Nguyên nhân xảy ra tai nạn

Một phần của tài liệu Giáo trình Môi trường an ninh an toàn trong du lịch (Nghề Kỹ thuật chế biến món ăn) (Trang 33 - 34)

CHƯƠNG 3 : VỆ SINH THỰC PHẨM VÀ AN TOÀN LAO ĐỘNG

2. An toàn lao dộng

2.2. Nguyên nhân xảy ra tai nạn

Tai nạn lao động là tai nạn xảy ra trong quá trình lao động do tác động đột ngột từ bên ngồi vào làm chết người hay làm tởn thương hoặc phá huỷ chức năng hoạt động bình thường của một bộ phận nào đó trong cơ thể.

Trong q trình lao động sản xuất nói chung thường xảy ra nhiều loại tai nạn lao động. Nhưng trong quá trình chế biến hoặc pha chế thực phẩm thường xảy ra các loại tai nạn như sau:

2.2.1. Tai nạn lao động do điện giật:

Trong quá trình chế biến, pha chế thực phẩm, người lao động phải thường xuyên tiếp xúc với các thiết bị điện như bếp điện, máy xay thịt, máy cắt thái, máy xay sinh tố. Do đó nguy cơ bị điện giật là rất lớn, thực tế cho thấy khi chạm vào vật có điện áp, có bị tai nạn hay khơng là do có hoặc khơng có dịng điện đi qua thân người, dịng điện đi qua thân cơ thể con người gây nên phản ứng sinh lý phức tạp như làm huỷ hoại bộ phận thần kinh điều khiển các giác quan bên trong cơ thể, làm tê liệt cơ, sưng màng phổi, huỷ hoại cơ quan hơ hấp và tuần hồn máu. Tác động của dịng điện còn tăng lên đối với người hay uống rượu.

Một trong những yếu tố chính gây ra tai nạn cho người là dịng điện và đường đi của dòng điện qua cơ thể người vào đất.

Sự tởn thương do dịng điện gây nên có thể chia làm 3 giai đoạn; - Tởn thương do chạm phải vật dẫn điện có mang điện áp

- Tổn thương do chạm phải những bộ phận bằng kim loại hay vỏ thiết bị có mang điện áp vì bị hỏng lớp cách điện.

- Tổn thương do điện áp bước xuất hiện ở chỗ bị hư hỏng cách điện hay chỗ dòng điện đi vào đất.

Tác hại của dòng điện gây nên và hậu quả của nó phụ thuộc vào độ lớn và loại dòng điện, điện trở của người, đường đi của dòng điện qua cơ thể người, thời gian tác dụng và tình trạng sức khoẻ.

2.2.2. Tai nạn do cháy nổ và hỏng

Khi chế biến hoặc pha chế thực phẩm thường có hiện tượng cháy nở hoặc bỏng, hoặc đang ngồi ăn lẩu cũng xảy ra hiện tượng nở bình ga. Trong nhà hàng, khách sạn đặc biệt ở bộ phận chế biến món ăn hoặc pha chế đồ uống, thường

người lao động phải tiếp xúc với nước sôi, với ga, với thiết bị chịu áp lực như nồi áp suất. Do vậy trong chế biến nếu sơ xuất có thể xảy ra tai nạn lao động.

Khi xảy ra tai nạn lao động này không những gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của người lao động mà còn ảnh hưởng rất lớn đến vật chất và uy tín của khách sạn nhà hàng.

2.2.3. Tai nạn do dụng cụ máy móc thiết bị

Trong q trình chế biến, pha chế thực phẩm cũng thường xảy ra các tai nạn lao động do các dụng cụ, máy móc thiết bị dùng trong chế biến.

Ví dụ trong q trình cắt thái, băm thực phẩm có thể xảy ra tai nạn lao động do dao, thớt. Nguyên nhân có thể là do các dụng cụ máy móc thiết bị q cũ, bị hỏng khơng được kiểm tra, sửa chữa kịp thời hoặc các dụng cụ máy móc thiết bị này được sản xuất bằng các vật liệu không phù hợp hoặc thiết kế không đúng.

Bên cạnh đó cịn do người sử dụng khơng kiểm tra trước, vận hành khơng đúng quy trình kỹ thuật, hoặc do người sử dụng không tập trung vào công việc khi làm.

2.2.4. Tai nạn do hoá chất, vi sinh vật gây ra

Khi bị nhiễm độc đột ngột thì gọi là nhiễm độc cấp tính có thể gây chết người ngay lập tức hoặc huỷ hoại chức năng nào đó của cơ thể thì cũng được gọi là tai nạn lao động.

Trong chế biến, pha chế thực phẩm người lao động thường xuyên phải tiếp xúc với các hoá chất dùng trong chế biến, pha chế và bảo quản thực phẩm. Đồng thời phải tiếp xúc với các nguyên liệu dùng cho chế biến, pha chế thực phẩm như thịt cá, rau quả... đây là môi trường mà vi sinh vật hoạt động rất tḥn lợi, chính vì thế khi lao động người lao động cũng dễ bị nhiễm các yếu tố này.

Một phần của tài liệu Giáo trình Môi trường an ninh an toàn trong du lịch (Nghề Kỹ thuật chế biến món ăn) (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(39 trang)