So sánh hệ số ICOR với các nước

Một phần của tài liệu Luận văn " TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1996 - 2005 " pptx (Trang 49 - 50)

1996 – 2005

3.4.1. So sánh hệ số ICOR với các nước

Ta biết rằng đầu tư là động lực để tăng trưởng kinh tế. Muốn có được sự tăng trưởng kinh tế thì phải có đầu tư. Nhưng không phải đầu tư càng nhiều thì tăng trưởng càng cao, mà yếu tố hiệu quả đầu tư đóng vai trò quan trọng hơn đối với tăng trưởng kinh tế so với yếu tố lượng đầu tư. Có những nước có tỉ lệ đầu tư cao có khuynh hướng sử dụng vốn đầu tư hiệu quả hơn, thể hiện ở hệ số ICOR thấp hơn, tạo

ra một tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn. Có những nước có tỉ lệ đầu tư khá cao nhưng do hiệu quả thấp (ICOR rất cao) nên tốc độ tăng trưởng đạt được rất thấp.

Bảng 27: Hệ số ICOR của một số nước trên thế giới:

Nước và lãnh thổ 1969 - 1980 1981 - 1990 1991 - 1997 Hồng Kông 2,44 3,36 6,01 Singapore 3,97 4,42 4,31 Hàn Quốc 3,28 3,43 5,88 Trung Quốc 4,64 3,26 3,53 Malaysia 2,55 4,19 4,64 Thái Lan 4,30 4,23 5,36 Indonesia 2,37 5,11 4,84 Philippines 4,59 4,69 4,77 Ấn Độ 3,42 4,08 3,76 Nhật Bản 5,70 6,84 28,28 Việt Nam 3,44

Nguồn: Phạm Đỗ Chí. Kinh tế Việt Nam trên đường hóa rồng. NXB Trẻ

Theo kết quả tính toán từ bảng 16, hệ số ICOR của nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn tăng trưởng nhanh 1991 – 1997 trung bình là 3,44. Giai đoạn tăng trưởng

kinh tế thấp 1997- 1999, hệ số này tăng rất mạnh lên đến 6,2; nếu tính chung cho giai đoạn 1998 – 2005, hệ số ICOR toàn nền kinh tế là 6,35, tức là tăng rất mạnh so với giai đoạn 1991-1997. Khi ở trình độ phát triển thấp vào những năm từ 1950 -1975, hệ số ICOR của Hồng Kông, Singapore, Đài Loan , Nhật Bản và Hàn Quốc chỉ dao động trong khoảng từ 1 đến 2.(Phạm Đỗ Chí, 2004); thấp hơn nhiều so với ICOR của

Nhìn vào bảng 28 ta thấy, hệ số ICOR của Việt Nam là cao nhất và tốc độ tăng trưởng GDP là thấp nhất so với các nước. Bình quân từ năm 2000 đến nay, ICOR đã

lên đến 5,1, cao hơn rất nhiều so với Trung Quốc cách đây 10 năm, Thái Lan 20 năm và Singapore 30 năm. Cùng với một tỷ lệ đầu tư so với GDP tương đương với Việt Nam nhưng Trung Quốc đạt mức tăng trưởng 9 – 10%, trong khi Việt Nam chỉ có

thể duy trì ở mức 7-8%. Ở các nước khác, trong giai đoạn mà trình độ kinh tế thấp hơn hiện nay, tỉ lệ đầu tư /GDP bình quân cũng thấp hơn so với Việt Nam hiện nay.

Bảng 28: Hiệu quả đầu tư của một số nước trên thế giới:

Nước Đầu tư

(% / GDP) Tăng trưởng GDP ( %) ICOR Việt Nam (2000 - 2006) 38,3 7,5 5,1 Trung Quốc (1991 - 2003) 39,1 9,5 4,1 Đài Loan (1981 – 1990) 21,9 8,0 2,7 Hàn Quốc (1981 – 1990) 29,6 9,2 3,2 Nhật Bản ( 1961 – 1970) 32,6 10,2 3,2 Nguồn: http://www.tiasang.com.vn/news?id=1314

Như vậy, chúng ta đã lãng phí rất nhiều vốn đầu tư. Nếu giả sử Việt Nam duy

trì được cùng hệ số ICOR như các nước láng giềng và tính ra được con số đầu tư cần

thiết nhỏ hơn nhiều để đạt cùng độ tăng trưởng GDP như trong thập niên vừa qua,

con số thất thoát hay lãng phí được tính sẽ rất lớn. Ngoài vấn đề về thất thoát, vốn đầu tư còn kém hiệu quả vì Việt Nam đã và đang quá tập trung phát triển các ngành sử dụng nhiều vốn, ít lao động. (Phạm Đỗ Chí, 2004)

Các nước Đông Á theo đuổi chiến lược phát triển các ngành có hệ số vốn thấp nhưng sử dụng nhiều lao động trong suốt 3 thập kỷ qua nên có được những tỉ lệ tăng trưởng rất cao, nhưng lại giữ được hệ số ICOR thấp. Như vậy vốn đầu tư được tập

trung vào các ngành nghề phù hợp với giai đoạn đầu của Công nghiệp hóa, sử dụng

nhiều lao động, đặc biệt là làm hàng xuất khẩu. (Phạm Đỗ Chí, 2004)

Từ những phân tích trên cho thấy hiệu quả sử dụng vốn của nền kinh tế Việt Nam đã giảm rất mạnh trong những năm gần đây và kém rất xa so với các nước đang

phát triển trong khu vực Châu Á.

Một phần của tài liệu Luận văn " TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1996 - 2005 " pptx (Trang 49 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)