - 5003

Quốc

Ấn Độ 1150 1422 1670 2077 2248 2358 2840 2670 2892 Thái Lan 5270 7742 6690 5456 6132 6402 6400 - 7595 Singapore 14734 22604 28460 24210 20767 23356 22680 24040 24481

Nguồn: Số liệu Kinh tế - Xã hội Các nước và vùng lãnh thổ trên thế giới Tổng Cục Thống Kê ; Niên Giám Thống Kê 2005 – Tổng Cục Thống Kê

Xét theo GDP bình quân đầu người tính theo sức mua tương đương thì Việt

Nam vẫn là nước đứng sau các nước được đem so sánh về chỉ tiêu này. Năm 1995,

GDP bình quân đầu người tính theo sức mua tương đương của Việt Nam chỉ bằng ½ mức của Trung Quốc, chỉ bằng 1/6 mức của Thái Lan, còn mức của Singapore đã gấp chúng ta 18 lần. GDP bình quân đầu người ở nước ta đều tăng trưởng qua các năm, đến năm 2003, chỉ tiêu này ở Trung Quốc đã gấp đôi mức của Việt Nam, chỉ

tiêu này ở Việt Nam chỉ bằng 1/3 của Thái Lan và bằng 1/10 của Singapore. So với các nước trong khu vực, mức sống của người dân Việt Nam vẫn còn thấp hơn nhiều,

còn phải mất nhiều năm mới đuổi kịp ngay cả khi các nước này đứng yên huống hồ

mỗi năm các nước đều đạt mức tăng trưởng khác nhau. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Câu hỏi đặt ra là phải chăng dù có cố gắng đến đâu, Việt Nam cũng không bao

giờ có thể có mức GDP bình quân đầu người bằng với các nước phát triển trước

trong khu vực và các nước phát triển như Hoa Kỳ và Nhật Bản? Để trả lời câu hỏi này, chúng ta cùng xem xét điều gì đã xảy ra đối với Nhật Bản và điều gì sắp xảy ra đối với Trung Quốc?

Huỳnh Thế Du (2006) đã nghiên cứu và đưa ra nhận định về hai trường hợp

của hai quốc gia này:

Trường hợp Nhật Bản:

Vào năm 1960, GDP bình quân đầu người của Nhật Bản chỉ là 480

USD ( tương đương với Việt Nam năm 2002), trong khi của Hoa Kỳ là 2.879 USD, gấp 6 lần Nhật Bản. Nhưng chỉ sau hơn 4 thập kỷ, GDP

bình quân đầu người của Nhật Bản đã là 33.000 USD, bằng 87 % GDP của Hoa Kỳ, có nghĩa là Nhật Bản hầu như đã đuổi kịp Hoa Kỳ.

Thực tế, GDP bình quân đầu người tính theo giá hiện tại của Nhật

Bản và Hoa Kỳ lần lượt là 11.000 USD và 38.000 USD. Như vậy điều

gì đã xảy ra? Phải chăng là do thống kê sai số liệu. Việc thống kê sai số

liệu là hoàn toàn không xảy ra. Yếu tố làm cho GDP bình quân đầu người của Nhật Bản tính bằng USD tăng lên gần 3 lần là do tỷ giá giữa đồng Yên và đồng USD. Ở thời điểm năm 1960, 1 USD đổi được 360 Yên nhưng đến cuối năm 2004, 1 USD chỉ đổi được khoảng 125 Yên.

Điều này có nghĩa là giá trị đồng tiền của Nhật Bản so với đồng USD

Mỹ đã tăng lên gấp 3 lần và nếu nhân với 11.000 USD thì ta sẽ được

con số khớp đúng với số liệu thống kê.  Trường hợp Trung Quốc:

Vào năm 1960, GDP bình quân đầu người của Trung Quốc là 97

% thì GDP của Trung Quốc tính theo USD Mỹ phải là 3.871 USD.

Nhưng số liệu thực tế chỉ vào khoảng 1.200 USD. Như vậy, ngược với đồng Yên Nhật, đồng Nhân Dân Tệ so với đồng Đô-la Mỹ bị mất giá hơn 3 lần. Số liệu thống kê cũng cho ta con số này. Năm 1960, 1 USD

Mỹ chỉ đổi được 2,46 NDT, nhưng đến cuối năm 2004, 1 USD Mỹ đổi được tới 8,28 NDT.

Đó là quá khứ, hiện nay đồng NDT đang lấy lại giá trị của nó so

với những đồng tiền mạnh khác, nhất là đồng Đô-la Mỹ. Giả sử trong

vòng 20 năm tới, Trung Quốc vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng là 7% (trong khi nền kinh tế Hoa Kỳ tăng trưởng bình quân 2% năm) và đồng NDT tăng giá gấp đôi (nghĩa là vào năm 2025; 1 USD chỉ đổi được 4

NDT), thì lúc đó GDP và GDP bình quân đầu người của Trung Quốc sẽ

là 11.000 tỷ USD và 8.000 USD, trong khi của Hoa Kỳ là 16.000 tỷ

USD và 55.000 USD. Khoảng cách GDP bình quân đầu người còn khá

xa, nhưng tổng sản phẩm quốc gia đã được rút ngắn rất nhiều.

Từ 2 nền kinh tế Nhật Bản và Trung Quốc cho thấy, nếu GDP bình

quân theo đồng USD Mỹ thì nó không chỉ đơn thuần phụ thuộc vào tốc độ tăng trưởng hàng năm mà còn phụ thuộc vào tỷ giá đồng tiền nước đó so với đồng USD Mỹ. Nói cách khác, nó phụ thuộc vào tương quan sức mạnh kinh tế của nước đó so với Hoa Kỳ.

Trường hợp Việt Nam: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trường hợp Nhật Bản và Trung Quốc cho chúng ta cái nhìn lạc

quan rằng, trong vòng 50 -100 năm nữa, nếu có chính sách tốt thì Việt

Nam hoàn toàn có thể đuổi kịp các nước giàu với tốc độ tăng trưởng

vào khoảng 4 – 5% /năm. Khi đó sức mạnh của nền kinh tế Việt Nam gia tăng, giả sử giá trị đồng Việt Nam tăng 5 lần so với đồng USD Mỹ

thì sau 100 năm nữa GDP bình quân đầu người của Việt Nam vào khoảng 125.000 USD so với gần 170.000 USD của Hoa Kỳ.

Như vậy khoảng cách giữa nước phát triển và nước đang phát triển là rất lớn, nhưng nếu có chính sách hợp lý thì trong vòng 50 -100 năm thì nước đang phát triển

có thể thu hẹp khoảng cách với các nước phát triển. Ngược lại, nếu không có chính

sách hợp lý (làm cho tốc độ tăng trưởng kinh tế nhỏ hơn các nước phát triển) thì khoảng cách này sẽ ngày càng lớn.

3.4.3. So sánh về Chỉ số phát triển con người – HDI với các nước:

Việc so sánh trình độ kinh tế giữa nước này với nước khác dựa vào GDP bình

quân đầu người theo tỷ giá ngang bằng sức mua là chính xác hơn, nhưng vẫn còn có 2 vấn đề cần phải đề cập nữa: Thứ nhất là vấn đề phân phối. Nếu việc phân phối thu

nhập quá bất bình đẳng thì ý nghĩa của việc tăng GDP bình quân đầu người sẽ giảm đi. Vấn đề thứ 2 liên quan đến môi sinh, môi trường, điều kiện làm việc. Cho nên hiện nay ngoài thu nhập người ta còn tính đến chỉ số phát triển nguồn nhân lực HDI.

Chỉ số HDI của Việt Nam tăng liên tục qua các năm, xếp hạng cũng đã tăng lên

từ vị trí thứ 122 trên thế giới năm 1995 đã lên đến vị trí thứ 108 năm 2003 (xem bảng 33), nhưng thứ bậc này vẫn còn thấp so với các nước và vùng lãnh thổ, được xếp

Thứ bậc về HDI cao hơn thứ bậc về GDP bình quân đầu người (109 so với 130) 3

; khoảng cách chênh lệch giữa 2 xếp hạng này chứng tỏ mặc dù nước ta về thu nhập

còn thấp nhưng chính phủ và dân ta đã chú ý chăm lo phát triển con người nên với

mức thu nhập còn thấp đó, nước ta đã đạt được thành tựu cao hơn về phát triển

nguồn nhân lực.

Nhưng chỉ số HDI của Việt Nam chỉ cao hơn Indonesia, Myanmar, Lào và

Campuchia trong khu vực Đông Nam Á 4. Chất lượng giáo dục từ phổ thông lên đại

học nhìn chung còn thấp, cách dạy và học nặng về thuộc lòng, còn kém tính sáng tạo và năng lực thực hành, chất lượng giáo dục chưa đáp ứng được yêu cầu về nguồn

nhân lực và đào tạo nhân tài… Giá thuốc tăng liên tục với tốc độ cao gấp nhiều lần

giá tiêu dùng, chậm khắc phục phân biệt đối xử trong khám chữa bệnh…

Bảng 31: Chỉ số HDI của một số nước:

1995 2000 2002 2003 Nước Chỉ số Xếp hạng Chỉ số Xếp hạng Chỉ số Xếp hạng Chỉ số Xếp hạng Việt Nam 0,560 122 0,688 109 0,691 112 0,704 108 Trung Quốc 0,650 106 0,726 96 0,745 94 0,755 85 Thái Lan 0,838 59 0,762 70 0,768 76 0,778 73 Ấn Độ 0,451 139 0,577 124 0,595 127 0,602 127

Nguồn: Số liệu Kinh Tế - Xã hội các nước và vùng lãnh thổ trênthế giới Tổng Cục Thống Kê; Niên Giám Thống Kê 2005 - Tổng Cục Thống Kê.

Nguồn nhân lực là rất quan trọng đối với một quốc gia, là yếu tố quan trọng để thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội. Các nước có nền kinh tế phát triển như Hàn

Quốc, Nhật Bản, Singapore đều có chính sách giáo dục hợp lý. Ở Việt Nam, hệ thống

giáo dục còn yếu kém, do đó, Việt Nam cần phải có những chính sách đúng đắn để (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

cải thiện hệ thống giáo dục, yếu tố này có ảnh hưởng lớn đến sử phát triển dài hạn

của nền kinh tế.

3.4.4. So sánh tiềm năng thu hút FDI so với các nước khác:

3

http://www.mof.gov.vn/ItemPrint.aspx?ItemID=23615

4

Bảng 32: Chỉ số tiềm năng và thực hiện thu hút FDI của một số nước: 1998 -2000 2001 -2004 Nước Tiềm năng thu hút Thực hiện thu hút FDI Tiềm năng thu hút Thực hiện thu hút FDI Singapore 0,5 3,737 0,448 6,079 Thái Lan 0,225 1,375 0,212 0,506 Malaysia 0,302 1,248 0,277 1,803 Philipine 0,193 0,641 0,204 0,592 Srilanca 0,128 0,319 0,116 0,675 Trung Quốc 0,255 1,198 0,269 2,134 Việt Nam 0,184 1,488 0,181 2,004

Nguồn: UNCTAD.World Investment Report 2005.

Theo đánh giá của Tổ chức Thương mại và Phát triển Liên Hiệp Quốc

(UNCTAD) thể hiện trong bảng 33, mặc dù đã có cố gắng trong hoạt động thu hút

FDI, thể hiện qua chỉ số thực hiện thu hút FDI với mức đạt 1,4 thời kỳ 1998 – 2000 và 2,0 thời kỳ 2001 – 2004, nhưng so với các nước như Singapore, Trung Quốc, hoạt động thu hút FDI vào Việt Nam vẫn còn thua kém. Tương tự, chỉ số tiềm năng thu

hút FDI cho thấy, mức độ hấp dẫn của môi trường đầu tư ở Việt Nam chưa bằng các nước trong khu vực như Thái Lan, Malaysia, Trung Quốc.

Bảng 33: So sánh chi phí kinh doanh:

Chỉ tiêu so sánh Hà Nội TP HCM

Bangkok Jakarta Manila K.Lumpur

40 – feet container to Yokohama (USD)

1630 1150 1300 990 950 725

Điện thoại đi Nhật

(USD / 3 phút)

1,95 1,95 1,49 3,78 1,2 1,42

Dịch vụ ADSL (USD /

tháng)

76,3 76,3 14,6 78,2 25,4 162

Nguồn: JETRO (2005), số liệu năm 2004 – Tạp chí Kinh Tế & Phát Triển

tháng 1/2007.

Do cơ sở hạ tầng thiếu và yếu, dẫn đến chi phí đầu vào cao. So với một số nước

trong khu vực, lợi thế cạnh tranh của Việt Nam trong việc thu hút FDI đang giảm dần do chi phí đầu vào cao, các thủ tục hành chính rườm rà.

Ở Việt Nam, mặc dù chi phí tiền lương cho nhân công rẻ nhưng vẫn còn nhiều

khoản chi phí khá cao như tiền thuê văn phòng, cước viễn thông quốc tế, giá vận (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

chuyển container…

Bảng 34: Giá đất, điện, nước ở các khu công nghiệp và khu chế xuất ở một

số nước Châu Á

Quốc gia Đất (USD/m2) Điện (USD/Kwh)

Nước

(USD/m3)

Trung Quốc 0,06 - 3,2 (một năm) 0,015 - 0,037 0,02 - 0,06

Thái Lan 39,5 - 66,7 (suốt thời hạn dự án) 0,100 0,36 Malaysia 6,3 - 22,2 (suốt thời hạn dự án)

45 - 61,7 (suốt thời hạn dự án) 0,620 0,050 0,35 - 0,46 0,42 Phipippines 0,2 - 0,24 (một tháng) 0,037 - 0,073

Việt Nam 65-150 (cho 50 năm)

1,3 – 3 (một năm)

0,080 0,45

Nguồn: Phạm Đỗ Chí và Trần Nam Bình.2001. Đánh thức con rồng ngủ

quên. NXB TP HCM. Trang 364.

So sánh giá đất và dịch vụ tiện ích ở Việt Nam với một số nước, ta thấy rằng

Việt Nam là một trong những nước có thu nhập đầu người thấp nhất khu vực nhưng giá đất và tiện ích ở Việt Nam lại vào loại cao nhất.

Nếu so sánh một số chỉ số về cơ sở hạ tầng của Việt Nam với một số nước

Châu Á, Việt Nam không được xếp hạng tốt về số đường quốc lộ tính theo đầu người, và tụt hậu xa so với các nước láng giềng về sản lượng điện trên đầu người.

(Nguyễn Khải, 2001).

Từ những số liệu so sánh về tiềm năng thu hút FDI và chi phí kinh doanh với các nước khác, ta nhận thấy rằng khả năng cạnh tranh trong việc thu hút nguồn vốn

FDI của Việt Nam vẫn còn thua kém các nước khác. Môi trường đầu tư ở nước ta đã

được cải thiện nhiều nhưng vẫn còn không ít khó khăn, hạn chế, chậm được điều

chỉnh so với các nước trong khu vực, trong khi cạnh tranh để thu hút FDI giữa các nước diễn ra ngày càng gay gắt.

CHƯƠNG 4: KHUYẾN NGHỊ - KẾT LUẬN

4.1. Đánh giá chung về kết quả hoạt động FDI tại Việt Nam thời gian qua:

FDI đã bổ sung một lượng vốn quan trọng cho tổng đầu tư xã hội, kích thích

gia tăng đầu tư và tăng trưởng kinh tế. Khu vực kinh tế có vốn FDI luôn giữ vai trò

đầu tàu tăng trưởng. Tỷ lệ đóng góp của khu vực kinh tế có vốn FDI trong GDP tăng

dần qua các năm. Nếu năm 1996 chỉ là 7,4 % thì năm 2000 đạt 13,3 %, năm 2005 là 15,9 %.

Do tăng cường thu hút FDI hướng về xuất khẩu nên đã tạo điều kiện thuận lợi (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

tiếp cận và mở rộng thị trường quốc tế, nâng cao năng lực xuất khẩu của Việt Nam.

Kim ngạch xuất khẩu của khu vực FDI tăng nhanh. Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của

khu vực FDI luôn cao hơn tốc độ tăng trưởng cả nước ( trừ năm 2001).

Đầu tư trực tiếp nước ngoài góp phần giải quyết việc làm và nâng cao chất lượng lao động. Khu vực FDI cũng đem lại thu nhập đáng kể cho người lao động.

Thông qua hợp tác đầu tư, người lao động được đào tạo, nâng cao tay nghề, rèn luyện tác phong công nghiệp.

Thông qua nguồn vốn FDI, chúng ta đã du nhập được nhiều công nghệ hiện

Một phần của tài liệu Luận văn " TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1996 - 2005 " pptx (Trang 50 - 61)