Phương thức chăn nuôi và quy trình chăm sóc đàn lợn của trại

Một phần của tài liệu Điều tra tình hình chăn nuôi và công tác thú y tại trại lợn nái RTD (Trang 34 - 40)

4.2.2.1. Phương thức chăn nuôi

Trại chăn nuôi theo hướng sản xuất giống thương phẩm. Lợn nái ở chuồng chờ phối sau khi động dục được thụ tinh nhân tạo 2 hoặc 3 lần sau đó được chăm sóc nuôi dưỡng đến một tuần trước khi đẻ thì chuyển sang chuồng đẻ. Sau khi đẻ xong khoảng 21 đến 23 ngày thì tách con và lại được chuyển vào chuồng chờ phối sau khoảng 3 đến 7 ngày thì động dục trở lại và phối lần tiếp theo, tỷ lệ lợn nái động dục trở lại sau 5 ngày là 50%, sau 7 ngày là 70 – 80%.

Số lượng nái sinh sản thường xuyên được bổ sung từ nguồn lợn hậu bị đã qua kiểm tra PRRS.

Lợn con mới sinh ra được nuôi theo hướng làm giống thương phẩm cung cấp cho các trại lợn thịt của công ty RTD. Lợn con theo mẹ sau khoảng 21 đến 23 ngày thì tách mẹ (trước đây thời gian cai sữa của lợn con là từ ngày 18 tới ngày 21) sau đó được chuyển sang chuồng cai sữa nuôi thêm 7 – 9 ngày khi đó trọng lượng của lợn đạt khoảng 7,5 – 8,5 kg thì xuất chuồng đến cho các trại gia công nuôi lợn thương phẩm của công ty hoặc bán ra thị trường.

Lợn đực giống được nuôi sản xuất tinh để thụ tinh nhân tạo cho toàn bộ đàn nái trong trại. Sau khi lấy tinh, tinh trùng được kiểm tra các chỉ tiêu kỹ thuật, pha loãng, chia liều và đóng gói vào túi, thể tích mỗi túi tinh là 80 – 100ml. Số lượng tinh đực giống được khai thác sẽ phụ thuộc vào số lượng và thành phần nái động dục trong ngày. Tinh sản xuất ra phải được sử dụng hết trong 2 – 3 ngày, tinh dịch được bảo quản trong tủ mát 17 – 180C.

Trại sử dụng 100% thức ăn công nghiệp được cung cấp bởi công ty RTD cho tất cả các loại lợn. Khẩu phần và chế độ ăn của mỗi loại lợn là khác nhau tùy theo thời kỳ phát triển và được thể hiện trong bảng 4.2.

Bảng 4.2: Khẩu phần và chế độ ăn của các loại lợn tại trại ông Phạm Tuấn Anh

thức ăn

Đực giống H16 2,0 – 2,2

Nái hậu bị H16 2,2

Nái chửa kỳ 1 (1 – 84 ngày)

Lứa 1 H15 2,0

Lứa 2 – 5 H15 2,0

Lứa > 5 H15 2,0

Nái chửa kỳ 2 (85 – 100 ngày)

Lứa 1 H15 2,2

Lứa 2 – 5 H15 2,5 – 3,0

Lứa > 5 H15 3,0 – 3,5

Nái chửa kỳ 2 (101 – 110 ngày)

Lứa 1 H16 2,2

Lứa 2 – 5 H16 2,5 – 3,0

Lứa > 5 H16 3,0 – 3,5

Trước đẻ 4 ngày H16 2,0 (mỗi ngày giảm 0,5kg)

Ngày đẻ H16 0,5 Sau đẻ 1 ngày H16 1,5 Sau đẻ 2 ngày H16 2,5 Sau đẻ 3 ngày H16 3,5 Sau đẻ 4 ngày H16 4,5 Sau đẻ 5 ngày H16 5,5

Sau đẻ 6 ngày H16 Cho ăn tự do, điều chỉnh khẩu

phần cám sau mỗi bữa ăn

Nái trước cai sữa 1 ngày Nhịn ăn và tiêm ADE

Chờ phối H15 2,0

Sau phối H15 Tiếp tục như trên

Nguồn : Phòng kỹ thuật

Lợn hậu bị, nái mang thai và nái đẻ tùy theo thời kỳ mang thai và thể trạng mà cho lợn ăn ở mức khẩu phần ăn phù hợp. Mỗi ngày lợn nái mang thai được cho ăn 1 bữa vào 8 giờ sáng. Đối với nái chờ phối được cho ăn trước khi phối giống. sau khi lợn ăn xong, toàn bộ hệ thống máng ăn được rửa sạch bằng nước và để khô.

Lợn nái hậu bị chưa mang thai ăn cám H16 với lượng 2,0kg một lần/ngày vào buổi sáng. Lợn hậu bị đang mang thai kỳ 1 thì ăn cám H15 với lượng 2,2kg một lần/ngày, còn đối với chửa kỳ 2 (85 – 100 ngày) thì dùng cám H15 ăn với

lượng 2,2kg một lần/ngày, chửa kỳ 2 (101 – 110 ngày) dùng cám H16 lượng 2,2kg một lần/ngày. Đối với các lợn nái mang thai không phải hậu bị thì cũng sử dụng các loại cám như trên nhưng với lượng khác chửa kỳ 1 với lượng 2,0kg một lần/ngày, chửa kỳ 2 thì dùng lượng 2,5 – 3,0kg (đối với lứa 2 – 5) hoặc 3,0 – 3,5kg (đối với lứa từ 5 trở lên) một lần/ngày.

Lợn nái trước khi đẻ 4 ngày sử dụng cám H16 thì giảm khẩu phần ăn xuống còn 2kg/ngày sau đó cứ mỗi ngày giảm đi 0,5kg đến ngày đẻ chỉ ăn 0,5kg/ngày. Riêng những nái lên ngày đẻ so với dự kiến thì sẽ ăn 1,0kg/ngày. Nái sau đẻ mỗi ngày tăng khẩu phần ăn thêm 1kg đến ngày thứ 6 khẩu phần ăn tự do và điều chỉnh khẩu phần cám sau mỗi bữa ăn, sau đó điều chỉnh khẩu phần tùy theo thể trạng con vật (gầy hay béo) và tùy theo số con đang phải nuôi. Nếu nái nuôi số lượng con quá nhiều sẽ được tính như sau:

P = 1,5kg (duy trì) + 0,5kg* số con

Với nái cai sữa, trước cai sữa 1 ngày lợn nái sẽ được nhịn ăn đồng thời tiêm ADE. Nái chờ phối sử dụng cám H15 với lượng 2,0 kg/ngày.

Đối với lợn con:

Lợn con theo mẹ : được tập ăn rặm sớm từ 3 ngày tuổi, giai đoạn này chỉ cho khoảng 15 – 20 hạt chủ yếu cho lợn ngửi quen mùi thức ăn. Máng lợn con được lau thường xuyên bằng thuốc sát trùng.

Lợn con cai sữa : thời gian cai sữa phụ thuộc vào khả năng ăn rặm và sức khỏe của bầy lợn con, thời gian cai sữa trung bình khoảng 21 - 23 ngày sau khi đẻ. Khi cai sữa chỉ đuổi lợn mẹ về khu cai sữa để chờ phối giống và lợn con được giữ nguyên tại ô nuôi và nuôi sau 1 tuần sẽ bán giống. Giai đoạn cai sữa lợn con được ăn thức ăn tự do và rọn vệ sinh thường xuyên.

Lợn đực giống thì sử dụng cám H16 lượng 2,0 – 2,2kg hai bữa/ngày, kết hợp với một số loại thuốc bổ, trứng gà.

Thức ăn cho lợn đực giống, hậu bị, nái mang thai và nái đẻ được chứa trong kho chứa phía đầu trại. Cám tổng hợp theo mã riêng đối vối từng loại lợn được đưa từ nhà máy sản xuất của công ty RTD bằng xe chở cám chuyên dụng. Hàng ngày công nhân lấy cám từ kho này vào xe đẩy và xúc cho lợn ăn.

4.2.2.2. Quy trình chăm sóc

Tại trại việc chăm sóc, quản lý lợn được thực hiện theo một quy trình hợp lý đã được thống nhất từ trước đảm bảo nguyên tắc nhập hết và xuất hết giữa các chuồng với mục đích hạn chế tối đa dịch bệnh nhằm chăn nuôi đạt hiệu quả kinh tế cao nhất.

Chăm sóc nái chờ phối và nái mang thai.

Một ngày được cán bộ kĩ thuật kiểm tra động dục hai lần, lần 1 vào khoảng 9 giờ sáng, lần 2 khoảng 2 giờ chiều, đi kiểm tra lợn động dục còn có 2 công nhân, 1 người dẫn lợn nái vào chuồng kiểm tra động dục, người còn lại dắt lợn đực thí tình vào các ô nhỏ xen kẽ giữa các ô nhốt lợn nái kiểm tra động dục, những lợn động dục sẽ được đánh dấu bằng cách phun sơn màu lên lưng và ghi ngày động dục sau đó sẽ được chuyển đến khu vực phối giống tiếp giáp với những ô chuồng đã và đang phối. Lợn nái được phối 3 lần, theo nguyên tắc “sáng-sáng-sáng” hoặc “ chiều- sáng- sáng” đối với lợn nái mang thai lần đầu. Lợn nái mang thai từ lứa thứ 2 trở đi phối theo nguyên tắc “sáng- sáng- chiều” hoặc “chiều- chiều- sáng”. Những nái già đẻ 8 – 9 lứa, nái sảy thai 3 lần liên tiếp, những nái đẻ quá ít con (<5 con) sẽ bị loại. Những nái sảy thai sẽ bỏ qua một chu kỳ động dục. Sau khi phối xong những nái này sẽ được chăm sóc theo chế độ dinh dưỡng xem ở bảng 4.2.

Những nái mang thai, hàng ngày được kiểm tra sức khỏe và kiểm tra động dục trở lại để phát hiện những lợn ốm, sảy thai, động dục trở lại và có biện pháp can thiệp kịp thời. Đến trước khi đẻ một tuần được chuyển sang chuồng đẻ. Với những nái hậu bị mang thai lần một sẽ được làm vacxin tiêu chảy chuồng bằng cách lấy phân lợn con bị tiêu chảy hòa với nước cho uống.

Chăm sóc nái đẻ.

Cần chú ý đến các triệu chứng lợn sắp đẻ để có chuẩn bị kịp thời. Triệu chứng của thời kỳ sắp đẻ thường gặp là:

- Trước khi đẻ 1 – 2 ngày âm môn phù to, nhão ra và sung huyết nhẹ, đầu núm vú to, bầu vú căng to, tĩnh mạch vú nổi rõ ràng.

- Lợn nái trước khi đẻ 1 ngày có thể vắt được vài giọt sữa màu trắng. Đây có thể coi là một yếu tố đáng tin cậy để xác định lợn sắp đẻ.

- Lợn nái trước khi đẻ thường có biểu hiện bồn chồn, đứng ngồi không yên, bỏ ăn.

Thời kỳ lợn đẻ.

Lúc này cổ tử cung được mở hoàn toàn, màng niệu và màng ối vỡ ra , tao chất bôi trơn giúp giảm ma sát cho thai ra ngoài dễ dàng.

Khi lợn đẻ thường nằm nghiêng, cũng có khi đứng lên lại nằm xuống ngay, thai lợn ra từng con một. Toàn bộ thời gian đẻ kéo dài khoảng 2,5 – 3h. Sau khi thai đã ra toàn bộ thì khoảng 10 – 15 phút thì nhau thai bắt đầu ra.

Khi lợn có biểu hiện rặn đẻ thì cần phải rửa sạch và sát trùng phần thân sau, hậu môn, mông đuôi. Tay người đỡ đẻ cần được sát trùng cẩn thận, đi găng tay bảo hộ.

Hiện nay trang trại thường thực hiện quy trình tiêm kháng sinh Alfamox LA, 1ml/10kg thể trọng trước khi lợn đẻ để tránh các bệnh viêm nhiễm đường sinh dục.

Trong quá trình rặn đẻ, nếu cơn co bóp của tử cung quá yếu, thai ra sau chậm mà cơn rặn của lợn mẹ mạnh thì rất có thể thai bị ngạt lúc này cần phải can thiệp bằng cách sát trùng tay, cho tay vào đường sinh dục để kéo thai ra. Ngoài ra cũng có thể tiêm Oxytocin 2 – 3ml làm cho tử cung co bóp mạnh để đẩy thai ra.

Sau khi thai ra cần lau hết nhớt ở miệng, lỗ mũi của lợn con nhằm tránh lợn bị ngạt. Đối với lợn mẹ thì cần thu dọn phần nhau sổ ra, vệ sinh mép âm môn, bầu vú bằng nước muối sinh lý 0,9%. Lợn con vừa đẻ ra sẽ được cắt dây rốn và rũa bằng phẳng răng nanh. Dây rốn được sát trùng bằng cồn Iod 5% từ gốc dây rốn trở lên, điểm cắt dây rốn cách gốc rốn khoảng 4cm, cách phía ngoài nốt buộc 1cm. Nanh được rũa bằng phẳng sát gốc sẽ tránh gây loét lưỡi lợn con, hoặc gây đau đớn cho lợn mẹ khi lợn con bú. Lợn con được đưa vào úm có đèn sưởi và sử dụng đến ngày thứ 10. Sau khi đẻ 1 – 2 ngày tiêm 2ml FERRUM

10% + B12 + 0.2ml Amoxyl LA + cắt đuôi. Sau 3 ngày nhỏ 3 giọt Cocci – Zione 50 sol phòng cầu trùng và bắt đầu cho tập ăn rặm. Sau 4 – 5 ngày thiến lợn đực, khi thiến tiêm 0.5ml Amoxyl LA tránh nhiễm trùng. Lợn trước cai sữa 1 tuần được kiểm tra và điều trị một số bệnh như: viêm khớp, hernia. Lợn con được 21 - 23 ngày tuổi sẽ chuyển sang chuồng cai sữa. Chuồng cai sữa luôn được vệ sinh sạch sẽ khô ráo, có máng tròn cho lợn ăn. Nhiệt độ chuồng là 32 – 350c, độ ẩm 60%. Lợn cai sữa từ ngày tuổi thứ 21 – 23 sẽ được bổ sung vitamin C, kháng sinh và chất điện giải vào nước uống để phòng stress và nâng cao sức đề kháng.

Một phần của tài liệu Điều tra tình hình chăn nuôi và công tác thú y tại trại lợn nái RTD (Trang 34 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(67 trang)
w