Mục tiêu, chiến lược phát triển thị trường RAT của ngành nông nghiệp

Một phần của tài liệu Đề tài: "Quản lý nhà nước về thị trường RAT trên địa bàn Hà Nội - Thực trạng và giải pháp" ppt (Trang 39 - 50)

4.1.1.1. Quan điểm của Đảng và Nhà Nước về phát triển thị trường RAT

Kinh doanh RAT phải xuất phát từ nhu cầu của thị trường.

Thúc đẩy phát triển RAT trên cơ sở phát huy lợi thế so sánh của từng sản phẩm nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh.

Thúc đẩy phát triển RAT trên cơ sở ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ với công nghệ tiên tiến nhằm nâng cao giá trị sản phẩm.

Thúc đẩy phát triển RAT trên cơ sở khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia sản xuất, chế biến và kinh doanh RAT.

Thúc đẩy phát triển RAT cần có sự hỗ trợ của Nhà Nước và các ngành có liên quan.

4.1.1.2. Mục tiêu, chiến lược phát triển thị trường RAT trên địa bàn Hà Nội của ngành nông nghiệp ngành nông nghiệp

Thành phố Hà Nội đã đề ra một số mục tiêu cụ thể phát triển thị trường RAT trên toàn thành phố. Cụ thể như sau:

Hoàn thiện nghiên cứu xác định vùng và cấp giấy chứng nhận cho các cơ sở đủ điều kiện sản xuất RAT, đề xuất quy hoạch và đầu tư vùng sản xuất RAT tập trung trên các vùng nông nghiệp ổn định của thành phố.

Xây dựng và triển khai các dự án kết cấu hạ tầng vùng, khu sản xuất RAT tập trung.

Xây dựng và triển khai mô hình của thành phố về sản xuất và tiêu thụ RAT tập trung (hệ thống tưới phun, nhà lưới, đường bê tông…).

Chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật, công nghệ tiên tiến vào sản xuất, đảm bảo sản xuất RAT có hiệu quả.

Hoàn thiện trung tâm phân tích, kiểm định chất lượng rau quả Hà Nội.

Phối hợp với các tỉnh bạn nhằm sản xuất, cung ứng và quản lý chất lượng RAT từ các tỉnh cung cấp cho Hà Nội.

4.1.2. Phương hướng kế hoạch phát triển sản xuất RAT trên địa bàn Hà Nội

Uỷ ban nhân thành phố Hà Nội phê duyệt đề án mang tên “ sản xuất và tiêu thụ RAT giai đoạn 2009-2015” đến năm 2015, thành phố sẽ có khoảng 5.000 - 5.500ha RAT được đầu tư về cơ sở hạ tầng, có cán bộ kỹ thuật hướng dẫn nông dân trong quá trình sản xuất. Tổng số vốn đầu tư cho đề án này dự kiến lên đến hơn 900 tỷ đồng. Các vùng sản xuất RAT tập trung, ưu tiên các vùng ven sông Hồng, sông Đuống, sông Đáy và sông Tích; trong đó, thành phố sẽ lựa chọn những vùng có quy mô lớn, thuộc các huyện như Đông Anh, Mê Linh, Gia Lâm, Chương Mỹ, Đan Phượng nhằm đầu tư khép kín tạo thành các vùng RAT trọng điểm.

Dự kiến, đến năm 2020, diện tích sản xuất RAT của Hà Nội sẽ đạt 16.267,7ha, trong đó các vùng sản xuất rau tập trung là 151 vùng với tổng diện tích 6.644,7ha; các vùng sản xuất rau phân tán do nông dân trồng tự phát khoảng 2.190 vùng, tổng diện tích 9.632ha. Hà Nội cũng sẽ tập trung hình thành các vùng sản xuất RAT tập trung phù hợp với định hướng quy hoạch, đồng thời ưu tiên xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu cho các vùng sản xuất RAT tập trung theo Đề án sản xuất và tiêu thụ RAT giai đoạn 2009 - 2015 đã được UBND TP phê duyệt.

Một đề án liên quan trực tiếp đến RAT cho người tiêu dùng Hà Nội mang tên ''Lưu thông, tiêu thụ rau an toàn, thực phẩm sạch trên địa bàn thành phố Hà Nội'' với mục đích bảo vệ sức khỏe cộng đồng, do Sở Công Thương đệ trình và đã được UBND TP Hà Nội phê duyệt. Đề án này đã đặt ra tiêu chí RAT cũng như các thực phẩm sạch khác cung ứng cho các cửa hàng, siêu thị, khách sạn, nhà hàng, bếp ăn tập thể... phải đảm bảo 100% các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm. Không chỉ vậy, các cửa hàng, các điểm bán RAT, thực phẩm sạch sẽ được tổ chức, sắp xếp thành mạng lưới một cách có hệ thống, hợp lý và rộng khắp địa bàn Thủ đô, ngoài tiêu chí về văn minh thương mại.

Để củng cố niềm tin của người tiêu dùng về chất lượng RAT, trong thời gian tới Chi cục BVTV Hà Nội cần tăng cường phối hợp với các ngành thương mại, y tế để quản lý chặt chẽ RAT từ sản xuất đến tiêu thụ ở các khâu thủ tục, nguồn gốc, chất lượng, nâng cao năng lực, tăng cường công tác thanh kiểm tra việc kinh doanh, sử dụng thuốc BVTV, đặc biệt tại các vùng RAT. Tổ chức các đội thanh tra, kiểm tra, giám sát chất lượng rau tại các cửa hàng kinh doanh RAT và việc đăng ký kinh doanh RAT.

Một trong những điểm yếu nhất của thị trường RAT hiện nay là khâu tiêu thụ. RAT sản xuất ra còn khó tìm nơi tiêu thụ hơn cả rau đại trà. Vấn đề đặt ra là phải có hệ thống cửa hàng kinh doanh RAT thống nhất trên toàn địa bàn vừa đảm bảo đầu ra cho người sản xuất vừa đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Để khắc phục điều này, Chi cục BVTV thành phố Hà Nội có định hướng là thực hiện quy hoạch các chợ đầu mối RAT gắn với các vùng sản xuất lớn và các trục đường giao thông chính. Tùy theo quy mô khu dân cư, Hà Nội bố trí từ 1- 3 cửa hàng bán rau an toàn ở mỗi khu. Tổng số cửa hàng kinh doanh RAT sẽ được hỗ trợ lên đến 520. 4.2. Giải pháp quản lý nhà nước về thị trường RAT trên địa bàn Hà Nội hiện nay

4.2.1. Một số đề xuất đối với nhà quản lý các cấp trên địa bàn Hà Nội

Nhà nước cần thành lập ban chỉ đạo sản xuất RAT các cấp từ thành phố đến cấp xã, phường; đồng thời giám sát sản xuất RAT cũng như kinh doanh thuốc BVTV trên địa bàn. Chi cục BVTV cử cán bộ kỹ thuật chỉ đạo, hướng dẫn, giám sát nông dân sản xuất RAT ở tất cả các vùng sản xuất rau. Siết chặt hơn nữa công tác giám sát sản xuất, tiêu thụ RAT, giám sát chặt chẽ các cơ sở đã được cấp giấy chứng nhận (áp dụng quy trình sản xuất, nguồn gốc, sản lượng, địa chỉ cung ứng

rau…), phối hợp các cơ quan chức năng xử lý nghiêm, công khai các cơ sở vi phạm, tuyên truyền và khen thưởng những cơ sở làm tốt.

Hiện nay, cơ chế chính sách của Nhà Nước cho sản xuất RAT chưa hoàn thiện, chưa khuyến khích được nông dân, và người kinh doanh RAT. Do đó, UBND TP cần đưa ra các văn bản hướng dẫn cụ thể tới các địa phương, cơ sở sản xuất và kinh doanh RAT. Thành phố Hà Nội nên xây dựng, ban hành, quản lý quy trình sản xuất RAT cho từng loại cụ thể bằng những văn bản pháp lý cụ thể, phù hợp với điều kiện từng vùng, hướng dẫn nông dân thực hiện chặt chẽ các quy trình, tăng cường kiểm tra việc sử dụng thuốc BVTV, phân bón, thuốc kích thích để kịp thời ngăn chặn các hành vi gian dối làm “bẩn” RAT…Phải gắn tên các hộ sản xuất chịu trách nhiệm với từng luống rau cụ thể. Kiểm tra đột xuất và ngẫu nhiên nhiều diện tích trồng rau và cửa hàng kinh doanh.

Mạng lưới các cửa hàng, các điểm bán RAT cần được tổ chức, sắp xếp có hệ thống, hợp lý và rộng khắp địa bàn thủ đô, đồng thời đảm bảo văn minh thương mại. Tùy theo quy mô khu dân cư để bố trí từ 1-3 cửa hàng bán RAT ở mỗi khu, cần quy hoạch các chợ tạm, chợ cóc, tránh tình trạng tiện đâu bán đấy.

Hơn nữa cần quy hoạch các khu sản xuất RAT không để người dân sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, không có chiến lược cụ thể. Cần phải xây dựng hệ thống sản xuất RAT theo hướng chuyên nghiệp, đồng bộ, góp phần vào việc bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm vì sức khỏe người tiêu dùng. Việc quy hoạch cần phải chú trọng đến vấn đề môi trường, thậm chí cả phát triển du lịch sinh thái tại những vùng trồng rau. TP Hà Nội nên đầu tư cơ sở hạ tầng cho sản xuất RAT, để khuyến khích người nông dân trồng RAT. Cùng với đó là xây dựng những khu trồng rau công nghệ cao đã được triển khai thành công ở Trung Quốc, Singapore…

Nhà nước cần có những ưu đãi cho các doanh nghiệp, các HTX, các hộ nông dân trong việc vay vốn sản xuất và kinh doanh RAT. Thành phố cần chỉ đạo các ngành chức năng xem xét cho nông dân vay vốn sản xuất ưu đãi cả về số lượng và thời gian vay. Các doanh nghiệp và HTX đầu tư sản xuất kinh doanh hàng nông sản chất lượng cao với mô hình hiện đại, quy mô lớn cũng cần được xem xét cho vay với những ưu thế hợp lý để các doanh nghiệp này có thể đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật ban đầu và đầu tư cho các hộ nông dân qua việc cung cấp giống, thuốc BVTV, từ những nguồn cung cấp đáng tin cậy. Đây là điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp, các HTX, các hộ nông dân tiếp tục với công nghệ tiên tiến trong sản xuất

nông nghiệp như mô hình trồng rau nhà kính, trồng rau trong nhà lưới, trồng rau không cần đất… để có thể hội nhập với ngành nông nghiệp thế giới. Ngoài ra, do chi phí sản xuất RAT cao hơn chi phí sản xuất rau đại trà nên nhà nước phải xem xét miễn thuế VAT và thủy lợi phí cho người nông dân. Cùng với đó, sở công thương, sở tài chính phải duyệt giá thành sản phẩm tránh kiểu mua đứt bán đoạn, nảy sinh rất nhiều vấn đề như: lúc giá cao thì người sản xuất bán ra bên ngoài, lúc giá rẻ thì lại bán vào siêu thị, hoặc rau không sơ chế, không đảm bảo chất lượng…

Có sự phân cấp rõ ràng chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan quản lý theo các cấp tránh tình trạng trùng lặp. Tránh tình trạng bỏ ngỏ thị trường do trông chờ, ỷ lại, không có trách nhiệm.

Hội khuyến nông thành phố Hà Nội nên phối hợp với đài phát thanh- truyền hình Hà Nội, mỗi ngày có một chương trình chuyên nói về RAT (cung cấp địa chỉ sản xuất và cung ứng RAT tin cậy, uy tín, tư vấn cách chọn mua RAT…). Thời gian của mỗi ngày phát sóng chỉ cần 5 - 10 phút là đủ. Nội dung của mỗi chương trình được nói đến dưới dạng một tiểu phẩm gần gũi như trong cuộc sống thực hàng ngày của chúng ta. Như vậy, người tiêu dùng sẽ nắm bắt thông tin một cách nhanh chóng và dễ dàng.

4.2.2. Giải pháp đối với doanh nghiệp kinh doanh RAT trên địa bàn Hà Nội

Hiện nay, số lượng các doanh nghiệp kinh doanh RAT trên địa bàn Hà Nội không nhiều. Tuy nhiên, vẫn còn có tình trạng các doanh nghiệp kinh doanh RAT bị thua lỗ phải đóng cửa. Do vậy, đòi hỏi các doanh nghiệp này phải có chiến lược kinh doanh mới.

Trước khi mở cửa hàng kinh doanh phải đăng ký kinh doanh RAT theo các quy định của Nhà Nước. Đảm bảo việc kinh doanh là hợp pháp theo quy định của pháp luật. Có giấy phép kinh doanh do Cục quản lý thị trường cấp để đảm bảo quyền lợi của doanh nghiệp và của hàng.

Kiên quyết chỉ kinh doanh các loại RAT đảm bảo chất lượng, không bán rau đại trà lẫn RAT. Chỉ nhập RAT của các HTX đã đạt tiêu chuẩn về sản xuất RAT, không nhập rau không rõ nguồn gốc. Chọn lựa các cơ sở cung cấp rau uy tín, đảm bảo thời gian giao hàng đúng hạn, đúng chủng loại đảm bảo chất lượng. Từ đó xây dựng lên một thương hiệu uy tín của cửa hàng được nhiều người biết đến.

Do RAT cũng như các loại nông sản khác là mặt hàng có tính đặc thù là khó bảo quản trong thời gian dài, đòi hỏi sự tươi ngon nên vấn đề bảo quản là rất quan

trọng. Các doanh nghiệp kinh doanh lớn hay các siêu thị thì vấn đề này đã được giải quyết khá tốt. Tuy nhiên, với các cửa hàng nhỏ thì việc bảo quản còn là vấn đề khá khó khăn. Do quy mô cửa hàng nhỏ nên không có điều kiện bảo quản tốt, rau nhập về rất dễ bị hỏng do chưa bán hết trong vài ngày. Do vậy, các cửa hàng này nên thu mua với số lượng vừa đủ, phù hợp với quy mô cửa hàng của mình và để phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng. Đồng thời đầu tư thiết bị để bảo quản rau tốt hơn. Bên cạnh đó, các cửa hàng kinh doanh RAT cần sơ chế, đóng gói, dán tem, nhãn trên từng sản phẩm và tuân theo các quy định hiện hành của Nhà Nước. Đồng thời phải có nơi giao nhận, sơ chế bao gói, bảo quản, có đầy đủ biển hiệu, bảng giá, niêm yết kinh doanh…Đảm bảo rằng RAT được bày bán phải luôn tươi, ngon và đảm bảo chất lượng.

Một điều rất quan trọng là các doanh nghiệp, các cơ sở kinh doanh RAT phải nâng cao hơn nữa sức cạnh tranh của mình trên thị trường. Việc đảm bảo chất lượng rau là quan trọng hàng đầu. Nhưng chỉ có rau chất lượng tốt thì chưa đủ mà cần có nhiều yếu tố khác.

Đầu tiên là đội ngũ nhân viên kinh doanh phải có kiến thức về RAT để có thể giải thích cho người tiêu dùng biết về sự khác nhau năng suất, đặc điểm, tính chất của RAT so với các sản phẩm rau khác. Nhân viên bán hàng có thái độ phục vụ thân thiện, nhiệt tình với phương châm “khách hàng là thượng đế”. Ngoài ra, mỗi cơ sở kinh doanh nên có đồng phục riêng cho nhân viên của mình nhằm tạo nên sự khác biệt với đối thủ cạnh tranh.

Thứ hai, nhu cầu của người tiêu dùng đa dạng và đặc biệt đối với rau thì thay đổi theo từng bữa ăn. Do vậy, các cơ sở kinh doanh RAT phải đảm bảo đáp ứng nhu cầu đó. Cần kinh doanh nhiều loại rau khác nhau đa dạng và phong phú về chủng loại làm tăng sự lựa chọn cho người tiêu dùng. Các loại rau được đóng gói với khối lượng khác nhau phù hợp với quy mô của từng gia đình và nhu cầu của người tiêu dùng.

Thứ ba là dịch vụ trước, trong và sau bán hàng cần được tăng cường hơn nữa. Nếu các dịch vụ này làm tốt sẽ tăng tỷ lệ quay trở lại của khách hàng. Hơn nữa còn có thể có mở rộng uy tín và tên tuổi của cửa hàng thông qua kênh truyền tin từ phía khách hàng. Họ không chỉ trở thành khách hàng quen thuộc mà còn giới thiệu cho bạn bè của họ. Khách hàng đến mua rau tại cửa hàng có chỗ để xe và trông xe

miễn phí. Đối với những khách hàng ở cùng một khu phố mua với khối lượng lớn cửa hàng có thể giao hàng đến từng nhà theo yêu cầu của khách hàng...

Tất cả những yếu tố đó sẽ là lý do mà cửa hàng thu hút được khách hàng đến với cửa hàng của mình mà không phải đến với cửa hàng khác.

Hiện nay, số lượng cửa hàng kinh doanh RAT còn ít và thưa nên việc mua RAT vẫn chưa thuận tiện cho người tiêu dùng. Do vậy, cần phát triển mạng lưới tiêu thụ RAT qua các siêu thị, đại lý, cửa hàng bán lẻ có gắn chứng nhận RAT đến từng khu phố tùy thuộc vào mật độ dân cư.

Ngoài ra, các doanh nghiệp và cửa hàng kinh doanh RAT có thể cho thông tin về cửa hàng của mình lên các trang Web. Hiện nay, việc mua bán qua mạng đã trở nên khá phổ biến nên đây cũng là hướng kinh doanh mới mà các doanh nghiệp nên hướng tới trong tương lai. Khách hàng không cần phải đến tận cửa hàng để mua mà có thể tiến hành mua bán, thanh toán qua mạng, sau đó sẽ giao hàng đến nhà cho khách hàng. Giúp giảm chi phí và tiết kiệm thời gian cho cả doanh nghiệp và người tiêu dùng.

4.2.3. Giải pháp đối với người nông dân và các HTX sản xuất RAT

Trong quá trình sản xuất RAT, người nông dân cần tuân thủ các nguyên tắc sản xuất của GAP. RAT phải được sản xuất theo đúng tiêu chuẩn quy định. Phải có hệ thống kiểm dịch chặt chẽ, công khai, tạo sự tin tưởng cho người tiêu dùng. Việc

Một phần của tài liệu Đề tài: "Quản lý nhà nước về thị trường RAT trên địa bàn Hà Nội - Thực trạng và giải pháp" ppt (Trang 39 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(50 trang)