PRRS là dịch bệnh nổi cộm diễn ra trên diện rộng ở nhiều tỉnh và thành
phố trong cả nước. Dịch đã gây thiệt hại rất lớn cho người chăn nuôi, hàng năm không chỉ ở nước ta mà còn nhiều nước trên thế giới vẫn phải sống chung với PRRS và gánh chịu những hậu quả về kinh tế to lớn, ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến đời sống con người do chúng ta chưa có thuốc điều trị triệt để bệnh này. T i tr i l n ông Ph m Tu n Anh ã a ra quy trình phòng b nh b ng ph n g pháp an toàn sinh h c nh m ki m soát PRRS hi u qu . i m nh n m nh c a quy trình phòng PRRS là cách x lý l n h u b tr c khi a vào ph i gi ng.
Thực trạng bệnh tại trang trại:
Bệnh PRRS xảy ra ở trang trại vào năm 2010 đã gây thiệt hại rất lớn, 30 nái đã chết và làm sảy thai một số nái chửa gây giảm khả năng sinh sản trong một thời gian dài, hàng loạt lợn con cai sữa chết. Từ sau đợt dịch đó PRRS đã được khống chế trong trang trại.
Chương trình phòng bệnh bằng biện pháp an toàn sinh học
• Mục đích:
- Giảm số lượng virus trong trại
- Không đưa virus ngoài trại vào thêm • Biện pháp:
- Kiểm soát phương tiện ra vào trại bằng biện pháp sát trùng - Có hàng rào ngăn cách giữa trong và ngoài trại
- Lợn hậu bị thay thế phải biết rõ nguồn gốc, không nhiễm PRRS
- Có chuồng cách ly: lợn hậu bị trước khi nhập đàn phải có thời gian nuôi cách ly tối thiểu là 90 ngày và phải được kiểm tra hàm lượng kháng thể bằng Elisa trước khi nhập đàn.
- Trong thời gian nuôi cách ly đưa lợn nái già loại thải ở cùng lợn hậu bị để truyền kháng thể cho lợn hậu bị (1 nái già/10 hậu bị ), thời gian ở cùng tối thiểu 2 tuần. Sau 2 tuần, đàn hậu bị được lấy mẫu đi xét nghiệm lần 1 để kiểm
tra tình hình nhiễm PRRS, mẫu được lấy theo nguyên tắc ngẫu nhiên và ghi lại số tai.
Sau 30 ngày, lấy mẫu lần 2 của những con đã lấy máu lần 1 đi xét nghiệm kiểm tra tình hình mắc PRRS, đồng thời rút nái già nhốt cùng ra.
Sau 75 ngày l y m u xét nghi m l n 3 ki m tra xem t l nhi m có gi m không, n u gi m nuôi thêm 15 ngày n a r i chuy n qua bên chu ng ph i, còn n u không gi m thì ph i ti p t c nuôi và l y m u ki m tra các ngày 90, 105, 115.
- Nguồn tinh nhập vào: Phải không nhiễm PRRS
- Thực hiện chương trình cùng vào cùng ra đối với lợn con cai sữa và lợn nái, có thời gian nghỉ để trống chuồng để sát trùng và làm vệ sinh chuồng trại.
- Loại thải ngay những nái sảy thai hoặc có triệu chứng nặng. - Nguồn tinh nhập vào: Phải không nhiễm PRRS.
- Giảm stress cho lợn bằng các biện pháp quản lý: Giảm mật độ nuôi, kiểm soát môi trường sống chú ý đến nhiệt độ, độ ẩm và tốc độ gió.
- Giảm bớt sự vận chuyển đàn lợn khác lứa tuổi kể cả việc giới hạn khu vực làm việc cho người lao động và trang thiết bị làm việc.
- Loại bỏ những con còi cọc thay vì giữ lại nuôi vì đây là nguồn bệnh tiềm tàng lây lan trong trại.
- Chấm dứt việc gửi, nhận lợn con trong chuồng đẻ
- Giảm số lượng vi trùng trong trại bằng các biện pháp sát trùng, xử lý xác lợn con, nhau thai,...
- Hạn chế các yếu tố lây truyền như: nước, thức ăn, kim tiêm(tiêm mỗi nái một kim), công nhân làm việc giữa các trại.
Phác đồ sau để điều trị tích cực các bệnh kế phát:
- Buổi sáng:
+ Mũi 1: Tiêm RTD – T.ANALGIN để giảm sốt. Tiêm bắp thịt sâu với
liều: 1ml/ 10kg TT. Nếu con vật sốt cao cứ 3 tiếng tiêm 1 lần. Hoặc nếu chăn nuôi trang trại với quy mô lớn dùng RTD – T.ANAGIN C để tăng sức đề kháng, chống Stress, giảm sốt. Pha nước cho uống. Dùng liên tục từ 3 – 5 ngày.
+ Mũi 2: Có thể xảy ra 1 trong các trường hợp sau:
● Nếu lợn có biểu hiện ho thở, ta có thể dùng 1 trong các loại thuốc sau:
+ Tiêm RTD – T.FLO đặc trị hội chứng ho, hen suyễn. Tiêm bắp với liều: 1ml/10kg TT.
+ Tiêm RTD – T.GENTAMAX (XANH) đặc trị viêm phổi dính sườn, ho, hen, suyễn.Tiêm bắp với liều: 1ml/10kg TT.
● Nếu lợn có triệu chứng tiêu chảy ghép với phó thương hàn, ta có thể dùng 1 trong các loại thuốc sau:
+ Tiêm RTD – T. GENTAMAX (ĐỎ) đặc trị bệnh E.coli, sưng phù đầu, tiêu chảy phân vàng, nhớt.Tiêm bắp với liều: 1ml/8 – 10 kg TT/ ngày, liên tục 3 – 5 ngày.
+ Hoặc tiêm RTD – T.FLO - EXTRA đặc trị thương hàn, phó thương hàn, viêm ruột tiêu chảy. Hoà nước hoặc trộn thức ăn với liều: 1g/1 lít nước hoặc 1g/10 - 12kg TT.
● Nếu lợn có biểu hiện của bệnh tụ huyết trùng, ta có thể dùng:
RTD – T.AMOXYL L.A. Tiêm bắp với liều: 1ml/8 - 10kg TT.
● Nếu lợn con mới tách mẹ, khả năng chống chịu bệnh tật và môi trường kém nên rất dễ bị dịch tả lợn, ta có thể dùng PEST - VAC tiêm trực tiếp cho đàn lợn. Tiêm sâu bắp thịt hoặc tiêm dưới da với liều: 2ml/con. Sau 20 – 30 ngày tiêm nhắc lại lần 2.
● Nếu lợn có biểu hiện tiêu chảy kết hợp với ho, khó thở, ta có thể dùng 1 trong các loại thuốc sau:
+ Tiêm RTD – T.FLO trị các bệnh viêm nhiễm hô hấp cấp tính, viêm phổi địa phương, viêm phổi dính sườn, ho thở bỏ ăn không rõ nguyên nhân. Tiêm bắp với liều: 1ml/20kg TT.
+ Dùng sản phẩm STRESROAK để nâng cao sức đề kháng cho lợn.
(Thảo dược). Pha nước cho lợn uống liên tục 5 – 7 ngày với liều 100 ml/ 100 kgTT/ ngày.
+ Cũng có thể dùng RTD – T.VITAPEX bổ sung các vitamin và axit amin. Trộn đều vào thức ăn hoặc pha vào nước uống với liều 2 - 4 g/ con/ ngày.
- Buổi chiều:
+ Mũi 1:Tiêm RTD – T.ANALGIN C để tăng sức đề kháng và hạ nhiệt.
Tiêm bắp thịt sâu với liều: 1ml/ 10kg TT. Có thể dùng RTD – T.VITAPEX bổ sung các vitamin và axit amin. Trộn đều vào thức ăn hoặc pha vào nước uống với liều 2 - 4 g/ con/ ngày.
+ Mũi 2: Nên thay đổi thuốc, nếu sáng dùng thuốc này thì chiều dùng
thuốc khác.
*Chú ý: Ta phải dựa vào biểu hiện triệu chứng cụ thể để chọn thuốc cho phù hợp. Mục đích cuối cùng là khống chế bệnh kế phát và nâng cao sức đề kháng cho bệnh súc. Các loại thuốc trên đều dùng liên tục 5 - 7 ngày.
4.5. Kết quả điều trị những bệnh thường gặp và một số phác đồ điều trị hay sử dụng tại trại.
4.5.1 Kết quả điều trị
Trong thời gian thực tập chúng tôi đã tiến hành điều tra tình hình mắc bệnh tại trang trại đồng thời cùng với kỹ thuật tại trại tiến hành chẩn đoán và điều trị một số bệnh thường gặp trên đàn lợn cai sữa và nái sinh sản. Kết quả thu được chúng tôi trình bày trong bảng 4.11
Bảng 4.11: Kết quả điều trị các bệnh thường gặp trên đàn lợn tại trại trong thời gian thực tập
Loại lợn Tên bệnh Số con
điều trị
Kết quả điều trị Số con khỏi Tỷ lệ khỏi (%) Số con chết Tỷ lệ chết (%) Lợn con theo mẹ
Hội chứng tiêu chảy 607 576 94,89 31 5,11
Hernia 25 24 96,00 1 4,00 Viêm khớp 20 19 95,00 1 5,00 Lợn cai sữa Suyễn 90 62 68,89 28 31,11 Tiêu chảy 842 808 96,81 34 4,04 Hernia 38 35 92,11 3 7,89 Viêm khớp 23 22 95.65 1 4,35 Viêm da 34 31 91,18 3 8,82 Nái sinh sản Viêm tử cung 61 59 96,72 2 3,28
Nhận xét: do có sự theo dõi và phát hiện bệnh sớm kết hợp với công tác phòng bệnh tốt, hộ lý chăm sóc tốt nên kết quả điều trị tại trang trại là tương đối cao. Trên đàn lợn con theo mẹ thì các bệnh đều có tỉ lệ khỏi khá cao trên 90%, một số trường hợp lợn chết là do còn quá nhỏ sức đề kháng yếu hoặc do kỹ thuật mổ chưa tốt làm mất máu, nhiễm trùng. Trên đàn lợn cai sữa bệnh tiêu chảy có tỉ lệ khỏi cao nhất 96,81%, sau đó đến viêm khớp 95,65% và hernia là 92,65%, đối với bệnh suyễn là một bệnh khó điều trị và có tỉ lệ khỏi bệnh không cao nên chúng tôi chỉ tiến hành điều trị những con mắc bệnh không nghiêm trọng còn với những con bệnh nặng tiến hành loại thải ngay nhằm tránh lây lan bệnh trong đàn và giảm chi phí về thuốc.
Trên đàn nái sinh sản bệnh viêm tử cung được điều trị có kết quả cao tỷ lệ khỏi bệnh là 96,72%.
4.5.2. Một số phác đồ điều trị sử dụng tại trang trại
Được sự cho phép và hướng dẫn của nhân viên kỹ thuật trại, chúng tôi có tham gia chẩn đoán và điều trị một số bệnh tại trang trại theo một số phác đồ sau.
•Bệnh suyễn ở lợn cai sữa
- Cách ly nh ng con có tri u ch ng ho i u tr b ng m t trong các cách sau:
Cách
điều trị Loại sản phẩm Cách dùng Liều lượng Liệu trình
1 T.FLO-EXTRA Trộn thức ăn hoặc
pha nước uống 1g/10kg TT 3-5 ngày 2 RTD –T.FLO Tiêm bắp hoặc phúc mạc 1ml/20kg TT 3-5 ngày.
3 GENTAMAX
(XANH) Tiêm bắp thịt 1ml/12kg TT 3-5 ngày.
- Dùng một trong các cặp thuốc bổ trợ sau cho mỗi cách trên: +) Uống T.Vitaplex và tiêm T.Anagin C.
+) Uống T.Anagin C và uống Stresroak.
• Bệnh viêm khớp
Sử dụng một trong các loại kháng sinh sau để điều trị :
Amoxyl - LA 1 ml/con/ngày. Tiêm bắp
ALFAMOX - L.A 0.5ml/con/ngày. Tiêm bắp
RTD Ampisep plus 1g/1 lít nước hoặc 1g/5kg.TT/ngày
Liệu trình điều trị trong 3 ngày
• Tiêu chảy
Phòng và tri bệnh:
Kháng sinh Liều lượng Số ngày sử dụng
Ampi – coli 10% 1gram/lít 3 - 5
Alfamox LA 1ml/10-20kgTT 3 - 5
•Bệnh viêm tử cung ở lợn nái
ALFAMOX - L.A (Amoxicillin)
- Tiêm bắp
- Liều chung: 0,4 - 0,7ml/10kg TT. Ngày tiêm 2 lần và điều trị trong vòng 4 – 6 ngày liên tục. Nếu lợn nái có triệu chứng sốt có thể kết hợp tiêm Anagin C để hạ sốt và tiêm bổ sung thuốc bổ Catosal 10% với liều 1ml/10kg TT. Một số
trường hợp có thể thụt rửa tử cung bằng dung dịch vệ sinh phụ nữ Hoa hồng để
đẩy các dịch mủ ra ngoài.
•Bệnh hernia
Điều trị bằng phẫu thuật ngoại khoa. Các bước tiến hành:
- Sát trùng vị trí mổ, dụng cụ và tay người làm phẫu thuật. - Mổ:
Xác định được vị trí cần mổ, rạch một đường dài khoảng 3 – 4 cm, sau đó dùng đầu kéo hoặc đầu ngón tay làm rách phần mỡ dưới da, nhằm bộc lộ phần dịch hoàn và ruột.
Dùng tay đưa phần ruột trở lại xoang bụng qua lỗ hernia khâu lại, sau đó thắt hai nút của thừng dịch hoàn rồi cắt bỏ dịch hoàn. Cuối cùng khâu lần lượt các lớp cơ, mỡ dưới da và da lại.
Sau khi khâu xong cần sát trùng lại bằng cồn iod và tiêm 2ml Amoxyl
Phần V
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1. Kết luận
Trên cơ sở điều tra tình hình chăn nuôi tại trang trại chăn nuôi lợn của ông Phạm Tuấn Anh xã Ngũ Phúc, huyện Kiến Thụy, thành phố Hải Phòng chúng tôi có một số kết luận sau:
- Trang trại là một trang trại chăn nuôi với quy mô lớn theo mô hình khép kín và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi nên thu được hiệu quả kinh tế cao.
- Tổng đàn lợn của trang liên tục tăng qua các năm. Đến nay quy mô trang trại sắp đạt đến số lượng 1.400 nái. Trang trại sử dụng các loại vacxin phòng bệnh LMLM, dịch tả, giả dại, suyễn và bệnh gây ra do Parvoirus cho đàn lợn nhằm phòng tránh dịch bệnh với tỷ lệ tiêm phòng đạt 100%.
- Tình hình dịch bệnh tại trang trại trong 2 năm gần đây khá ổn với tỷ lệ mắc thấp. Năm 2011 bệnh ở lợn nái cao nhất là bệnh viêm tử cung 10,85%, sau đó đến thai gỗ 4,18%, viêm khớp 2,40%, bệnh ở lợn con cai sữa phổ biến nhất và mắc nhiều nhất là bệnh tiêu chảy 21,28%, ngoài ra bệnh suyễn cũng mắc với tỷ lệ cao 4,85%, còn các bệnh khác mắc với tỷ lệ thấp không đáng. Tình hình PRRS của trại đã được kiểm soát tốt nhờ quy trình phòng bệnh bằng công nghệ sinh học.
- Tình hình dịch bệnh trong thời gian thực tập: Trên đàn nái sinh sản bệnh hay gặp nhất vẫn là viêm tử cung xảy ra nhiều nhất vào tháng 8 là 1,78%. Bệnh thai gỗ tỷ lệ thấp hơn và mắc nhiều vào tháng 8 với 1,01%. Trên đàn lợn cai sữa bệnh tiêu chảy mắc nhiều nhất với 21,08%( tháng 7 ), sau là bệnh suyễn với 2,38%( tháng 7 ), còn hernia, viêm da và viêm khớp mắc với tỷ lệ thấp nhỏ hơn 1%.
5.2. Đề nghị
- Tiếp tục cử sinh viên đến trại thực tập trong thời gian tới để giúp sinh viên ,có thể tiếp cận với phương thức chăn nuôi và vệ sinh tiên tiến của trại.
- Cần có nhiều các buổi gặp mặt trao đổi với các kỹ thuật viên của công ty RTD.
- Ti n hành th nghi m m t s phác i u tr và tìm ra phác hi u qu nh t.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu trong nước
1. Trần Tiến Dũng, Dương Đình Long, Nguyễn Văn Thanh (2002). Sinh sản
gia súc, NXB Nông nghiệp.
2. Đào Trọng Đạt, Phan Thanh Phượng, Lê Ngọc Mỹ, Huỳnh Văn Kháng (2000), Bệnh ở lợn nái và lợn con, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
3. Nguyễn Bá Hiên, Huỳnh Thị Mỹ Lệ, Lê Văn Lãnh, Đỗ Ngọc Thúy (2012), Bệnh truyền nhiễm thú y, NXB Đại học Nông nghiệp.
4. Nguyễn Bá Hiên, Nguyễn Quốc Doanh, Phạm Sỹ Lăng, Nguyễn Thị Kim Thành, Chu Đình Tới (2009), Vi sinh vật bệnh truyền nhiễm vật nuôi, NXB Giáo dục.
5. Phạm Sỹ Lăng, Phùng Quốc Chướng, Nguyễn Hữu Nam, Nguyễn Văn Thọ, Bạch Quốc Thắng (2007), Một số bệnh quan trọng gây hại cho lợn, NXB Nông nghiệp, Hà Nội, trang 87.
6. Nguyễn Hữu Nam, Nguyễn Thị Lan (2007), “Hội chứng rối loạn hô hấp
và sinh sản”, Hội thảo Hội chứng rối loạn hô hấp - sinh sản và bệnh liên cầu
khuẩn ở lợn, ngày 11/10/2007, ĐH Nông Nghiệp Hà Nội.
7. Nguy n Nh Thanh (2001), Dch t h c thú y. NXB Nông nghi p, Hà N i . 8. Nguyễn Văn Thanh (2002), Một số biện pháp nâng cao khả năng sinh sản
của heo nái sau khi sinh. Luận án tiến sĩ Nông nghiệp.
9. Vũ Đình Tôn (2009). Giáo trình chăn nuôi lợn, NXB Nông nghiệp
10. Tạp chí khoa học và phát triển 2012, tập 10, số 2; Chẩn đoán hội chứng rối
loạn hô hấp và sinh sản (PRRS) ở lợn con cai sữa bằng kỹ thuật bệnh lý và kỹ thuật RT – PCR, tác giả Nguyễn Thị Lan và Nguyễn Thị Hoa.
11. Đặc điểm bệnh lý Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản (PRRS) ở lợn con sau cai sữa và lợn choai và xác định bằng kỹ thuật miễn dịch huỳnh quang”, tác
12. Nguyễn Hữu Nam và Tiêu Quang An, Một số đặc điểm bệnh lý đại thể
và vi thể ở lợn bị Hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp – PRRS, Tap chí khoa học kỹ thuật thú y – Tập XVIII – số 6 – 2011.
Các trang web tham khảo
13. Báo Người Lao Động, http://nld.com.vn/kinh-te/tim-hieu-chan-nuoi-lon- gia-cong-215236.htm
14. Công ty cổ phần phát triển công nghệ nông thôn ( RTD ), http://rtd.vn/n/he-thong-trai-gia-cong/benh-va-dieu-tri-benh/4/107-109/benh- gia-suc.aspx
15.Công ty TNHH sản xuất và dịch vụ Gia Linh,