Tình hình hoạt động của ACB

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử ACB online dành cho khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 38 - 43)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ

2.2 Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Á Châu

2.2.2 Tình hình hoạt động của ACB

Bảng 2.1: Quá trình tăng vốn điều lệ

Năm Vốn điều lệ (tỷ đồng) 1993 20 1994 70 1997 341 2005 948 2006 1.100 2007 2.630 2008 6.355 2009 7.814 2010 9.377 2011 9.377

(Nguồn: Báo cáo tài chính ACB các năm 1993 đến 2011)

Biểu đồ 2.1: Vốn điều lệ của ACB (ĐVT: Tỷ đồng)

Vốn điều lệ hiện nay của ACB đạt 9.377 tỷ đồng, là một trong những Ngân hàng có vốn điều lệ lớn nhất Việt Nam. Với tốc độ tăng vốn điều lệ rất nhanh

qua từng năm, đặc biệt là giai đoạn 2007 – 2008, vốn điều lệ của ACB đã tăng từ 2.630 tỷ đồng lên 6.355 tỷ đồng thông qua việc chào bán cổ phiếu phát hành thêm cho các cổ đông chiến lược và các nhà đầu tư trong nước. Đây cũng là giai đoạn nền kinh tế đang rất phát triển, thị trường chứng khốn đặc biệt sơi động. Chính nhờ vốn điều lệ cao mà các hoạt động của ACB cũng như các tỷ lệ đảm bảo an tồn vốn… ln đạt mức cao hơn quy định của Ngân hàng nhà nước.

- Kết quả hoạt động kinh doanh

Qua 19 năm hoạt động, ACB luôn tăng trưởng mạnh mẽ và ổn định. Điều này thể hiện bằng các chỉ số tài chính tín dụng như sau:

Biểu đồ 2.2: Tổng tài sản của ACB trong giai đoạn 2007-2011

Trong các năm từ 2007 – 2011, Tổng tài sản của ACB liên tục gia tăng với tốc độ tăng trưởng tổng tài sản giai đoạn này khoảng 35%/năm. Tuy nhiên, đến tháng 6/2012 tổng tài sản của ACB giảm nhẹ, chỉ còn 255.872 tỷ đồng, đạt 67,44% kế hoạch 2012. Nguyên nhân của việc sụt giảm này là do nợ xấu trong năm 2012 có xu hướng gia tăng dẫn đến việc trích lập dự phịng rủi ro tăng thêm

làm tổng tài sản giảm (Dự phòng rủi ro (DPRR) năm 2011 là 986 tỷ đồng, đến tháng 6/2012, DPRR tăng thêm 312 tỷ đồng lên mức 1.298 tỷ đồng).

Biểu đồ 2.3: Vốn huy động của ACB trong giai đoạn 2007-2011

Huy động vốn được xem là thế mạnh của ACB, đặc biệt là HĐV dân cư. Tốc độ tăng trưởng bình quân HĐV giai đoạn 2007 - 2011 khoảng 27%/năm. Đến tháng 6/2012, huy động vốn đạt 199.584 tỷ đồng, đạt 76,79% kế hoạch năm 2012.

Tốc độ tăng trưởng Lợi nhuận trước thuế bình quân của ACB giai đoạn 2007 – 2011 đạt khoảng 19%/năm, đặc biệt năm 2011 tốc độ tăng trưởng lợi nhuận so với 2010 đạt trên 35%. Tuy nhiên, trong năm 2012 với việc nợ xấu tăng gia tăng cũng như các hoạt động tài chính khơng thuận lợi nên ACB đã tăng trích lập dự phịng rủi ro khiến lợi nhuận trước thuế của ACB không đạt được như kỳ vọng. Đến tháng 6/2012, LNTT chỉ đạt 2.115 tỷ đồng, đạt 38,45% kế hoạch 2012. Ngồi ra, với tình hình kinh tế vĩ mô như hiện nay cộng với các biến động trong Ban lãnh đạo, những sai phạm trong quản lý kinh tế đã ảnh hưởng rất lớn đến mục tiêu lợi nhuận của ACB trong năm 2012.

Biểu đồ 2.5: Thu dịch vụ của ACB từ 2007-2011

Tốc độ tăng trưởng thu dịch vụ bình quân giai đoạn 2007 – 2011 đạt trên 39%. Năm 2011 lần đầu tiên thu dịch vụ của ACB đạt và vượt mốc 1.100 tỷ đồng, đóng góp khơng nhỏ vào LNTT của ACB trong năm 2011 (đóng góp đến

27,09% vào LNTT). Đến tháng 6/2012, thu dịch vụ của ACB đạt 465 tỷ đồng, đạt 42,27% kế hoạch năm 2012.

Biểu đồ 2.6: Tỷ trọng thu dịch vụ/lợi nhuận

Tỷ trọng thu dịch vụ/LNTT của ACB có sự chuyển biến mạnh mẽ từ 2007 – 2009 với mức tăng trưởng bình quân gần 40%/năm. Tuy nhiên, từ 2010 đến nay tỷ trọng thu dịch vụ/LNTT giảm dần qua từng năm. Đến tháng 6/2012, thu dịch vụ mới chỉ đạt 465 tỷ đồng, chiếm khoảng 22% lợi nhuận. Nguyên nhân của việc giảm tỷ trọng này là do tình hình biến động xấu của nền kinh tế vĩ mô, kéo đến sự phá sản của các Doanh nghiệp, hàng tồn kho tăng cao, sức mua kém nên việc tỷ trọng thu dịch vụ đóng góp vào LNTT giảm là điều tất yếu. Ngồi ra, sự cạnh tranh về dịch vụ của các đối thủ cạnh tranh tăng cao dẫn đến việc ACB liên tục có chính sách miễn, giảm phí dịch vụ đối với Khách hàng.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử ACB online dành cho khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 38 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)