Đẩy mạnh áp dụng các công cụ quản lý HQ hiệu quả: * Hệ thống thu thập thông tin và xử lý thông tin nghiệp vụ HQ:

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH ứng dụng công nghệ thông tin và hiện đại hóa hoạt động hải quan tại cục hải quan đồng nai (Trang 77 - 83)

- Các biểu mẫu, báo cáo

c) Đối với Ngân hàng:

3.3.2.4. Đẩy mạnh áp dụng các công cụ quản lý HQ hiệu quả: * Hệ thống thu thập thông tin và xử lý thông tin nghiệp vụ HQ:

* Hệ thống thu thập thông tin và xử lý thơng tin nghiệp vụHQ:

Trong quản lý, thơng tin đóng vai trị rất quan trọng. Thông tin giúp cho nhà quản lý ra quyết định một cách dễ dàng và nhanh chóng. Nếu nguồn thơng tin cung cấp càng chính xác, kịp thời thì quyết định sẽ chính xác, kịp thời, mọi việc sẽ đạt kết quả tốt. Ngược lại, nếuthông tin cung cấp khơng chính xác, chậm thì quyết định sẽ khơng chính xác, khơng kịp thời, công việc sẽ bị thất bại.

Khi triển khai thực hiện Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hải quan, TCHQ đã xây dựng một hệ thống tiêu chí QLRRriêng để làm căncứ quyết định phân luồng và quyết định tỷ lệ kiểm tra thực tế hàng hóa. Thơng tin chủ yếu của hệ thống này là thơng tin về doanh nghiệp, hàng hóa. Tuy nhiên, hệ thống này chỉ phục vụ cho việc phân luồng tờ khai và cũng còn những hạn chế nhất định cần phải điều chỉnh cho phù hợp với thực tế công việc.

Hệ thống thông tin nghiệp vụ hải quan cần tập trung, thống nhất, hỗ trợ cho tất cả các khâu nghiệp vụ hải quan và phối hợp với hải quan các nước trong đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, làm cơ sở ra quyết định cho các cấp lãnh đạo cũng như công chức thừa hành đồng thời nâng cao hiệu quả quản lý của ngành hải quan.

Đểsử dụngcó hiệu quảhệ thống thu thập và xử lý thơng tin, cần phải có những giải pháp sau:

- Tổng cụcHải quancần hoàn thiện và nâng cấp hệ thống thông tinQLRR hiện tại thành hệ thống thông tin nghiệp vụHQ làm cơ sở để xem xét ra quyết định thông quan, QLRR và thực hiện phịng chống bn lậu, vận chuyển hàng hóa trái phép qua biên giới và các hành vi khác vi phạm pháp luậtHQ. Hệ thống này phải được thu thập, xử lý, lưu trữ tập trung tại Tổng cục Hải quan để quản lý, vận hành và phân cấp cho các

đơn vị, cá nhân có trách nhiệm cập nhật, khai thác, sử dụng phục vụ quản lý nhà nước vềHQ.

- Hệ thống thông tin nghiệp vụ HQ được thiết lập và tích hợp với tồn bộ hệ thống cơ sở dữ liệu củangành HQ nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý chung của Ngành. Hệ thống này bao gồm:

+ Thông tin về DN: pháp nhân (tên, mã số, địa chỉ, tài khoản, số hiệu tài khoản, cơ cấu tổ chức, thành phần, các chi nhánh...), quá trình hoạt động, việc chấp hành pháp luậtHQ (số lần lập biên bản chứng nhận, biên bản vi phạm, mức độ xử lý, nộp thuế, tình trạng nợ thuế, cưỡng chế), việc chấp hành thuế nội địa, khách hàng, thị trường, loại hình kinh doanh XNK, mặt hàng kinh doanh, kim ngạchXNK, số lượngTK, tình hình tài chính DN v.v...

+ Thơng tin về hàng hóa XNK: mặt hàng, thuế suất, mã số, số lượng, ...

+ Thông tin về phương tiệnXNC: loại phương tiện (máy bay, tàu thủy, xà lan, xe ơ tơ v.v...), hành trình, thời gian, cửa khẩu xuất nhập (sân bay, cảng, biên giới, bưu điện).

+ Thông tin về các tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt độngXNK, XNC. + Thơng tin nghiệp vụ kiểm sốt HQ.

Để hệ thống có thể phát huy hiệu quả, cần có sự phối hợp tốt giữa các đơn vị từ Tổng cục Hải quan, các Cục HQđịa phương và từng CBCC trong việc cập nhật, khai thác, sử dụng. Phải có quy định chặt chẽ trách nhiệm của từng cấp, từng đơn vị và phải kiểm tra thường xuyên.Việc thực hiện tốt giải pháp sẽ góp phần tiết kiệm chi phí cho việc thu thập thông tin phân tán, trùng lắp, không khoa học; tạo điều kiện cho việc ra quyết định kiểm tra, kiểm soát nhanh chóng, kịp thời; nâng cao được hiệu quả quản lý của ngành HQ.

* Hệ thốngQLRR:

Từ những hạn chế trong áp dụng QLRR trong thông quan hàng hoá XNK, nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng QLRR của ngành HQ nói chung và của Hải quan Đồng Nai nói riêng, đồng thời ngăn ngừa, hạn chế vi phạm pháp luật HQ có thể xảy ra thì cần có những giải pháp sau:

- Thứ nhấtlà, giải quyết vấn đề nhận thức.

Nhận thức có ý nghĩa quyết định hành động, chi phối ý thức và trách nhiệm của mỗi CBCC HQ. Nhận thức không đúng, không đầy đủ sẽ gây ra những lực cản cho việc triển khai thực hiện QLRR. Ngành HQđang nỗ lực xây dựng môi trường thương mại minh bạch, dựa trên nền tảng tuân thủ. Để thực hiện được điều này, một trong những điều kiện tiên quyết đó là phải hình thành mơi trường tuân thủ ngay chính trong nội bộ ngành HQ. Đây cũng chính là yếu tố quyết định cho sự thành công của việc áp dụng QLRR. Do vậy nhiệm vụ trọng tâm trong giai đoạn trước mắtcần phải tăng cường công tác đào tạo, tuyên truyền giái dục nâng cao nhận thức và trách nhiệm của đội ngũ CBCC HQ; chấn chỉnh, xiết chặt hệ thống kỷ luật kỷ cương của Ngành, đi đôi với chế độ khen thuởng kịp thời những gương người tốt việc tốt, ngược lại nếu vi phạm phải cương quyết xứ lý; có như vậy mới đảm bảo tính hiệu quả trong quá trình triển khaithực hiện.

- Thứ hailà, phương pháp tiếp cận và lựa chọn bước đi đúng là điều kiện tiên

quyết của sự thành công.

Mặc dù QLRR là phương pháp mới, tiềm ẩn nhiều thách thức trong triển khai thực hiện nhưng do có sự tiếp cận đúng về nguyên lý QLRR cũng như bước đi phù hợp với bối cảnh thực tiễn nên trong giai đoạn áp dụng có tính chất thí điểm vừa qua đã gặt hái được những thành công nhất định. Trong giai đoạn trước mắt khi ngành HQ chưa thể có những bước tiến dài theo kịp các nước tương đối phát triển trong khu vực thì việc kết hợp hài hồ giữa hiện đại và thủ cơng, giữa kỹ thuật tiên tiến với các biện pháp thủ công và từng bước mở rộng phạm vi áp dụng QLRR trong các hoạt động nghiệp vụHQ là phù hợp.

- Thứ ba là, kiện toàn bộ máy và cơ chế điều hành nhằm tạo động lực thúc

đẩy nhanh sự thành cơng của chương trình QLRR.

Thực tế cho thấy sự hạn chế về bộ máy tổ chức và cơ chế điều hành ln là rà cản cho q trình xây dựng và triển khai áp dụng QLRR. Để đảm bảo triển khai thực hiện thành công về QLRR cần thiết phải kiện toàn tổ chức bộ máy phải đủ mạnh, xây dựng đội ngũ CBCC có đủ kiến thức, năng lực xây dựng và triển khai

thực hiện QLRR. Để giải quyết được những khó khăn hiện nay, vấn đề đặc biệt quan trọng cần phải kiện toàn bộ máy tổ chức và cơ chế điều hành về QLRR theo định hướng xây dựng, phát triển hệ thống chuyên trách, thực hiện các nhiệm vụ chuyên sâu về QLRR.

- Thứ tư là, phát triển hệ thống thông tin nghiệp vụ HQ làm nền tảng cho

hoạt động QLRR.

Thực tế cho thấy việc xây dựng hệ thống thông tin, dữ liệu luôn đi trước QLRR. Hệ thống thông tin phục vụ QLRR đặt yêu cầu cho việc cập nhật, bổ sung thông tin mới một cách đầy đủ, kịp thời và chính xác. Do vậy nhiệm vụ trước mắt cũng như lâu dài của ngành HQ là cần phải xây dựng, nâng cấp và phát triển hệ thống thơng tin một cách đầy đủ, tồn diện và phù hợp với các tiêu chuẩn của quốc tế về dữ liệu. Với các mục tiêu trên, đòi hỏi việc mở rộng khả năng kết nối, tích hợp và xử lý thông tin giữa các hệ thống trong ngành; giữa ngành HQ với các Bộ, Ngành; đồng thời phát triển hệ thống tình báo HQ, tăng cường hợp tác, trao đổi thông tin với HQcác nước và các tổ chức quốc tế.

- Thứ năm là, tập trung phát triển kỹ thuật QLRR nhằm tăng cao hiệu quả

QLRR theo các nội dung và định hướng sau:

+ Tăng cường hoạt động thu thập thông tin, dữ liệu, xác định rủi ro; xây dựng hệ thống thơng tin đầy đủ, tồn diện, phù hợp với bối cảnh QLRR;

+ Hoạt động phân tích, đánh giá rủi ro luôn được coi trọng trong suốt q trình QLRR. Phân tích,đánh giá rủi ro được quan tâm đồng thời bởi kinh nghiệm và kỹ năng của công chức thừa hành cũng như việc thiết lập các công cụ trên cơ sở ứng dụng kỹ thuật máy tính;

+ Nâng cao hiệu quả các chương trình, kế hoạch hành động cho việc xử lý rủi ro, bao gồm việc xây dựng các chương trình kế hoạch tuân thủ, tự nguyện tuân thủ, thông báo tuân thủ và tuân thủ bắt buộc;

+ Đảm bảo chất lượng, hiệu quả hoạt động xử lý rủi ro thông qua tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá và cung cấp thơng tin trong q trình xử lý rủi ro;

+ Giám sát, kiểm tra lại quy trình QLRR vàđo lường, đánh giá tuân thủ trên cơ sở lấy mẫu kiểm tra và đánh giá theo mẫu để thẩm định mức độ tuân thủ trong các lĩnh vực, hệ loại đối tượng cụ thể;

+ Xây dựng và triển khai thực hiện chiến lược QLRR và các chính sách về QLRR đảm bảo việc sử dụng nguồn lực một cách hợp lý, mở rộng tuân thủ, đồng thời áp dụng cơ chế tuân thủ đối với doanh nghiệp và các đối tượng được áp dụng liên quan.

- Thứsáu là, ứng dụng kỹ thuật CNTT phù hợp với bối cảnh QLRR. Thực tế

QLRR trong thời gian qua cho thấy, QLRR không thể tốt khi hệ thống CNTT yếu kém. Kinh nghiệm QLRR của các nước cũng thấy rằng, quá trình xây dựng và phát triển QLRR khi các điều kiện về cơ sở hạ tầng, CNTT chưa đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất và chuẩn hố thì nên xây dựng hệ thống CNTT hỗ trợ phù hợp, đồng thời đặt ra kế hoạch và lộ trình nâng cấp toàn diện, đồng bộ trong toàn Ngành, ngược lại, dễ dẫn đến tình trạng khơng thống nhất, khơng tương thích giữa các hệ thốnggây lãng phí NSNN.

Những giải pháp nói trên sẽ góp phần quan trọng cho việc nâng cao hiệu quả áp dụng QLRR trong thơng quan hàng hố XNK, đồng thời ngăn ngừa những hành vi vi phạm pháp luật HQ của DN.

* Kiểm tra sau thông quan:

KTSTQ là hoạt động nghiệp vụ do cơ quan chuyên trách của ngành HQ thực hiện nhằm thẩm định tính chính xác, trung thực của việc khai HQđối với hàng hố XK, NK đãđược thơng quan và đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật của người khai HQ làm cơ sở xem xét mức độ ưu tiên trong việc làm thủ tụcHQ, kiểm tra giám sát HQ và xử lý vi phạm (nếu có). KTSTQđược thực hiện thơng qua việc kiểm tra hồ sơHQđã thông quan, các chứng từ, sổ sách kế tốn, báo cáo tài chính và các chứng từ có liên quan đến hàng hố XNK, trong trường hợp cần thiết và đủ điều kiện có thể kiểm tra hàng hoá NK đã được thông quan của các tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.

Để thực hiện có hiệu quả Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật HQ năm 2005, ngày 06/06/2006 Bộ Tài chính đã ban hành Quyết định số 34/2006/QĐ- BTC về việc thành lập Chi cục Kiểm tra sau thông quan trực thuộc Cục HQ tỉnh, liên tỉnh, thành phố. Căn cứ theo Quyết định này, Cục Hải quan Đồng Nai đã thành lập Chi cục Kiểm tra sau thông quan vào ngày 27/06/2006 với 06 biên chế. Hiện nay là 10 biên chế và dự kiến trong thời gian tới cùng với việc triển khai khai báo HQ từ xa, kết hợp song song với khai HQ điện tử đang thực hiện thí điểm đối với loại hình GC, SXXK, kinh doanh thì số lượng tờ khai được phân vào luồng xanh (miễn kiểm) sẽ ngày càng gia tăng (trên 80%). Do đó cơng việcKTSTQ sẽ rất quan trọng, đòi hỏi phải tăng cường lực lượng CBCC và đẩy mạnh hơn nữa mới thực sự mang lại hiệu quả cao.

Việc thực hiện trị giá HQ theo Hiệp định GATT/WTO và cải cách thủ tục HQ theo hướng thơng thống, tiện lợi, văn minh, hiện đại, để DN tự khai báo, tự tính thuế và nộp thuế địi hỏi ngành HQ nói chung và Cục Hải quan Đồng Nai nói riêng phải thay đổi cách thức quản lý, kiểm tra hàng hố XNK, đó là tăng cường cơng tác KTSTQ. Để phát huy tính hiệu quả của cơng tác KTSTQ, trong thời gian tới cần phải tăng cường hơn nữa các mặt sau:

- Về công tác đào tạo tuyển dụng cán bộ: cán bộ phải được đào tạo chuyên sâu về chuyên ngành Tài chính - Kế tốn và kiểm tốn. Cán bộ phải được học các mơn kế tốn SX kinh doanh và thương mại, biết phân tích hoạt độngKinh tế - Tài chính, biết vận dụng phương pháp kiểm toán trong KTSTQ.

-Đội ngũ cán bộ KTSTQ cần được ổn định lâu dài để chuyên sâu và tích luỹ kinh nghiệm, phương pháp cơng tác. Có chế độ đãi ngộ hợp lý đối với CBCC làm công tác này. Nên thực hiện việc trích thưởng theo vụ việc nhằm khuyến khích động viên cán bộ cơng chức làm việc có hiệu quả và ngăn chặn các hành vi tiêu cực. Mức thưởng phải thật minh bạch, cụ thể và thực sự có ý nghĩa đối với việc làm của CBCC, chứ khơng nên mang tính hình thức.

- Tăng cường kiểm tra tại DN đối với những trường hợp mà kiểm tra tại trụ sở HQ khơng có hiệu quả cao như kiểm tra về định mức tiêu hao, về sử dụng tài sản

cố định, sử dụng nguyên vật liệu sai mục đích đãđược miễn thuế, về tồn động các hợp đồng GC, SXXK.

-Trên cơ sở thông tin thu thập được từ các nguồn, tiến hành lựa chọn các DN có các mặt hàng có tính rủi ro cao, có dấu hiệu vi phạm pháp luật HQ để thực hiện KTSTQ. Việc KTSTQ phải tiến hành có trọng điểm, mang tính chính xác cao để tránh gây phiền hà, ảnh hưởng đến hoạt động SX kinh doanh của DN. Đối với các trường hợp cố tình vi phạm cần có biện pháp xử lý nghiêm khắc theo pháp luật.

- Cần thực hiện tốt hơn nữa quy chế phối hợp của Ngân hàng, Cục thuế, Công an với Hải quan trong KTSTQ. Nghiên cứu biện pháp phối hợp với kiểm toán Cục thuế để kiểm tra về chi phí sản xuất, tính giá thành khi xác định định mức tiêu hao thực tế trong sản xuất gia công hàng XK, về hàng hố NK sử dụng sai mục đích được miễn thuế NK.

- Theo quy trình thủ tục HQ, cơng tác phúc tập hồ sơ, thanh khoản hợp đồng GC, SXXK được thực hiện tại các Chi cục, do đó cần phải có sự phối hợpchặt chẽ và đẩy nhanh tốc độ luân chuyển hồ sơ về Chi cục KTSTQ khi thấy hồ sơ có dấu hiệu nghi vấn để sớm ra quyết định KTSTQ.

- Cần phải sớm xây dựng cuốn cẩm nang về KTSTQ, đúc kết những kinh nghiệm kiểm tra về các hình thức gian lận trong đó có gian lận các chính sách ưu đãi về thuế, gian lận định mức, vềtrị giá khai báo,…

- TCHQ cần đầu tư trang thiết bị, máy móc, đường truyền và các cơng cụ hỗ trợ khác (sao chụp, lưu trữ tài liệu; hệ thống quản lýDN; bảo quản hồ sơ, khai thác thông tin v.v...) đồng bộ, hiện đại, phục vụ cho công tác chuyên môn.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH ứng dụng công nghệ thông tin và hiện đại hóa hoạt động hải quan tại cục hải quan đồng nai (Trang 77 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)