Biện pháp đề phòng tai nạn

Một phần của tài liệu Giáo trình Môi trường an ninh an toàn trong du lịch (Nghề Kỹ thuật chế biến món ăn) (Trang 34 - 35)

CHƯƠNG 3 : VỆ SINH THỰC PHẨM VÀ AN TOÀN LAO ĐỘNG

2. An toàn lao dộng

2.3. Biện pháp đề phòng tai nạn

* Biện pháp tổ chức

- Bố trí kế hoạch để giảng dạy và hướng dẫn về an toàn cho người lao động.

- Liên hệ thực tế về những trường hợp mất an tồn lao động trong khách sạn, nhà hàng và thơng báo cho tới mọi người lao động.

- Sự lựa chọn thích hợp các trang thiết bị an tồn cho người lao động. - Biển báo tín hiệu cấp cứu.

- Lắp đặt các nội quy phịng cháy chữa cháy, quy trình vận hành sử dụng dụng cụ máy móc thiết bị.

* Biện pháp về khoa học công nghệ:

Cần cải tiến kỹ thuật, đổi mới công nghệ như trong chế biến, pha chế thực phẩm phải cải tiến quy trình, dụng cụ, máy móc thiết bị, dùng những chất khơng độc hoặc ít độc thay cho những chất có tính độc cao.

* Biện pháp về kỹ thuật vệ sinh

Các biện pháp về kỹ thuật vệ sinh như cải tiến hệ thống thơng gió, hệ thống chiếu sáng, nơi sản xuất... Đồng thời phải giữ vệ sinh sạch sẽ dụng cụ máy móc thiết bị nơi làm việc.

* Biện pháp phòng hộ cá nhân

Đây là biện pháp hỗ trợ trong nhiều trường hợp khi biện pháp cải tiến quy trình cơng nghệ, biện pháp kỹ tḥt vệ sinh thực hiện chưa được thì nó đóng vai trị chủ yếu trong việc đảm bảo an toàn cho người lao động trong sản xuất và bệnh nghề nghiệp. Dựa vào tính chất độc hại trong công việc mà mỗi người được trang bị dụng cụ phịng hộ.

* Biện pháp phân cơng lao động hợp lý, khoa học

Thực hiện việc phân công lao động hợp lý theo đặc điểm sinh lý của người lao động, phân công phù hợp với chuyên môn được đào tạo. Đồng thời tìm ra những biện pháp cải tiến làm cho người lao động bớt nặng nhọc, tiêu hao năng lượng ít hơn, hoặc làm cho người lao động thích nghi nhanh chóng với cơng việc được giao, vừa có năng suất lao động cao lại an tồn hơn.

* Biện pháp y tế bảo vệ sức khoẻ

Bao gồm việc kiểm tra sức khoẻ người lao động, khám tuyển để không chọn người mắc một số bệnh nào đó vào làm việc ở những nơi có những yếu tố bất lợi cho sức khoẻ vì sẽ làm cho bệnh nặng thêm hoặc dễ đưa đến mức bệnh nghề nghiệp.

Khám sức khoẻ định kỳ cho người lao động tiếp xúc với yêu cầu độc hại để nhằm phát hiện sớm bệnh nghề nghiệp và những bệnh mãn tính khác để kịp thời có biện pháp giải quyết. Ngồi ra cịn phải tiến hành giám định khả năng lao động và hướng dẫn luyện tập, hồi phục lại khả năng lao động cho một số người mắc tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các bệnh mãn tính khác.

Một phần của tài liệu Giáo trình Môi trường an ninh an toàn trong du lịch (Nghề Kỹ thuật chế biến món ăn) (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(39 trang)