CHƯƠNG 3 : VỆ SINH THỰC PHẨM VÀ AN TOÀN LAO ĐỘNG
2. An toàn lao dộng
2.4. Các phương pháp sơ cứu cơ bản
Sau khi tách nguồn điện ra khỏi người nạn nhân, bạn nên đặt nạn nhân ở nơi thống mát, làm tim và phởi nạn nhân hoạt động trước khi tiến hành những bước sơ cứu người bị điện giật.
Trong trường hợp người bị nạn vẫn tỉnh, phải kiểm tra cơ thể và mức độ tởn thương ở các vị trí của nạn nhân và xác định mức độ nghiêm trọng của tổn thương, nhất là các vị trí như đốt sống cở do nếu khơng sơ cứu kịp thời có thể dẫn đến liệt. Liên tục kiểm tra và quan sát nhịp tim và hơ hấp của nạn nhân vì nạn nhân có thể bị rối loạn nhịp tim do điện giật. Sau đó kiểm tra các bộ phận còn lại và động viên, trấn an nạn nhân để nạn nhân yên tâm.
Trường hợp người bị nạn ngất, áp má vào mũi nạn nhân và xem lồng ngực có chuyển động khơng, kiểm tra mạch hai bên cở nạn nhân để xác định nạn nhân cịn thở hay khơng. Nếu nạn nhân đã ngừng thở thì phải tiến hành hơ hấp nhân tạo và ép tim ngoài lồng ngực tại chỗ cho đến khi nạn nhân tự thở được mới dừng lại.
* Tai nạn do cháy nổ và hỏng
Nếu trong lúc nấu ăn sơ ý bị nước sơi đở vào người bạn hãy nhanh chóng ngâm vùng da bị bỏng vào chậu nước sạch hoặc đưa vùng bị bỏng vào dưới vòi nước và xả nước nhẹ nhàng khoảng 15 - 20 phút. Việc này sẽ giúp vết bỏng bớt đau rát, giảm sưng, giảm độ sâu của vết bỏng và làm sạch vùng da bị bỏng tránh bị viêm nhiễm. Tiếp đến hãy lấy một miếng gạc vô khuẩn (mua tại các hiệu thuốc) hoặc một miếng vải sạch băng vùng bị bỏng lại để tránh bụi bẩn và vi khuẩn bám vào vết thương. Lưu ý băng nhẹ nhàng không quá mạnh để máu trong các mơ có thể lưu thơng, tránh làm vết thương càng thêm nặng.
Nếu phần da chỉ bị bỏng một ít thì đây chỉ là vết bỏng nhẹ, chăm sóc tại nhà một thời gian ngắn phần da bị bỏng sẽ tự liền lại. Nhưng ngược lại, nếu diện tích da bị bỏng rộng và có dấu hiệu sưng phù nề thì sau khi sơ cứu cần nhanh chóng đưa nạn nhân tới cơ sở y tế gần nhất để điều trị kịp thời