.19 Kết quả thống kê về các nguyên nhân gây ra RRTD tại CN

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH rủi ro tín dụng và các giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông cửu long chi nhánh cần thơ (Trang 73 - 124)

Descriptive Statistics

N Minimum Maximum Mean Std.

Deviation Statistic Statistic Statistic Statistic Std. Error Statistic

CQNH04 150 1 5 4.11 .084 1.033 CQNH02 150 1 5 4.00 .076 .934 CQNH03 150 1 5 3.93 .091 1.109 CQKH07 150 1 5 3.87 .090 1.107 CQKH01 150 1 5 3.85 .091 1.114 KQ03 150 1 5 3.85 .079 .968 KQ02 150 1 5 3.83 .080 .979 CQNH01 150 1 5 3.83 .089 1.096 CQNH06 150 1 5 3.81 .082 1.001 CQKH05 150 1 5 3.78 .083 1.022 CQKH02 150 1 5 3.77 .085 1.044 CQNH05 150 1 5 3.77 .085 1.039 KQ07 150 1 5 3.73 .085 1.041 KQ06 150 1 5 3.68 .090 1.107 CQKH04 150 1 5 3.67 .092 1.121 CQKH03 150 1 5 3.66 .091 1.116 CQNH07 150 1 5 3.65 .091 1.117 CQNH10 150 1 5 3.63 .090 1.102 CQNH08 150 1 5 3.63 .089 1.096 KQ05 150 1 5 3.59 .091 1.112 KQ01 150 1 5 3.56 .086 1.052 KQ04 150 1 5 3.55 .084 1.034 CQNH09 150 1 5 3.54 .084 1.027 CQKH06 150 1 5 3.51 .078 .961 CQKH08 150 1 5 3.47 .078 .960 Valid N (listwise) 150

Trong số 25 nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng thì phần lớn mức độ ảnh hƣởng chiếm đa số. Giá trị Mean – trung bình cộng cao nhất là 4,11 và thấp nhất là 3,47. Điều này cĩ nghĩa là các nguyên nhân đƣợc sắp xếp theo thứ tự giảm dần về mức độ ảnh hƣởng. Trong đĩ nguyên nhân thẩm định cho vay cịn sơ sài, trình độ, năng lực, kinh nghiệm của CBTD cịn hạn chế cĩ giá trị trung bình cộng trên 4, các nguyên nhân cịn lại đều cĩ giá trị trung bình cộng trên 3. Điều này chứng tỏ tất cả các nguyên nhân trên đều cĩ mức độ ảnh hƣởng đến rủi ro tín dụng.

2.3.2.3 Kết quả kiểm định giả thuyết về hệ số tƣơng quan tuyến tính r

Trong phân tích, ta xét hai chỉ tiêu:

Hệ số tƣơng quan Person Correlation

Hệ số này cho biết mối tƣơng quan giữa các biến, hệ số càng cao thể hiện mối quan hệ càng chặt chẽ. Qua bảng kết quả đƣợc trình bày trong phụ lục, các hệ số Person Correlation đều từ 0,871 trở lên cho thấy các biến cĩ mối quan hệ khá chặt chẽ.

Kiểm định mức ý nghĩa hai phía (Sig. 2-tailed) với mức ý nghĩa 1%:

Nhằm xem xét xác suất các biến độc lập khơng cĩ quan hệ với biến phụ thuộc là 1%.

Tƣơng ứng ta đặt giả thuyết H0: Tất cả các nguyên nhân khảo sát khơng ảnh hƣởng đến RRTD. Với xác suất xảy ra giả thuyết này là 1%

Kết quả từ bảng cho thấy các sig.2-tailed đều bằng 0,000 < 1%  Bác bỏ giả thuyết H0, hay các nguyên nhân đƣa ra trong bảng khảo sát đều cĩ ảnh hƣởng đến RRTD từ đĩ làm ảnh hƣởng đến chất lƣợng tín dụng của CN.

Nhận xét: Tiến hành kiểm định giả thuyết về hệ số tƣơng quan tuyến tính r về

mối quan hệ giữa các cặp biến ta thấy rằng các cặp biến đều cĩ mối liên hệ tuyến tính khá chặt chẽ với nhau, điều này cĩ nghĩa là tất cả các nguyên nhân trong bảng khảo sát đều là những nguyên nhân gây ra RRTD trong hoạt động tín dụng tại NH MHB CN Cần Thơ.

2.4 Nhận xét, đá nh giá về rủi ro tín du ̣ng ta ̣i NH MHB CN Cần Thơ 2.4.1 Những thành cơng 2.4.1 Những thành cơng

 Trong điều kiện khĩ khăn chung CN vẫn hoạt động ổn định, dần dần nâng

tỷ trọng vốn tự huy động để cho vay, gĩp phần cải thiện đáng kể nguồn vốn tự lực tại CN, nâng cao tính chủ động trong hoạt động. Trong điều kiện lạm phát tăng cao mục tiêu của CN là khơng tăng trƣởng tín dụng quá nĩng mà tăng trƣởng tín dụng cĩ kiểm sốt, đảm bảo cho CN hoạt động an tồn và hiệu quả.

 Hoạt động tín dụng tăng trƣởng cĩ kiểm sốt nên tốc độ tăng trƣởng tín

dụng khơng cao nhƣng vẫn ổn định, chất lƣợng tín dụng vẫn nằm trong phạm vi an tồn gĩp phần vào lợi nhuận hàng năm vẫn đạt đƣợc mục tiêu tăng trƣởng theo kế hoạch.

 Tỷ lệ nợ xấu vẫn nằm trong giới hạn cho phép dƣới 3% của NHNN.

2.4.2 Những hạn chế

Nhìn chung qua phân tích trên ta thấy đƣợc hoạt động kinh doanh của CN qua 3 năm từ 2009 – 2011 chỉ đạt mức độ trung bình, thị phần huy động vốn dƣới 3% và giảm dần qua 3 năm, thị phần dƣ nợ dƣới 4% và giảm dần qua 3 năm so với các TCTD khác trên cùng địa bàn, năng lực cạnh tranh chƣa cao do tiềm lực chƣa mạnh, tình hình nợ xấu, nợ quá hạn chƣa cải thiện đáng kể nên ảnh hƣởng đến chất lƣợng tín dụng, tuy nhiên tỷ lệ này vẫn cịn dƣới mức 3% mà NHNN đã đề ra. Tỷ lệ nợ xấu vẫn khơng cải thiện đáng kể qua các năm điều này cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro cho hoạt động tín dụng của CN khi mà khả năng cạnh tranh về lãi suất huy động vốn và lãi suất cho vay của CN cịn yếu, điều này làm ảnh hƣởng đến chất lƣợng tín dụng, hạn chế khả năng tiếp cận với những khách hàng lớn tiềm năng do chƣa tạo đƣợc lợi thế cạnh tranh trên thƣơng trƣờng so với các NHTM khác trên cùng địa bàn.

Tuy nhiên nhìn nhận một thực tế hoạt động của tồn hệ thống NH MHB nĩi chung và NH MHB CN TP. Cần Thơ nĩi riêng chƣa thực sự mạnh, năng lực cạnh tranh yếu nên hoạt động kinh doanh chƣa thực sự hiệu quả, tăng trƣởng tín dụng chƣa cao, vấn đề nợ xấu, nợ quá hạn chƣa tìm ra đƣợc các giải pháp tốt để xử lý

hiệu quả trong những năm 2009-2011 nhƣ đã phân tích ở trên, vấn đề nợ xấu đang là vấn đề gây nhức nhĩi cho hệ thống NHTM VN, nĩ đƣợc xem là “cục máu đơng” đang gây tắc nghẽn mạch máu nền kinh tế mà giải pháp giải quyết đang đƣợc tiếp tục nghiên cứu từ Chính phủ, NHNN, các Hiệp hội ngân hàng và tất cả các cơ quan, ban ngành liên quan để giảm bớt gánh nặng cho hệ thống NHTM vốn đang gồng mình với vấn đề nợ xấu.

Phân tích từ số liệu thứ cấp thu thập đƣợc qua kết quả hoạt động kinh doanh của CN cũng nhƣ từ số liệu sơ cấp từ cuộc khảo sát thực tế nhận thấy rằng hoạt động tín dụng của CN vẫn cịn tồn tại nhiều mặt hạn chế cĩ thể gây ra RRTD làm ảnh hƣởng đến chất lƣợng tín dụng cụ thể nhƣ sau:

- Tốc độ tăng trƣởng tín dụng khơng cao, tỷ lệ nợ quá hạn tăng cao, nợ xấu khơng cải thiện đáng kể mặc dù tập trung các biện pháp xử lý nợ.

- Năng lực cạnh tranh cịn yếu, thị phần huy động vốn và thị phần tín dụng chiếm một tỷ lệ nhỏ bé so với các TCTD hoạt động trên cùng địa bàn.

- Thẩm định tín dụng ở CN cịn sơ sài do trình độ, năng lực, kinh nghiệm của CBTD chƣa cao.

- Trình độ năng lực quản trị RRTD của cấp lãnh đạo cịn nhiều hạn chế.

- Quá trình xử lý tài sản đảm bảo để làm nguồn thu nợ thứ hai thực tế rất khĩ khăn.

- Quy trình tín dụng cịn nhiều bất cập.

- Cịn rất ít nguồn tra cứu thơng tin về khách hàng vay vốn để hỗ trợ cho việc cấp tín dụng.

- Vấn đề con ngƣời gây ra rủi ro đạo đức trong việc cấp tín dụng. - Thiếu giám sát và kiểm tra sử dụng vốn sau khi cho vay.

- Cơng tác kiểm tra nội bộ chƣa đƣợc chú trọng. - Chƣa cĩ bộ phận chuyên xử lý nợ.

2.4.3 Nguyên nhân của những hạn chế

- Nền kinh tế từ năm 2010-2011 với những khĩ khăn chung, tốc độ lạm phát

kinh doanh thì điêu đứng với lƣợng tồn kho nhiều. CN thực hiện chính sách thắt chặt tín dụng nên tốc độ tăng trƣởng tín dụng khơng cao. Thị trƣờng bất động sản đĩng băng làm cho CN cũng khĩ khăn trong hoạt động tín dụng nhất là lĩnh vực cho vay về bất động sản. Kinh tế khĩ khăn ảnh hƣởng đến khả năng trả nợ của khách hàng vay dẫn đến nợ quá hạn của CN ngày càng tăng cao, tỷ lệ nợ xấu chƣa cĩ dấu hiệu cải thiện mặc dù CN đã tập trung các biện pháp xử lý nhƣng chƣa đạt đƣợc kế hoạch đề ra.

- Thị phần huy động vốn và thị phần tín dụng bị thu hẹp dần do sự gia tăng về số lƣợng các TCTD trên địa bàn mà tập trung là các NHTM cổ phần với những chính sách và chƣơng trình nhạy bén, linh hoạt trong hoạt động đã tạo ra một cuộc cạnh tranh mà kết quả là thu hẹp dần thị phần của NH MHB CN Cần Thơ.

- Đội ngũ CBKD của CN chƣa đƣợc đào tạo bài bản, chƣa cĩ nhiều kinh nghiệm, chƣa đủ năng lực chuyên mơn cao trong việc thẩm định những hồ sơ vay đặc biệt là hồ sơ vay mang tính chất phức tạp, phần lớn các mĩn vay đều cĩ quy mơ ở hộ gia đình, cá nhân hay các doanh nghiệp nhỏ. Các khoản cấp tín dụng chủ yếu dựa vào chủ quan cảm tính chƣa đánh giá đúng rủi ro tiềm ẩn xảy ra từ hoạt động cấp vốn.

- Trình độ năng lực quản trị RRTD của cấp lãnh đạo cịn nhiều hạn chế, nhất là việc xây dựng chiến lƣợc tăng trƣởng tín dụng khơng phù hợp về thời gian thực hiện, lĩnh vực cho vay và đối tƣợng cho vay gây ra rất nhiều rủi ro trong hoạt động tín dụng của CN. Mặt khác do cách bố trí sắp xếp nhân sự khơng phù hợp, chƣa chọn đúng ngƣời cĩ năng lực, trình độ, kinh nghiệm vào đúng vị trí cơng tác cĩ thể gây hậu quả rất lớn đến chất lƣợng tín dụng. Tình trạng thiếu nhân sự và bố trí cán bộ quản lý khơng phù hợp, khơng nắm bắt kịp thời với những điều mới trong tƣ tƣởng dẫn đến trì trệ trong việc thay đổi quyết sách kinh doanh cho phù hợp thực tế gây ra rủi ro trong quá trình ra quyết định cấp tín dụng. Bên cạnh đĩ, cĩ những khoản vay đƣợc chỉ định từ cấp lãnh đạo mang rủi ro rất lớn do khơng thực hiện đúng quy trình, quy chế cho vay. Điều này gây ảnh hƣởng đến chất lƣợng tín dụng đồng thời gây áp lực cho các bộ phận cĩ liên quan khi thực hiện.

- Quá trình xử lý tài sản đảm bảo để làm nguồn thu nợ thứ hai thực tế rất khĩ khăn, mất nhiều thời gian và cơng sức đeo đuổi nhƣng chƣa thu đƣợc kết quả cao nguyên nhân là do sự chây ỳ của ngƣời vay và do lỗi của chính ngân hàng khi tiến hành cấp tín dụng đã khơng thẩm định kỹ nguồn gốc tài sản thế chấp, đánh giá giá trị tài sản cao hơn giá trị thực tế, hay nhận tài sản thế chấp là động sản cĩ giá trị giảm nhanh qua thời gian. Ngồi ra cĩ những trƣờng hợp bị khách hàng vay lừa gạt đem tài sản của ngƣời khác sang tên cho khách hàng vay để cố tình lừa đảo ngân hàng. Tất cả các trƣờng hợp kể trên gây rủi ro cho CN trong việc xử lý tài sản thế chấp thu hồi nợ. Khĩ khăn khi xử lý tài sản thế chấp đĩ là việc CN chƣa cĩ những khoản chi phí đủ mạnh, chƣa cĩ quan hệ đủ lớn để cĩ thể thúc đẩy nhanh quá trình làm việc với các ban ngành cĩ liên quan làm cho những mĩn nợ khởi kiện ra tịa án đều diễn tiến rất chậm chạp, gây tâm lý ức chế cho cán bộ xử lý nợ.

- Quy trình cấp tín dụng tại CN bộc lộ những hạn chế khi bộ phận quản lý rủi ro với chức năng tái thẩm định, lập báo cáo đánh giá rủi ro về các khoản vay nhƣng lại khơng phải là một bộ phận độc lập. Điều này chƣa phát huy đƣợc hiệu quả trong việc đánh giá rủi ro và ra quyết định cấp tín dụng đối với từng khoản vay với mức độ rủi ro khác nhau. Bộ phận rủi ro chỉ tham mƣu cho Lãnh đạo CN phê duyệt. Ví dụ đối với một khoản vay nếu lãnh đạo CN đã cĩ chủ ý cho vay thì là quyết định cuối cùng và các bộ phận phải cĩ sự thống nhất với quyết định này. Chính vì vậy đã làm cho việc đánh giá rủi ro thiếu khách quan và chƣa thực sự phát huy quyền hạn của một bộ phận quản lý rủi ro khi báo cáo đánh giá rủi ro trong việc tái thẩm định.

- Việc tra cứu thơng tin và các nguồn cung cấp thơng tin rất ít, việc cập nhật thơng tin chậm khơng hỗ trợ cho việc thẩm định của CBKD. Điều này gây ra rủi ro rất lớn nếu nhƣ khách hàng vay nợ cố tình lừa gạt ngân hàng để tìm mọi cách vay đƣợc vốn.

- Với chính sách lƣơng thƣởng cịn thấp, chƣa tƣơng xứng với vị trí làm việc, chính sách tiền lƣơng cịn mang tính chất cào bằng giữa các bộ phận đã làm cho các nhân viên phụ trách về các bộ phận cấp tín dụng nản chí trong q trình làm việc, khơng phát huy hết năng suất làm việc ở họ bởi vì xét về tính chất cơng việc thì

cơng sức họ bỏ ra nhiều hơn và mức độ rủi ro cao hơn các bộ phận nghiệp vụ khác. Điều này cĩ thể tiềm ẩn rủi ro đạo đức rất lớn trong quá trình cấp tín dụng khiến cho việc cấp tín dụng đi lệch hƣớng, mang tính vụ lợi cho một số bộ phận nào đĩ thể hiện qua việc tiếp cận và cấp tín dụng đối với những khoản vay rủi ro cao gây ảnh hƣởng nghiêm trọng đến kết quả hoạt động kinh doanh mà thể hiện qua các mĩn nợ xấu chây ỳ và khơng thể giải quyết đƣợc qua nhiều năm.

- Một trong những nguyên nhân gây ra RRTD đĩ là việc thiếu kiểm tra giám sát sau khi cho vay của CBKD. Quản lý khoản vay sau giải ngân cũng là một cách quan tâm khách hàng nhằm tìm kiếm và mở rộng cơ hội kinh doanh mới, bán chéo sản phẩm và sớm phát hiện rủi ro tiềm ẩn. Tuy nhiên do tâm lý ngại gây phiền hà cho khách hàng, quản lý số lƣợng khách hàng quá đơng, khơng sắp xếp và bố trí cơng việc khoa học dẫn đến việc lơ là trong quá trình kiểm tra sau cho vay, việc kiểm tra sau cho vay chỉ mang tính chiếu lệ, qua loa và để đối phĩ với việc kiểm tra của kiểm sốt nội bộ hay của thanh tra NHNN.

- Cơng tác kiểm tra nội bộ chƣa phát huy tác dụng bởi việc thiếu nhân sự cĩ trình độ chuyên mơn cao trong việc kiểm tra. Việc bố trí nhân sự khơng phù hợp với thực tế khi mà đội ngũ kiểm tra nội bộ cĩ ngƣời chƣa nắm vững nghiệp vụ tín dụng. Bên cạnh đĩ do thiếu nhân sự nên quá trình kiểm tra khơng đảm bảo đúng thời gian quy định và khơng theo dõi sát sao hết tất cả các vấn đề tiềm ẩn rủi ro của các khoản cấp tín dụng.

- Chƣa cĩ bộ phận chuyên trách trong việc xử lý nợ mà đơi khi việc xử lý nợ chỉ là kiêm nhiệm từ các bộ phận kinh doanh, quản lý rủi ro do thiếu nhân sự và do cách bố trí nhân sự khơng hợp lý của CN. Điều này cĩ thể gây quá tải và sẽ gây ra tình trạng khơng tập trung vào việc xử lý nợ một cách triệt để.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Phân tích chƣơng 2 tác giả đã đánh giá đƣợc thực trạng rủi ro tín dụng thơng qua các chỉ tiêu, qua đĩ thấy đƣợc chất lƣợng tín dụng tại CN. CN với thị phần tín dụng khiêm tốn trên địa bàn, tiềm ẩn nhiều rủi ro tín dụng làm ảnh hƣởng đến chất lƣợng tín dụng bởi đa phần lợi nhuận thu đƣợc từ hoạt động tín dụng trong khi khả năng quản trị rủi ro tín dụng chƣa cao. Rủi ro tín dụng tại CN do rất nhiều nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan mà qua phân tích số liệu thứ cấp và số liệu sơ cấp thu thập đƣợc từ cuộc khảo sát đã cho thấy rõ điều này. Đánh giá những thành cơng cũng nhƣ những mặt hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong hoạt động

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH rủi ro tín dụng và các giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông cửu long chi nhánh cần thơ (Trang 73 - 124)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)