1996 – 2005
3.2.4. Đóng góp của FDI vào sự phát triển công nghệ
Thông qua các dự án đầu tư FDI nhiều công nghệ mới, hiện đại đã được đưa
vào sử dụng ở Việt Nam trong các ngành như tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí, ngành bưu chính viễn thông, sản xuất vi mạch điện tử, thiết kế các phần mềm,…
những dự án này đóng góp đáng kể để tăng khả năng cạnh tranh của công nghệ Việt
Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.
Khu vực kinh tế có vốn FDI có tỷ lệ những thiết bị hiện đại cao nhất chiếm
44,4 % và mức độ hiện đại trung bình so với thiết bị hiện đại nhất là 55,6 % cao hơn hai khu vực kinh tế còn lại. Sau khi Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam được ban
hành ( ngày 29-12-1987), việc chuyển giao công nghệ qua FDI đã có sự chuyển biến
tích cực. Nhìn vào hoạt động chuyển giao công nghệ của các nhà đầu tư nước ngoài và những kết quả mà nó mang lại cho Việt Nam, đồng thời so sánh với thực trạng
công nghệ ở nước ta sẽ thấy được sự đóng góp của FDI là rất lớn.
Bảng 15: Mức độ hiện đại của máy móc thiết bị sử dụng trong các khu vực
kinh tế trên địa bàn TP. HCM so với tiêu chuẩn thế giới (năm 1999)
ĐVT: % Khu vực Tỷ lệ những thiết bị hiện đại nhất Mức độ hiện đại trung bình ( so với
thiết bị hiện đại nhất )
Khoảng cách trung bình (so với thiết bị hiện
đại nhất )
Kinh tế Nhà nước 11,4 53,1 35,5
Kinh tế ngoài Nhà nước 6,7 27 66
Khu vực FDI 44,4 55,6 0,0
Nguồn: Tạp chí kinh tế phát triển ( Economics Development Review – 2/2000)
Tạp chí Nghiên cứu kinh tế 344 – Tháng 1/2007 đã cho biết:
Tính đến hết năm 2005, có khoảng trên 70 % dự án có nội dung
chuyển giao công nghệ. Chuyển giao công nghệ chủ yếu tập trung trong
lĩnh vực công nghiệp, chiếm 50,7 % trong tổng số các hợp đồng chuyển
giao công nghệ. Chuyển giao công nghệ trong nông nghiệp chiếm 5,3 %;
dịch vụ: 2,3 %; các lĩnh vực khác: 41,75 %. Cho đến năm 2005, 90% số
hợp đồng chuyển giao công nghệ tại Việt Nam là qua FDI.
Qua hoạt động của khu vực FDI, nhiều công nghệ mới đã được nhập vào nước ta như: thiết kế, chế tạo máy và sản phẩm cơ khí điều khiển chương trình, sản xuất ống thép bằng phương pháp cuốn và hàn tự động theo đường xoắn ốc, sản xuất ống gang chịu áp lực băng graphit cầu, sản
xuất đồ trang sức theo quy mô công nghiệp bằng đúc khuôn mẫu
chuyền lắp ráp hàng điện tử, mạch điện tử, lắp ráp tổng đài điện thoại tự động kỹ thuật số, dây chuyền thêu tự động nhiều màu, nhiều đầu máy điều khiển bằng vi tính.
Hoạt động chuyển giao công nghệ trong FDI đã tạo ra nhiều sản phẩm
tốt, hình thức đẹp, đáp ứng nhu cầu của thị trường trong nước và xuất
khẩu, nhất là trong lĩnh vực sản xuất hàng tiêu dùng như hàng dệt may,
giày dép, rau quả, xuất khẩu,…Sự cạnh tranh của các sản phẩm thuộc khu
vực kinh tế có vốn FDI đã thúc ép các doanh nghiệp trong nước phải đổi
mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm. Chất lượng sản phẩm của các doanh nghiệp có vốn FDI đều đạt tiêu chuẩn Việt Nam, một số đạt
tiêu chuẩn quốc tế ISO.
Vai trò của FDI trong chuyển giao công nghệ được thể hiện trước hết trong lĩnh
vực dầu khí. Nhờ vào Vietso Petro, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài lớn nhất
trong ngành dầu khí Việt Nam, ngoài ra còn phải kể đến sự hợp tác của các nhà đầu tư nước ngoài với các tập đoàn nổi tiếng như BP, Shell, Statoil… Các nhà đầu tư nước ngoài đã tích cực đầu tư vốn và đặc biệt là chuyển giao nhiều công nghệ hiện đại vào Việt Nam, giúp nâng cao hiệu quả khai thác cũng như chất lượng sản phẩm
và giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Các công nghệ hiện đại có thể được kể đến như:
công nghệ ép nước vào vỉa cải tiến, công nghệ gaslift ( bơm nén khí vào vỉa dầu),… Để phát triển kinh tế theo hướng CNH - HĐH, Việt Nam cần nhanh chóng đổi
mới công nghệ. Trong đó, chuyển giao công nghệ từ nước ngoài, đặc biệt là từ các nước phát triển, trung tâm công nghệ nguồn trên thế giới có ý nghĩa quan trọng đối
với quá trình CNH – HĐH của Việt Nam.