Nội
Thời gian qua, Chi cục BVTV Hà Nội đã chủ động phối hợp với Chi cục Quản lý thị trường tổ chức các đợt kiểm tra tại các cửa hàng, siêu thị, lấy mẫu rau, quả để kiểm định chất lượng. Tuy nhiên, việc kiểm tra chất lượng rau thực hiện còn sơ sài, chưa thực sự hiệu quả, chủ yếu dựa vào cảm quan, tần suất kiểm tra còn ít. Một xã chỉ có khoảng 0,2 lượt đoàn đi thanh kiểm tra ATTP/năm (năm 2007, con số này tăng lên 0,73 lượt đoàn). Hệ thống phòng thí nghiệm kiểm nghiệm thực phẩm chưa đáp ứng kịp với yêu cầu thực tế. Kinh phí đầu tư cho công tác quản lý quá ít… Do vậy mà hiện tại, chất lượng RAT tại nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh vẫn chưa được kiểm soát hoặc còn thả nổi.
Bên cạnh đó, Bộ NN và PTNT đã có một số giải pháp kiểm tra chất lượng rau
quả ngay tại cửa khẩu. Đối với lô hàng thuộc diện kiểm dịch trước khi thông quan,
cơ quan hải quan chỉ thực hiện thông quan khi có kết quả kiểm dịch đạt yêu cầu nhập khẩu. Với những lô hàng thuộc diện thông quan trước kiểm dịch sau, được thông quan khi chủ hàng nộp giấy đăng ký kiểm dịch, có xác nhận của cơ quan kiểm dịch. Trong quá trình làm thủ tục, chủ lô hàng nhập khẩu có trách nhiệm bảo quản hàng hóa chờ kiểm dịch. Tổng cục Hải quan yêu cầu các đơn vị trực thuộc phối hợp chặt chẽ với cơ quan chức năng trong việc kiểm soát, phát hiện và xử lý nghiêm những sai phạm trong quá trình kiểm dịch hàng nhập khẩu theo đúng quy định hiện hành. Rất nhiều những trường hợp do không được kiểm soát chặt chẽ nên đã không tránh khỏi việc trong rau có dư lượng thuốc BVTV có nồng độ cao hơn mức độ cho phép. Thuốc này chủ yếu nhập từ Trung Quốc bằng đường tiểu ngạch. Vì vậy các cơ quan chức năng như hải quan cần quản lý chặt chẽ ngay từ nơi cửa khẩu.
Để tăng cường kiểm soát chặt mặt hàng thực phẩm nhập khẩu, sắp tới Bộ NN và PTNT sẽ thành lập một tổ công tác đặc biệt xây dựng văn bản hợp tác với Trung Quốc trong việc kiểm tra nguồn thực phẩm nhập khẩu.
Việc quản lý, kiểm tra chất lượng RAT ngay tại nơi sản xuất đóng vai trò quan trọng đối với việc cung ứng và tiêu thụ RAT trên thị trường. Năm 2009 trên cả nước có 22.000ha RAT trên tổng số 450.000ha trồng rau. Ngoài 5% diện tích trồng rau được áp dụng theo quy trình sản xuất RAT, 80% nước tưới cho rau là nước mặt chưa qua kiểm nghiệm, 60% diện tích trồng rau vẫn sử dụng phân hữu cơ, điều này
làm cho rau nhiễm hóa chất và kim loại nặng vượt mức cho phép, ảnh hưởng không tốt đến chất lượng rau được sản xuất ra.
Vấn đề sử dụng thuốc BVTV không đúng cách đang là vấn đề đáng lo ngại, làm ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng rau. Khi được hỏi câu hỏi thứ 2 “Ông (bà) thấy việc quản lý kinh doanh và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hiện nay như thế nào? Có 20% cán bộ quản lý cho rằng việc quản lý kinh doanh và sử dụng thuốc BVTV tốt, 70% là quản lý được một phần, 10% còn lại cho rằng chưa quản lý được. Thật vậy, vấn đề quản lý việc sử dụng thuốc BVTV ở nơi sản xuất RAT còn lỏng lẻo, chưa kiểm soát được. Theo kết quả điều tra, chỉ có khoảng 10% nông dân hỏi ý kiến tư vấn của cơ quan quản lý về sử dụng thuốc BVTV, 90% còn lại sử dụng thuốc theo tư vấn của người bán thuốc. Một mặt hầu hết những người trồng RAT hiện nay đều chưa được hướng dẫn cụ thể cách sử dụng thuốc BVTV. Mặt khác, do người nông dân vẫn giữ thói quen sử dụng thuốc BVTV tùy tiện, chưa tuân thủ nghiêm hướng dẫn sử dụng.
Cục BVTV thành lập các đoàn thanh tra, kiểm tra việc buôn bán, sử dụng thuốc BVTV trên rau tại các tỉnh trong vùng trồng rau trọng điểm. Chỉ đạo thanh tra chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật các tỉnh, thành phố đồng loạt tổ chức các đợt thanh tra, kiểm tra việc buôn bán, sử dụng thuốc BVTV tại các vùng sản xuất rau, lấy mẫu thuốc kiểm tra chất lượng thuốc BVTV, lấy mẫu rau kiểm tra dư lượng; xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật các trường hợp vi phạm.
Tại các vùng trồng rau tập trung, đại diện chính quyền địa phương, Chi cục BVTV và hộ nông dân sản xuất rau ký kết cam kết về việc: chỉ sử dụng thuốc BVTV được phép sử dụng trên rau, bảo đảm thời gian cách ly trước khi thu hoạch...