Báo cáo thu nhập theo số dư đảm phí (SDĐP)

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI " PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ CHI PHÍ – KHỐI LƯỢNG – LỢI NHUẬN TẠI NHÀ MÁY GẠCH NGÓI TUNNEL LONG XUYÊN " potx (Trang 46 - 64)

4. Nội dụng và phạm vi nghiên cứu

3.2Báo cáo thu nhập theo số dư đảm phí (SDĐP)

Bảng 3.15 Báo cáo thu nhập theo SDĐP của 3 sản phẩm

ĐVT: ngàn đồng

Ống 9x19 Thẻ 8x18 Ngói 22

Chỉ tiêu

Tổng Đơn vị Tổng Đơn vị Tổng Đơn vị

Doanh thu 926.245 0,61 242.173 0,65 97.566 1,59

Chi phí khả biến 534.917 0,35 105.554 0,28 64.951 1,06

Số dư đảm phí 391.328 0,26 136.619 0,37 32.615 0,53

Chi phi bất biến 58.418 0,04 16.354 0,04 7.130 0,12

Lợi nhuận 332.910 0,22 120.265 0,32 25.485 0,41

Qua bảng báo cáo thu nhập theo số dư đảm phí ta nhận thấy rằng, lợi nhuận đạt được của sản phẩm Ống 9x19 là cao nhất và thấp nhất là Ngói 22 được thể hiện theo số tuyệt đối. Nếu tính trên một đơn vị sản phẩm thì sản phẩm Ngói 22 có lợi nhuận cao nhất với 0,41 ngàn đồng và thấp nhất là sản phẩm Ống 9x19 với 0,22 ngàn đồng. Đặc biệt đối với sản phẩm Ngói 22 có lợi nhuận đơn vị cao nhất, mặc dù giá bán trên một đơn vị sản phẩm cao nhưng do sản lượng tiêu thụ thấp, số dư đảm phí thấp nên tổng lợi nhuận đạt được không cao.

Để kết luận sản phẩm Ngói 22, Thẻ 8x18 hay Ống 9x19 sản phẩm nào hoạt động đạt hiệu quả cao và chiếm một phần lợi nhuận đáng kể trong tổng lợi nhuận mà Nhà máy đạt được, ta cần xem xét mối quan hệ giữa các yếu tố chi phí khả biến, chi phí bất biến, sản lượng tiêu thụ tác động như thế nào đến giá bán và ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh, cụ thể hơn là từ mối quan hệ này có thể tìm ra được sản phẩm thích hợp cho việc mở rộng thị trường, củng cố năng lực sản xuất và đáp ứng nhu cầu thị trường, đồng thời thấy được mức độ hoạt động của Nhà máy thay đổi thì sản phẩm nào ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh nhiều nhất. Muốn biết được, ta tiến hành đi phân tích các yếu tố sau:

3.3 Phân tích mối quan hệ CVP tại Nhà máy gạch ngói Tunnel Long Xuyên 3.3.1 Số dư đảm phí và tỷ lệ số dư đảm phí

Bảng 3.16 Báo cáo chi tiết thu nhập của 3 sản phẩm

ĐVT: đồng/viên

Ống 9x19 Thẻ 8x18 Ngói 22

Chi tiết

Đơn vị % Đơn vị % Đơn vị %

Doanh thu 610 100,0 651 100,0 1.588 100,0

Chi phí khả biến 352 57,8 284 43,6 1.057 66,6

Số dư đảm phí 258 42,2 367 56,4 531 33,4

Chi phi bất biến 38 6,3 44 6,8 116 7,3

Qua bảng báo cáo chi tiết thu nhập trên, ta thấy sản phẩm Ngói 22 là sản phẩm có SDĐP đơn vị lớn nhất, kế đến là sản phẩm Thẻ 8x18 và cuối cùng là sản phẩm Ống 9x19.

Theo bảng 3.16 thì SDĐP đơn vị là phần dùng để bù đắp định phí, số còn lại mới chính là lợi nhuận của Nhà máy sau khi đã bù đắp hết chi phí khả biến. Đồng thời SDĐP đơn vị là một chỉ tiêu trung gian cho phép người quản lý xác định nhanh lợi nhuận tăng thêm của Nhà máy.

Khi Nhà máy hoạt động tại điểm hòa vốn thì SDĐP bằng với chi phí bất biến và lợi nhuận của Nhà máy lúc này là bằng không. Khi sản lượng vượt qua điểm hòa vốn, tức là chi phí bất biến đã được bù đắp hết khi đó mức tăng SDĐP của các sản phẩm vượt qua điểm hòa vốn cũng chính là lợi nhuận tăng thêm.

Dựa vào bảng 3.16 ta thấy, Ngói 22 là sản phẩm có SDĐP đơn vị lớn nhất với 531 đ/viên, trong 531 đồng này có 116 đồng dùng để bù đắp định phí và 415 đồng còn lại là lợi nhuận, phần định phí đã bù đắp hết nên khi mỗi viên gạch được bán tăng thêm Nhà máy sẽ tăng được 531 đồng lợi nhuận, tức bằng với SDĐP đơn vị. Khi sản lượng đã vượt qua điểm hòa vốn thì cứ mỗi viên gạch được bán tăng thêm của Ống 9x19 thì sẽ làm lợi nhuận tăng thêm là 258 đồng và lợi nhuận tăng thêm của Thẻ 8x18 là 367 đồng.

Lợi nhuận tính trên một đơn vị sản phẩm của Ngói 22 cũng lớn nhất so với hai sản phẩm còn lại. Mặc dù sản lượng tiêu thụ sản phẩm Ngói 22 không cao so với sản phẩm Ống 9x19 và Thẻ 8x18 nhưng do giá bán trên một đơn vị sản phẩm của Ngói 22 là rất cao, cao gấp 2,4 lần các sản phẩm còn lại. Cho nên sản phẩm Ngói 22 là sản phẩm có doanh thu chiếm không nhỏ trong tổng doanh thu. Vì vậy mà sản phẩm Ngói 22 được xem là một trong những sản phẩm chủ lực của Nhà máy.

Khi Nhà máy đã đạt được điểm hòa vốn thì khi tăng sản lượng bán ra sẽ làm cho lợi nhuận tăng thêm bằng với SDĐP đơn vị. Vì vậy nhờ vào SDĐP đơn vị người quản lý Nhà máy có thể tính nhanh lợi nhuận tăng thêm bằng cách lấy SDĐP đơn vị nhân với sản lượng tăng thêm, với cách tính này người quản lý Nhà máy có thể thấy được mối quan hệ giữa sản lượng và lợi nhuận. Từ công thức đó, có thể nói SDĐP đơn vị là cố định, lợi nhuận tăng thêm phụ thuộc vào sản lượng vượt điểm hòa vốn. Do đó trong 3 sản phẩm, sản phẩm nào có SDĐP đơn vị lớn thì lợi nhuận tăng thêm càng nhiều.

Để thấy được mối quan hệ giữa sản lượng và lợi nhuận ta tiến hành tăng sản lượng tiêu thụ cho các sản phẩm như sau

Bảng 3.17 Mối quan hệ giữa sản lượng tăng thêm và lợi nhuận

ĐVT: đồng

Lợi nhuận tăng thêm

Ống 9x19 Thẻ 8x18 Ngói 22

SDĐP đơn vị 258 367 531

Lượng tiêu thụ vượt hòa vốn

100 viên 25.800 36.700 53.100

1000 viên 258.000 367.000 531.000

Nhìn vào bảng trên ta thấy mối quan hệ giữa sản lượng tiêu thụ và lợi nhuận. Khi tăng cùng một mức sản lượng tiêu thụ như nhau cho các sản phẩm thì sản phẩm

Ngói 22 có lợi nhuận tăng lên nhiều nhất, do sản phẩm Ngói 22 có SDĐP đơn vị cao nhất ( 531 đ/viên ) và lợi nhuận thấp nhất là sản phẩm Ống 9x19 do SDĐP đơn vị ( 58 đ/viên ) thấp nhất trong 3 sản phẩm. Cụ thể, khi tăng cùng một lượng tiêu thụ cho 3 sản phẩm là 100 viên gạch thì sản phẩm Ngói 22 có mức tăng lợi nhuận là cao nhất với 53.100 đồng, kế đến là sản phẩm Thẻ 8x18 với 36.700 đồng và cuối cùng là sản phẩm Ống 9x19 với 25.800 đồng

Tuy nhiên việc sử dụng SDĐP để xác định sản phẩm cần được đầu tư, phát triển thêm đôi khi không chính xác, có trường hợp khi tăng sản lượng tiêu thụ của những sản phẩm có SDĐP lớn thì chưa chắc có được lợi nhuận cao nhất. Vì điều đó còn phụ thuộc vào sản lượng tiêu thụ tại Nhà máy đã vượt qua điểm hòa vốn chưa, định phí đã được bù đắp hết chưa. Để chứng minh cho sự sai lầm khi sử dụng SDĐP ta xem xét tỷ lệ SDĐP của 3 sản phẩm dựa vào bảng 3.16 như sau :

- Khi mức doanh thu của các sản phẩm có cùng một tỷ lệ là 100 % thì Thẻ 8x18 có tỷ lệ SDĐP chiếm cao nhất với 56,4 % và sản phẩm Ngói 22 là sản phẩm có tỷ lệ SDĐP chiếm thấp nhất với 33,4 %. Như vậy thông qua tỷ lệ SDĐP cho thấy sản phẩm Ngói 22 có tỷ lệ chiếm thấp nhất trong 3 sản phẩm, mặc dù SDĐP đơn vị đạt được là cao nhất, chủ yếu do khoản mục chi phí khả biến chiếm tỷ lệ cao hơn 2 sản phẩm còn lại. Ngược lại đối với sản phẩm Ống 9x19, Thẻ 8x18 có chi phí khả biến chiếm tỷ lệ thấp nên tỷ lệ SDĐP cao. Do vậy sẽ rất sai lầm khi người quản lý Nhà máy cho rằng sản phẩm Ngói 22 đem lại lợi nhuận cao nhất khi dựa vào SDĐP, vì vậy Nhà máy nên tập trung sản xuất sản phẩm Ống 9x19, Thẻ 8x18 hơn là tập trung sản xuất sản phẩm Ngói 22 vì đây không phải là sản phẩm mà thị trường có nhu cầu cao.

Để thấy rõ hơn, chúng ta giả định rằng trong tháng tới ( 1/2008 ) mức tăng doanh thu của các sản phẩm là 1 triệu đồng, khi đó các người quản lý của Nhà máy có thể dự kiến được mức tăng lợi nhuận của các sản phẩm trong điều kiện chi phí bất biến không thay đổi, ta có lợi nhuận tăng thêm của các sản phẩm như sau :

Bảng 3.18 Mối quan hệ giữa doanh thu tăng thêm và lợi nhuận

ĐVT : ngàn đồng

Lợi nhuận tăng thêm Sản phẩm

Ống 9x19 Thẻ 8x18 Ngói 22

Tỷ lệ SDĐP 42,2% 56,4% 33,4%

Doanh thu tăng

1000 422 564 334

Rõ ràng khi tăng cùng một mức doanh thu thì mức tăng lợi nhuận của Thẻ 8x18 là cao nhất, kế đến là Ống 9x19 và cuối cùng là Ngói 22 do tỷ lệ SDĐP của Thẻ 8x18 chiếm trong 100 % doanh thu là cao nhất và thấp nhất là Ngói 22.

Tuy dựa vào tỷ lệ SDĐP để quyết định sản phẩm sản xuất nhưng để thận trọng hơn Nhà máy cần xem xét lại cơ cấu chi phí của các sản phẩm để biết sản phẩm nào mới thật sự mang lại lợi nhuận và đạt hiệu quả kinh tế cao.

3.3.2 Cơ cấu chi phí

Cơ cấu chi phílà một nội dung quan trọng trong việc phân tích hoạt động kinh doanh vì có biết được cơ cấu chi phí của từng sản phẩm mới thấy được sự ảnh hưởng

của từng sản phẩm đến lợi nhuận của Nhà máy. Ở đây cơ cấu chi phí mà chúng ta xem xét là tỷ trọng của CPBB và CPKB chiếm trong tổng chi phí kinh doanh, cụ thể là CPBB, CPKB của sản phẩm Ống 9x19, Thẻ 8x18 và Ngói 22.

Bảng 3.19 Cơ cấu chi phí của 3 sản phẩm trong tổng chi phí

ĐVT: đồng

Ống 9x19 Thẻ 8x18 Ngói 22

Chi phí

Số tiền % Số tiền % Số tiền %

Tổng chi phí 593.336.781 100,0 121.908.548 100,0 72.080.752 100,0 CPKB 534.918.616 90,2 105.554.435 86,6 64.951.152 90,1 CPBB 58.418.164 9,8 16.354.113 13,4 7.129.600 9,9 Từ bảng 3.19 ta thấy, CPKB chiếm trong các sản phẩm là rất cao, cao nhất là sản phẩm Ống 9x19 chiếm 90,2%, kế đến là Ngói 22 chiếm 90,1% và cuối cùng là Thẻ 8x18 chiếm 86,6% trong tổng chi phí. CPKB chiếm tỷ trọng cao trong các sản phẩm là do các sản phẩm có cùng một nguồn nguyên liệu đầu vào và cũng do công nghệ sản xuất giản đơn nên CPBB chiếm tỷ trọng không cao lắm. Nhìn chung, sản phẩm có cơ cấu chi phí hợp lý là sản phẩm Thẻ 8x18 với CPBB chiếm 13,4 % cao nhất trong 3 sản phẩm, nên khi doanh thu tăng lợi nhuận sẽ tăng nhanh hơn các sản phẩm còn lại, nhưng nếu dựa vào bảng 3.19 để kết luận cơ cấu chi phí của sản phẩm nào là hợp lý thì không chính xác vì :

Bảng 3.19 là tổng chi phí của tổng sản lượng tiêu thụ trong tháng, chi phí khả biến, chi phí bất biến chiếm trong tổng chi phí, trong khi mỗi sản phẩm có mức tiêu thụ và doanh thu đạt được trong từng tháng là khác nhau nên tỷ lệ của các chỉ tiêu được tính trên doanh thu sẽ không giống nhau. Theo bảng 3.19 cơ cấu chi phí của sản phẩm Ống 9x19, Ngói 22 tương đối gần giống nhau, riêng đối với sản phẩm Thẻ 8x18 có cơ cấu chi phí khác hơn và phù hợp hơn so với hai sản phẩm kia. Với kết cấu chi phí của sản phẩm trong bảng 3.19 thì không thể làm cơ sở cho việc chọn sản phẩm mang lại lợi nhuận cao để mở rộng mạng lưới tiêu thụ. Vì vậy cần phải dựa vào sự biến động doanh thu trong thực tế để xác định cơ cấu chi phí của từng sản phẩm chiếm trong 100 % doanh thu nhằm phân tích ảnh hưởng cơ cấu chi phí của từng sản phẩm đến lợi nhuận của Nhà máy. Để đưa ra quyết định ta có bảng phân tích sau :

SVTH: Đoàn Thị Phương Trang Trang 38

Bảng 3.20 Phân tích ảnh hưởng của cơ cấu chi phí đến lợi nhuận

ĐVT: ngàn đồng

Qua bảng phân tích trên cho ta thấy, khi doanh thu tăng hoặc giảm từ 10 % đến 20 % thì Ngói 22 có biến động lợi nhuận đơn vị cao nhất, nguyên nhân do Ngói 22 có CPBB chiếm tỷ lệ cao so với 2 sản phẩm còn lại nên khi doanh thu giảm thì lợi nhuận giảm nhanh hơn. Cả 2 sản phẩm Ống 9x19, Thẻ 8x18 đều có biến động lợi nhuận đơn vị thấp hơn Ngói 22 nên khi doanh thu giảm thì lợi nhuận cũng giảm ít hơn, lỗ sẽ không diễn ra nhanh chóng. Đây là một điểm thuận lợi của sản phẩm Ống 9x19,Thẻ 8x18 do cả 2 sản phẩm có chi phí bất biến chiếm tỷ trọng trong 100 % doanh thu thấp so với Ngói 22. Tuy nhiên để chọn lựa giữa các sản phẩm để làm mục tiêu cho sự phát triển thì Nhà máy phải chọn sản phẩm Ống 9x19, Thẻ 8x18 mở rộng mạng lưới tiêu thụ, tập trung phát triển sản phẩm ngày càng hoàn chỉnh, riêng sản phẩm Ngói 22 có cơ cấu chi phí phức tạp nên sẽ có nhiều biến động rủi ro hơn.

Đồng thời sản phẩm Ngói 22 thị trường tiêu thụ vẫn cần. Vì vậy mà trong từng giai đoạn khác nhau Nhà máy sẽ điều chỉnh sản lượng sản xuất cho phù hợp theo yêu cầu của thị trường nhưng tập trung sản xuất nhiều nhất vẫn là sản phẩm Ống 9x19 và Thẻ 8x18.

Ống 9x19 Thẻ 8x18 Ngói 22

Lãi thuần Lãi thuần Lãi thuần

Biến động doanh thu Tổng SDĐP Mới Chênh lệch Chênh lệch đơn vị Tổng SDĐP Mới Chênh lệch Chênh lệch đơn vị Tổng SDĐP Mới Chênh lệch Chênh lệch đơn vị Tăng 10% 430.414 332.908 371.996 39.088 0,026 150.277 120.264 133.923 13.659 0,037 35.873 25.485 28.743 3.258 0,053 20% 469.501 332.908 411.083 78.175 0,052 163.235 120.264 147.581 27.317 0,073 39.131 25.485 32.001 6.516 0,106 Giảm 10% 352.238 332.908 293.820 (39.088) (0,026) 122.959 120.264 106.605 (13.659) (0,037) 29.355 25.485 22.225 (3.258) (0,053) 20% 313.151 332.908 254.733 (78.175) (0,052) 109.301 120.264 92.947 (27.317) (0,073) 26.097 25.485 18.967 (6.516) (0,106)

3.3.3 Đòn bẩy kinh doanh

Ở mức doanh thu đạt được của mỗi sản phẩm, ta có ĐBKD của các sản phẩm như sau - Sản phẩm Ống 9x19: 1,18 908 . 909 . 332 072 . 328 . 391  - Sản phẩm Thẻ 8x18: 654 . 264 . 120 767 . 618 . 136 =1,14 -Sản phẩm Ngói 22: 1,28 922 . 484 . 25 522 . 614 . 32 

Theo lý thuyết, ta có thể tính được tốc độ tăng lợi nhuận, nếu biết tốc độ tăng doanh thu, ta có cách tính như sau:

Tốc độ tăng lợi nhuận = Tốc độ tăng doanh thu x ĐBKD

Để thấy được mối quan hệ giữa lợi nhuận và ĐBKD, chúng ta giả sử rằng trong thời gian tới Nhà máy tăng 20% doanh thu cho mỗi sản phẩm, ta có bảng tăng lợi nhuận như sau :

Bảng 3.21 Lợi nhuận tăng khi doanh thu tăng 20%

Ống 9x19 Thẻ 8x18 Ngói 22

ĐBKD 1,18 1,14 1,28

Doanh thu tăng 20% 20% 20%

Tốc độ tăng lợi nhuận 23,5% 22,7% 25,6%

Lợi nhuận tăng 78.265.214 27.323.653 6.522.884

Dựa vào kết quả trên, ta thấy độ lớn ĐBKD của 3 sản phẩm đều lớn hơn một và cao nhất là sản phẩm Ngói 22 với 1,28. Tốc độ tăng lợi nhuận cũng tăng tương ứng với độ lớn ĐBKD. Xét về tốc độ tăng thì Ngói 22 có tốc độ tăng lớn nhất vì nó có đòn bẩy kinh lớn nhất. Tuy nhiên do lợi nhuận thực hiện trong kỳ không cao nên làm lợi nhuận tăng lên xét về số tuyệt đối không lớn hơn 2 sản phẩm còn lại.

Dựa vào độ lớn ĐBKD cũng không cho một kết luận chính xác, làm cơ sở cho việc ra quyết định, dù sản phẩm Ngói 22 có độ lớn ĐBKD lớn, do đó dễ dàng thích ứng khi tăng sản lượng tiêu thụ nhưng hiện tại thị trường sản phẩm đang có xu hướng giảm, vì khách hàng có thể lựa chọn nhiều sản phẩm khác thay thế. Trong khi đó trên thị trường nhu cầu trong xây dựng ngày càng tăng mà sản phẩm Ống, Thẻ rất cần thiết trong xây dựng. Vì vậy mà thị trường tiêu thụ hai sản phẩm này còn rất lớn, do đó Nhà máy nên tập trung sản xuất sản phẩm Ống 9x19 và Thẻ 8x18.

Độ lớn ĐBKD =

SDĐP SDĐP =

3.4 Phân tích điểm hòa vốn 3.4.1 Xác định điểm hòa vốn

3.4.1.1 Sản lượng hòa vốn

Sản lượng hòa vốn =

Ta có sản lượng hòa vốn của các sản phẩm sau :

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI " PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ CHI PHÍ – KHỐI LƯỢNG – LỢI NHUẬN TẠI NHÀ MÁY GẠCH NGÓI TUNNEL LONG XUYÊN " potx (Trang 46 - 64)