Một số nét về trại lợn ông Phạm Tuấn Anh – Ngũ Phúc – Kiến Thụy – Hả

Một phần của tài liệu Điều tra tình hình chăn nuôi và công tác thú y tại trại lợn nái RTD (Trang 30 - 67)

Hải Phòng

4.1.1. Địa chỉ trang trại, điều kiên tự nhiên và kinh tế- xã hội

Trang trại chăn nuôi lợn ông Phạm Tuấn Anh địa chỉ: Thôn Mai Dương – xã Ngũ Phúc – huyện Kiến Thụy – thành phố Hải Phòng. Hải Phòng là một thành phố ven biển, phía Bắc giáp tỉnh Quảng Ninh, phía Tây giáp tỉnh Hải Dương, phía Nam giáp tỉnh Thái Bình, phía Đông giáp Vịnh Bắc Bộ thuộc biển Đông và đảo Hải Nam - cách huyện đảo Bạch Long Vĩ khoảng 70 km. Thành Phố cách thủ đô Hà Nội 102 km về phía Đông Đông Bắc.

Kiến Thụy là một huyện nằm ven đô về phía Đông Nam thành phố Hải Phòng có diện tích tự nhiên 164,3 km². Phía Bắc và phía Đông giáp quận Dương Kinh và Đồ Sơn, phía Nam giáp huyện Tiên Lãng, phía Tây giáp quận Kiến An và huyện An Lão. Kiến Thụy có 17 xã và 1 thị trấn.

Xã Ngũ Phúc nằm về phía Tây Nam huyện Kiến Thụy, Bắc giáp xã An Thái (An Lão), Đông giáp xã Du Lễ và xã Kiến Quốc, Tây giáp xã An Thọ (An Lão), Nam giáp huyện Tiên Lãng bằng gianh giới là sông Văn Úc. Tổng diện tích t t nhiên: 810,06 ha. T trung tâm xã theo n g 402 v n trung tâm huy n l là 7 km. Sông V n Úc ch y qua a ph n xã Ng Phúc v i chi u dài 3.515 mét, qua ngàn n m b i p ã t o nên c m t vùng t r ng l n, phì nhiêu.

Thời tiết Hải phòng mang tính chất cận nhiệt đới ẩm ấm đặc trưng của thời tiết miền Bắc Việt Nam: mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều, mùa đông khô và lạnh, có 4 mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông tương đối rõ rệt. Nhiệt độ trung bình vào mùa hè là khoảng 32,5 °C, mùa đông là 20,3 °C và nhiệt độ trung bình năm là trên 23,9 °C. Lượng mưa trung bình năm là khoảng 1600 – 1800 mm. Độ ẩm trong không khí trung bình 85 - 86%.

4.1.2. Cơ cấu nhân sự

4.1.3. Mô hình chăn nuôi

Trang trại với diện tích tổng thể là 3 ha được ngăn tự nhiên với khu vực dân cư bởi một nhánh của sông Văn Úc. Trại chia làm 2 khu chính là khu: Văn phòng điều hành, chỗ ở của cán bộ kỹ thuật, công nhân và khu trại chăn nuôi.

Trang trại chăn nuôi theo mô hình khép kín với hệ thống chuồng kín được lắp đặt đầy đủ các hệ thống thông gió, làm mát, hệ thống cung cấp nước sạch cho chuồng nuôi. Mỗi dãy chuồng đều có quạt thông gió ở phía cuối 2 quạt to và 1 quạt nhỏ, dàn mát ở đầu chuồng, giữa 2 dãy có 1 bảng điều khiển hệ thống đèn chiếu sáng, đèn sưởi. Dưới gầm chuồng có hệ thống xả nước vệ sinh. Hệ thống thoát nước và chất thải được làm phía dưới sàn chuồng với độ dốc 10-15% đảm bảo phân và chất thải được dồn hết xuống hố chứa phía cuối chuồng và có ống

Tổ phụ trách chăm sóc lợn con và đỡ đẻ Tổ phụ trách phối giống Tổ vệ sinh chuồng trại Bộ phận kỹ thuật Giám đốc trại 1 Bác sỹ thú y phụ trách

Khu phối giống + lợn mang thai

2 Bác sỹ thú y phụ trách

Khu lợn cai sữa và khu lợn đẻ

Dọn vệ sinh chuồng bầu + phỗi: 5 người Dọn vệ sinh chuồng đẻ + cai sữa: 2 người

Công nhân Khu phối giống lợn: 6

công nhân Khu mang thai: 6

công nhân

Công nhân

Khu lợn cai sữa: 6 công nhân

Khu đẻ: 4 công nhân

Nội trợ: 3 người Lái xe: 1 người

dẫn tới hầm biogas. Giữa các chuồng có hệ thống đường dẫn lợn về khu vực để xuất và nhập lợn. Trước khu vực chuồng có bể lội sát trùng và trước mỗi cửa vào chuồng đều có bình xịt sát trùng. Khu vực bên ngoài trại có kho chứa cám, kho chứa thuốc và xưởng cơ khí để sửa chữa cơ sở vật chất của trại. Trang trại bao gồm 3 khu: khu chuồng phối và mang thai, khu chuồng đẻ và chuồng cai sữa, khu chuồng cách ly và chuồng đực giống.

Tất cả các chuồng được thiết kế xây dựng rất kiên cố, 2 bên tường ngang đều có hệ thống kính trượt giúp vật nuôi có thể sử dụng được ánh sáng tự nhiên.

Khu chuồng cách ly và chuồng đực giống cũng chia làm 2 khu:

1. Khu chuồng đực giống gồm có 20 ô chuồng đực giống chia 2 dãy, mỗi ô có diện tích 6m2. Ở đầu chuồng là nơi thực hiện khai thác tinh.

Phòng thí nghiệm nằm gần vị trí khai thác tinh, có đủ các thiết bị dùng để sản xuất và bảo quản tinh cung cấp cho trại.

2. Khu chuồng cách ly: nằm biệt lập phía cuối trang trại (là nới cuối gió nhằm tránh lây lan dịch bệnh ra toàn trại) gồm 3 chuồng mỗi chuồng có diện tích 100 m2, có thể chứa được 60 - 70 con.

Lợn hậu bị đã qua kiểm tra PRRS sẽ được đưa lên khu chuồng chờ phối và mang thai ở ngay phía trên.

Khu chuồng lợn chờ phối và mang thai:

Khu lợn chờ phối và mang thai gồm có 14 dãy chuồng mỗi dãy đều có lối đi ở giữa, diện tích của cả khu chuồng vào khoảng 800m2, từ dãy 1 và dãy 12 dùng chứa lợn mang thai, dãy 13, 14 chứa lợn chờ phối. Đầu 2 dãy chờ phối có 2 ô chuồng rộng khoảng 6 m2 nhốt lợn đực thí tình.

Sàn chuồng nái chửa, chờ phối và khu vực lợn hậu bị đã qua kiểm tra được lắp ghép bằng tấm sàn bê tông, phía dưới là hệ thống thoát nước thải dọc theo chuồng có độ dốc từ 10 - 15% về phía hố thoát nước thải ở đầu chuồng. Hệ thống lồng được thiết kế bằng khung sắt rộng 0,65m; dài 2,1m; cao 1,2m. Mỗi lồng có 1 máng ăn, bên cạnh là vòi uống tự động, máng ăn của 1 dãy lồng được gắn với nhau thành 1 hệ thống 4 máng liên tiếp để tiện cho việc cho ăn.

Khu chuồng đẻ:

Khu này gồm 3 chuồng đôi diện tích mỗi chuồng khoảng 400m2 mỗi chuồng có 2 ngăn, mỗi ngăn có 2 dãy, mỗi dãy có 30 ô nuôi lợn nái đẻ. Các lồng đều có ô úm cho lợn con được thiết kế bằng sắt, có hệ thống đèn sưởi ở phía trên. Mỗi ô chuồng của 1 lợn nái đẻ có khung chuồng bằng sắt kích thước chiều dài 2,2m, chiều rộng 0,65m, chiều cao 1,2m. Máng ăn của lợn mẹ bằng inox, có một núm uống cho lợn mẹ phía trên và một núm uống cho lợn con phía dưới. Sàn chuồng cho lợn mẹ là tấm đan sắt, còn cho lợn con là tấm đan nhựa. Sàn chuồng cách nền chuồng 60cm. Nền chuồng có độ dốc về phía đuôi lợn là hệ thống dẫn nước thải của chuồng sâu 40cm. Nền chuồng thiết kế hợp lý nên dễ dàng cọ rửa và thoát nước thải, đảm bảo chuồng luôn khô ráo.

Hệ thống xử lý nước thải gồm các đường dẫn từ các chuồng tới bể biogas, 2 hầm biogas và hệ ống dẫn khí gas tới máy phát điện và bình nóng lạnh, bếp nấu cho khu nhà ăn. Trang trại có 1 máy phát điện chạy bằng gas và 2 chạy bằng dầu diazen luôn dự phòng trong các trường hợp mất điện xảy ra, duy trì được mọi hoạt động bình thường của trang trại.

Ngoài ra tr i còn có khu bán l n riêng n m phía ngoài khu v c chu ng tr i.

4.2. Tình hình chăn nuôi tại trang trại ông Phạm Tuấn Anh

4.2.1. Tình hình chăn nuôi của trại.

Trại của ông Phạm Tuấn Anh đi vào hoạt động được gần 5 năm do là trại mới nên chúng tôi điều tra tình hình chăn nuôi của trại 2 năm gần đây nhất là 2011 và 2012. Trại luôn mở rộng cả về quy mô chăn nuôi, lẫn số lượng nái, tính đến hiện nay trại đã đạt mốc trên 1.200 nái, số lợn con xuất đi mỗi tháng từ 1.600 – 2.100 con.

Bảng 4.1: Cơ cấu đàn lợn của trại các năm 2011 và 2012 Loại lợn Năm 2011 Năm 2012 Số con Tỷ lệ (%) Số Con Tỷ lệ (%) Lợn đực giống 18 0,076 18 0,074 Lợn nái sinh sản 1.124 4,73 1.244 5,11 Lợn hậu bị 338 1,42 374 1,54 Lợn cai sữa 22.296 93,774 22.680 93,27 Tổng đàn 23.776 100,00 24.316 100,00 Nguồn : Phòng kỹ thuật Qua bảng 4.1 ta thấy:

S l n g àn c gi ng t n m 2011 n 2012 rât ôn i nh do trai m i thanh lâp nên v i sô l ng c giông nay cung câp u cho toan bô l n nai trong trai.

à n l n nái sinh s n c a trang tr i t ng 120 con t n m 2011 ê n 2012, s l n g l n h u b luôn m c cao vì tr i t p trung l n t công su t 1.400 nái.

Đàn lợn cai sữa không ngừng tăng theo các năm do số lượng nái sinh sản tăng. Để đảm bảo duy trì năng suất sinh sản cao của đàn nái sinh sản, hàng năm trại thay thế 20% đàn nái sinh sản. Trong giai đoạn phát triển đàn cần tăng số lượng thì tỷ lệ thay thế đàn từ 42 – 65%.

4.2.2. Phương thức chăn nuôi và quy trình chăm sóc đàn lợn của trại

4.2.2.1. Phương thức chăn nuôi

Trại chăn nuôi theo hướng sản xuất giống thương phẩm. Lợn nái ở chuồng chờ phối sau khi động dục được thụ tinh nhân tạo 2 hoặc 3 lần sau đó được chăm sóc nuôi dưỡng đến một tuần trước khi đẻ thì chuyển sang chuồng đẻ. Sau khi đẻ xong khoảng 21 đến 23 ngày thì tách con và lại được chuyển vào chuồng chờ phối sau khoảng 3 đến 7 ngày thì động dục trở lại và phối lần tiếp theo, tỷ lệ lợn nái động dục trở lại sau 5 ngày là 50%, sau 7 ngày là 70 – 80%.

Số lượng nái sinh sản thường xuyên được bổ sung từ nguồn lợn hậu bị đã qua kiểm tra PRRS.

Lợn con mới sinh ra được nuôi theo hướng làm giống thương phẩm cung cấp cho các trại lợn thịt của công ty RTD. Lợn con theo mẹ sau khoảng 21 đến 23 ngày thì tách mẹ (trước đây thời gian cai sữa của lợn con là từ ngày 18 tới ngày 21) sau đó được chuyển sang chuồng cai sữa nuôi thêm 7 – 9 ngày khi đó trọng lượng của lợn đạt khoảng 7,5 – 8,5 kg thì xuất chuồng đến cho các trại gia công nuôi lợn thương phẩm của công ty hoặc bán ra thị trường.

Lợn đực giống được nuôi sản xuất tinh để thụ tinh nhân tạo cho toàn bộ đàn nái trong trại. Sau khi lấy tinh, tinh trùng được kiểm tra các chỉ tiêu kỹ thuật, pha loãng, chia liều và đóng gói vào túi, thể tích mỗi túi tinh là 80 – 100ml. Số lượng tinh đực giống được khai thác sẽ phụ thuộc vào số lượng và thành phần nái động dục trong ngày. Tinh sản xuất ra phải được sử dụng hết trong 2 – 3 ngày, tinh dịch được bảo quản trong tủ mát 17 – 180C.

Trại sử dụng 100% thức ăn công nghiệp được cung cấp bởi công ty RTD cho tất cả các loại lợn. Khẩu phần và chế độ ăn của mỗi loại lợn là khác nhau tùy theo thời kỳ phát triển và được thể hiện trong bảng 4.2.

Bảng 4.2: Khẩu phần và chế độ ăn của các loại lợn tại trại ông Phạm Tuấn Anh

thức ăn

Đực giống H16 2,0 – 2,2

Nái hậu bị H16 2,2

Nái chửa kỳ 1 (1 – 84 ngày)

Lứa 1 H15 2,0

Lứa 2 – 5 H15 2,0

Lứa > 5 H15 2,0

Nái chửa kỳ 2 (85 – 100 ngày)

Lứa 1 H15 2,2

Lứa 2 – 5 H15 2,5 – 3,0

Lứa > 5 H15 3,0 – 3,5

Nái chửa kỳ 2 (101 – 110 ngày)

Lứa 1 H16 2,2

Lứa 2 – 5 H16 2,5 – 3,0

Lứa > 5 H16 3,0 – 3,5

Trước đẻ 4 ngày H16 2,0 (mỗi ngày giảm 0,5kg)

Ngày đẻ H16 0,5 Sau đẻ 1 ngày H16 1,5 Sau đẻ 2 ngày H16 2,5 Sau đẻ 3 ngày H16 3,5 Sau đẻ 4 ngày H16 4,5 Sau đẻ 5 ngày H16 5,5

Sau đẻ 6 ngày H16 Cho ăn tự do, điều chỉnh khẩu

phần cám sau mỗi bữa ăn

Nái trước cai sữa 1 ngày Nhịn ăn và tiêm ADE

Chờ phối H15 2,0

Sau phối H15 Tiếp tục như trên

Nguồn : Phòng kỹ thuật

Lợn hậu bị, nái mang thai và nái đẻ tùy theo thời kỳ mang thai và thể trạng mà cho lợn ăn ở mức khẩu phần ăn phù hợp. Mỗi ngày lợn nái mang thai được cho ăn 1 bữa vào 8 giờ sáng. Đối với nái chờ phối được cho ăn trước khi phối giống. sau khi lợn ăn xong, toàn bộ hệ thống máng ăn được rửa sạch bằng nước và để khô.

Lợn nái hậu bị chưa mang thai ăn cám H16 với lượng 2,0kg một lần/ngày vào buổi sáng. Lợn hậu bị đang mang thai kỳ 1 thì ăn cám H15 với lượng 2,2kg một lần/ngày, còn đối với chửa kỳ 2 (85 – 100 ngày) thì dùng cám H15 ăn với

lượng 2,2kg một lần/ngày, chửa kỳ 2 (101 – 110 ngày) dùng cám H16 lượng 2,2kg một lần/ngày. Đối với các lợn nái mang thai không phải hậu bị thì cũng sử dụng các loại cám như trên nhưng với lượng khác chửa kỳ 1 với lượng 2,0kg một lần/ngày, chửa kỳ 2 thì dùng lượng 2,5 – 3,0kg (đối với lứa 2 – 5) hoặc 3,0 – 3,5kg (đối với lứa từ 5 trở lên) một lần/ngày.

Lợn nái trước khi đẻ 4 ngày sử dụng cám H16 thì giảm khẩu phần ăn xuống còn 2kg/ngày sau đó cứ mỗi ngày giảm đi 0,5kg đến ngày đẻ chỉ ăn 0,5kg/ngày. Riêng những nái lên ngày đẻ so với dự kiến thì sẽ ăn 1,0kg/ngày. Nái sau đẻ mỗi ngày tăng khẩu phần ăn thêm 1kg đến ngày thứ 6 khẩu phần ăn tự do và điều chỉnh khẩu phần cám sau mỗi bữa ăn, sau đó điều chỉnh khẩu phần tùy theo thể trạng con vật (gầy hay béo) và tùy theo số con đang phải nuôi. Nếu nái nuôi số lượng con quá nhiều sẽ được tính như sau:

P = 1,5kg (duy trì) + 0,5kg* số con

Với nái cai sữa, trước cai sữa 1 ngày lợn nái sẽ được nhịn ăn đồng thời tiêm ADE. Nái chờ phối sử dụng cám H15 với lượng 2,0 kg/ngày.

Đối với lợn con:

Lợn con theo mẹ : được tập ăn rặm sớm từ 3 ngày tuổi, giai đoạn này chỉ cho khoảng 15 – 20 hạt chủ yếu cho lợn ngửi quen mùi thức ăn. Máng lợn con được lau thường xuyên bằng thuốc sát trùng.

Lợn con cai sữa : thời gian cai sữa phụ thuộc vào khả năng ăn rặm và sức khỏe của bầy lợn con, thời gian cai sữa trung bình khoảng 21 - 23 ngày sau khi đẻ. Khi cai sữa chỉ đuổi lợn mẹ về khu cai sữa để chờ phối giống và lợn con được giữ nguyên tại ô nuôi và nuôi sau 1 tuần sẽ bán giống. Giai đoạn cai sữa lợn con được ăn thức ăn tự do và rọn vệ sinh thường xuyên.

Lợn đực giống thì sử dụng cám H16 lượng 2,0 – 2,2kg hai bữa/ngày, kết hợp với một số loại thuốc bổ, trứng gà.

Thức ăn cho lợn đực giống, hậu bị, nái mang thai và nái đẻ được chứa trong kho chứa phía đầu trại. Cám tổng hợp theo mã riêng đối vối từng loại lợn được đưa từ nhà máy sản xuất của công ty RTD bằng xe chở cám chuyên dụng. Hàng ngày công nhân lấy cám từ kho này vào xe đẩy và xúc cho lợn ăn.

4.2.2.2. Quy trình chăm sóc

Tại trại việc chăm sóc, quản lý lợn được thực hiện theo một quy trình hợp lý đã được thống nhất từ trước đảm bảo nguyên tắc nhập hết và xuất hết giữa các chuồng với mục đích hạn chế tối đa dịch bệnh nhằm chăn nuôi đạt hiệu quả kinh tế cao nhất.

Chăm sóc nái chờ phối và nái mang thai.

Một ngày được cán bộ kĩ thuật kiểm tra động dục hai lần, lần 1 vào khoảng 9 giờ sáng, lần 2 khoảng 2 giờ chiều, đi kiểm tra lợn động dục còn có 2 công nhân, 1 người dẫn lợn nái vào chuồng kiểm tra động dục, người còn lại dắt lợn đực thí tình vào các ô nhỏ xen kẽ giữa các ô nhốt lợn nái kiểm tra động dục, những lợn động dục sẽ được đánh dấu bằng cách phun sơn màu lên lưng và ghi ngày động dục sau đó sẽ được chuyển đến khu vực phối giống tiếp giáp với những ô chuồng đã và đang phối. Lợn nái được phối 3 lần, theo nguyên tắc “sáng-sáng-sáng” hoặc “ chiều- sáng- sáng” đối với lợn nái mang thai lần đầu. Lợn nái mang thai từ lứa thứ 2 trở đi phối theo nguyên tắc “sáng- sáng- chiều”

Một phần của tài liệu Điều tra tình hình chăn nuôi và công tác thú y tại trại lợn nái RTD (Trang 30 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(67 trang)
w