-10 0 10 20 30 40 50 60 19 97 19 98 19 99 20 00 20 01 20 02 20 03 20 04 20 05 20 06 20 07 20 08 20 09 20 10 năm %
Giai đoạn từ năm 1999 đến năm 2003
Giai đoạn từ năm 1999 đến năm 2001 là thời kỳ lạm phát thấp nhất của Việt Nam. Thời kỳ này gắn liền với giai đoạn hậu khủng hoảng tài chính Đơng Á năm 1997-1998. Năm 1999, tình hình nền kinh tế Việt Nam có lạm phát rất thấp, thậm chí giảm phát đi cùng với đà tăng trưởng kinh tế chậm lại. Mục tiêu điều tiết vĩ mô chuyển sang “ kích” lạm phát thơng qua kích cầu nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Để thực thi chính sách tiền tệ kích cầu, NHNN Việt Nam đã thực thi chính sách cắt giảm lãi suất, giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc, giảm lãi suất tái cấp vốn, cũng như nới lỏng điều kiện cung ứng tín dụng. Trên thực tế, chính sách mở rộng tiền tệ nhằm kích cầu của NHNN đã tạo điều kiện cho các ngân hàng thương mại hạ lãi suất, mở rộng tín dụng. Trong giai đoạn 1999- 2001 tăng trưởng tín dụng đều thấp hơn tăng trưởng tiền gửi và tăng trưởng dư nợ cho vay ngoại tệ thấp hơn nội tệ; trong năm 2002, diễn biến tiền tệ có chiều hướng ngược lại.
Ngoài ra trong giai đoạn này ngành ngân hàng đang trong quá trình cải cách theo hướng tự do hóa và phù hợp với thơng lệ quốc tế. Bốn ngân hàng thương mại quốc doanh (Ngân hàng Ngoại Thương, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ngân hàng Đầu tư phát triển và Ngân hàng Công thương). NHNN giao cho các đơn vị này triển khai cơng tác cổ phần hóa trong giai đoạn 2006- 2010 trong đó có sự tham gia của các ngân hàng nước ngồi. Đây có thể nói là một hướng đi quan trọng nhằm làm lành mạnh hóa hệ thống ngân hàng, nâng cao sức cạnh tranh, cũng như từng bước đưa nền tài chính Việt Nam hội nhập với khu vực và thế giới.
Từ năm 1999, NHNN bắt đầu điều chỉnh linh hoạt tỷ giá, xóa bỏ việc cơng bố tỷ giá giao dịch chính thức và chỉ cơng bố tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng, không thu thuế đối với người nhận kiều hối, và các khoản kiều hối có thể trực tiếp chuyển về Việt Nam, người nhận có quyền sử dụng theo mục đích của mình, như vậy thu hút được 1 số lượng lớn ngoại tệ chuyển từ nước ngoài về.
Từ ngày 1/7/2002, NHNN ra quyết định nới lỏng biên độ tỷ giá mua, chủ động tăng tỷ giá nhằm khuyến khích xuất khẩu, dẫn đến tăng giá trị nguồn thu xuất nhập khẩu; ổn định kinh tế vĩ mô, đáp ứng nhu cầu ngoại tệ cho các doanh nghiệp và dân cư; thu hẹp khoảng các chênh lệch giữa tỷ giá hối đoái tại ngân hàng và trên thị trường tự do.
Nhìn chung, trong giai đoạn 1999 – 2003, các diễn biến kinh tế, tiền tệ trong nước và quốc tế diễn ra không mấy phức tạp, tăng trưởng kinh tế tăng dần qua các năm
Giai đoạn từ năm 2004 đến năm 2005
Vào năm 2004, lạm phát tăng do giá nhập khẩu và lương thực tăng: việc tăng lạm phát liên quan nhiều hơn đến các yếu tố cung hơn là do sự mất cân đối về kinh tế vĩ mô. Các yếu tố dẫn đến lạm phát tăng là tăng giá lương thực do dịch cúm gà bùng phát, việc cấm bán thịt gia cầm và việc tăng giá cả các mặt hàng chủ chốt như xăng dầu, sắt thép và phân bón trên thị trường thế giới. Việc tăng giá dầu chắc chắn sẽ có tác động lan tỏa tới tồn bộ nền kinh tế. Việc giảm giá của đồng đô la mà tiền đồng gắn chặt vào, có thể chỉ làm trầm trọng thêm việc tăng lạm phát. Việt Nam xuất khẩu dầu thô và nhập khẩu các sản phẩm dầu tinh tế. Cung tiền tăng liên tiếp qua các năm. Tín dụng tăng nhưng chất lượng cịn đáng lo ngại, tỷ lệ tăng trưởng cao hiện nay dẫn đến xu hướng tiền tệ hóa nền kinh tế và nhu cầu tín dụng tăng mạnh.
Từ năm 2001 đến năm 2004, những năm đầu khi mức độ tăng trưởng của chúng ta ở mức thấp dưới 7%, chỉ số lạm phát chỉ là 3-4%. Nhưng đến năm 2004 có mức tăng trưởng 8%, chỉ số giá tăng lên đến mức 9,5%. Đến năm 2005, khi tốc độ tăng trưởng của chúng ta đạt mức 8,43%, chỉ số giá của chúng ta là 8,4%. Do vậy,
lạm phát thể hiện khi chúng ta bắt đầu tăng trưởng cao, kèm theo tăng giá.
Trong năm 2004 và quý 1 năm 2005, thành tích hoạt động của nền kinh tế Việt Nam vẫn mạnh, mặc dù có nhiều cú sốc bất lợi, bao gồm sự bùng phát dịch cúm gà đáng lo ngại, những trận lụt hạn hán nghiêm trọng, sự tăng mạnh giá cả của những hàng hóa nhập khẩu trọng yếu, và những rào cản thị trường đối với các sản phẩm xuất khẩu.
GDP tăng mặc dù có nhiều cú sốc, tăng trưởng GDP vẫn đạt trên 7% trong năm thứ ba liên tiếp và thực sự đã tăng tốc để đạt tới 7,7% trong năm 2004. Trong quý 1 năm 2005, GDP ước tính đã tăng 7,2% so với 7% trong cùng quý này năm 2004. Lạm phạt vẫn còn là vấn đề đáng lo ngại, trong năm 2004 còn hiệu ứng trực tiếp của cúm gà và những điều kiện thời tiết bất lợi là làm gia tăng giá thực phẩm. Cú sốc này lại được tiếp sức bằng việc tăng giá cả quốc tế của những mặt hàng nhập khẩu trọng yếu như dầu mỏ, phân bón, xi măng và thép.
Giai đoạn từ năm 2006 đến năm 2008
Năm 2006, tăng trưởng tín dụng cũng giảm đáng kể từ mức khoảng 40% trong đầu năm 2005 xuống còn 24% trong tháng 2 năm 2006. Các cú sốc về cung tiếp tục gây tác động tới giá cả, mặc dù có thể cũng đã xuất hiện sức ép về cầu. Lạm phát đứng ở mức 7,5% vào tháng 5 năm 2006 so với 8,5% trong tháng 12 năm 2005. Tính đến hết năm 2005, dự trữ ngoại tệ tăng mạnh và đạt 8,6% triệu đôla Mỹ. Các yếu tố then chốt nhằm đảm bảo sự tăng trưởng bền vững bao gồm chính sách kinh tế vĩ mô thận trọng, đặc biệt trong điều kiện giá tài sản có khả năng dao động thất thường, và cơ chế cho vay minh bạch cho các dự án phát triển hạ tầng cơ sở.
Tính đến hết quý 1 – năm 2006, ước tính GDP của Việt Nam tăng 7,2% so với cùng kỳ năm trước. Lạm phát vẫn ở mức cao. Mặc dù quan ngại về khả năng
mục tiêu tăng trưởng cao có thể ảnh hưởng đến mức độ lạm phát, các nhà hoạch định chính sách Việt Nam vẫn miễn cưỡng trong việc áp dụng biện pháp thắt chặt chính sách tiền tệ do chính sách này có thể dẫn đến thiệt hại do sản lượng sút giảm, đẩy chi phí sản xuất lên cao. Việc tăng giá dầu thường đi sau so
với biến động của giá cả quốc tế và tăng giá xăng dầu. Tăng trưởng tín dụng chậm lại: sau khi đạt mức cao nhất là 42% vào tháng 12/2004, tốc độ tăng trưởng tín dụng giảm xuống cịn khoảng 32% vào tháng 12/2005, và 25% vào tháng 1/2006. Mối quan ngại chủ yếu về tình trạng tăng trưởng tín dụng nhanh là ở chất lượng tín dụng, lý do là vì năng lực của các ngân hàng trong nước mặc dù từng bước được nâng lên nhưng vẫn còn yếu kém trong việc đánh giá rủi ro, nhất là khi lượng cho
vay tăng đột biến, thêm vào đó các quy định của nhà nước về phân loại các khoản vay cho dù có chặt chẽ hơn trước nhưng chưa được thực hiện đúng mức, cuối cùng sự sụt giảm tốc độ tăng trưởng tín dụng trong một mơi trường lạm phát có thể có tác dụng giảm bớt sức ép về cầu.
Lãi suất cơ bản hiện đứng ở mức 8,25%. Lãi suất cơ bản được NHNN quy định và được các ngân hàng thương mại sử dụng để xác định lãi suất cho vay. Năm 2005, lãi suất cơ bản tăng từ 7,5% lên 7,8%/năm.
Tình trạng đình trệ của thị trường bất động sản thường được coi là một rủi ro mà ngành ngân hàng phải đối mặt. Theo các báo cáo, cho vay đầu tư bất động sản chiếm khoảng 10% tổng cho vay ngân hàng và các NHTMNN đang gánh 80% số cho vay này.
Trong giai đoạn này, Việt Nam đã tiến thêm một bước quan trọng trong tiến trình gia nhập Tổ Chức thương mại thế giới (WTO) bằng việc kết thúc đàm phán song phương với Hoa Kỳ. Thực hiện các cam kết cải cách với WTO sẽ giúp Việt Nam hoàn tất quá trình chuyển đổi sang kinh tế thị trường. Công cuộc cải cách doanh nghiệp nhà nước vẫn đang tiếp tục, lộ trình cải cách ngân hàng cũng đã được phê chuẩn. NHNN Việt Nam sẽ được chuyển thành 1 ngân hàng trung ương hiện đại với nhiệm vụ chính là thực hiện chính sách tiền tệ và giám sát hoạt động của ngành ngân hàng.
GDP tăng trưởng 7,7% trong quý 1 năm 2007. Giá dầu thô trên thế giới tăng cao là nguyên nhân làm cho kim ngạch xuất khẩu dầu thô tăng mạnh trong giai đoạn 2004 – 2006 mặc dù sản lượng có đình trệ hoặc giảm sút. Tuy nhiên, trong 4 tháng năm 2007, cả giá dầu sản lượng đều giảm so với cùng kỳ năm 2006. Đối với mặt hàng xăng dầu, việc dỡ kiểm soát giá cả của chính phủ đã có hiệu lực vào tháng 4/2007, một động thái phù hợp với các cam kết quốc tế và được thiết kế để chấm dứt tình trạng trợ cấp giá xăng dầu từ ngân sách. Trước đây, chính phủ thường điều chỉnh giá xăng dầu theo hình thức “xử lý tình huống” để bảo vệ người tiêu dùng và nhà phân phối khỏi bị ảnh hưởng mạnh của biến động giá cả thế giới. Tuy nhiên, cơ
chế này cần được hồn thiện để trở nên minh bạch và có tính dự đốn cao hơn. Tín dụng tăng trưởng với tính thanh khoản cao: tín dụng tăng trưởng chậm ở mức 21% hồi tháng 6/2006, song đã tăng trở lại vào cuối năm.
Năm 2008 là câu chuyện của hai cuộc khủng hoảng nối tiếp nhau. Trong nửa đầu năm, Việt Nam gánh chịu ảnh hưởng của tình trạng phát triển quá nóng khởi nguồn từ dòng vốn vào ồ ạt, kết quả là lạm phát gia tăng, thâm hụt thương mại, bong bóng bất động sản và giảm sút chất lượng đầu tư. Mặc dù giá lương thực và năng lượng thế giới tăng cao, chính sách thắt chặt tiền tệ và các biện pháp hạn chế ngân sách đã góp phần hạ nhiệt tình trạng bong bóng của thị trường bất động sản, từng bước kiềm chế lạm phát và cắt giảm thâm hụt thương mại xuống mức kiểm soát được, tuy nhiên tăng trưởng kinh tế đã hứng chịu ảnh hưởng của chính các chính sách này – GDP sáu tháng đầu năm đã tăng ở mức thấp nhất kể từ nhiều năm nay.
Từ thắt chặt chuyển sang nới lỏng chính sách tiền tệ: Việt Nam đã chuyển sang một giai đoạn tăng trưởng tín dụng khá nóng trong năm 2007. Đến cuối q 1 năm 2008 với mức tăng tín dụng lên đến đỉnh điểm 63%. Tổng tiền tệ và tín dụng đã tăng nhanh trong năm 2007, phản ánh nhịp độ mở rộng kinh tế, tình trạng tiền tệ hóa đang diễn ra trong nền kinh tế, và cầu tín dụng tăng mạnh. Tổng cung tiền tệ đã tăng khoảng 49%, và tăng trưởng tín dụng ở mức trên 54% vào tháng 12 năm 2007.Một phần lớn trọng lượng tín dụng gia tăng này là xuất phát từ các ngân hàng thương mại cổ phần, với tỷ lệ tăng trưởng tín dụng lên đến 100% trong cùng kỳ.
Tháng 3/2008, ngân hàng nhà nước áp dụng chính sách tiền tệ thắt chặt, coi đó là một phần quan trọng trong nhóm giải pháp ổn định kinh tế, chính sách tiền tệ đã được siết lại thông qua một loạt biện pháp liên tục và mạnh mẽ. NHNN dừng mua vào ngoại tệ từ cuối năm 2007 khi xu hướng lạm phát trong nước gia tăng. Sau đó, đầu năm 2008, NHNN phát hành tín phiếu ngân hàng bắt buộc nhằm rút bớt thanh khoản bằng đồng Việt Nam trong hệ thống ngân hàng đồng thời áp dụng trần lãi suất huy động kết quả là, tăng trưởng tín dụng đã giảm mạnh và làm dấy lên sự quan ngại về nguy cơ thiếu hụt thanh khoản vào tháng 6 và tháng 7. Tuy nhiên,
chính sách tiền tệ đã được nới lỏng để đối phó với cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu. Sau một thời gian ở mức cao, lãi suất bắt đầu hạ, cuối tháng 11, NHNN đã ra quyết định khuyến khích các NHTM tập trung vào việc cấp tín dụng cho sản xuất, nơng nghiệp và phát triển nông thôn, xuất khẩu và nhập khẩu những hàng hóa thiết yếu cũng như các doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Tăng trưởng GDP đang chậm lại: các giải pháp chính sách nhằm kiềm chế lạm phát và bình ổn kinh tế đã tác động tới tốc độ tăng trưởng kinh tế và được dự báo sẽ thấp hơn so với mục tiêu đề ra từ đầu năm. Trong 9 tháng đầu năm 2008, GDP tăng 6,5% là mức thấp nhất kể từ năm 2000
Nới lỏng chính sách trong nước và suy thối tồn cầu. Gói giải pháp chính sách ban hành tháng 3/2008 bao gồm chính sách thắt chặt tiền tệ và ngân sách. Các giải pháp này đã làm giảm đáng kể tốc độ tăng trưởng kinh tế, đặc biệt là trong quý 2/2008. So với cùng kỳ, GDP đã giảm từ mức 7,4% trong quý 1/2008 xuống còn 5,8% trong quý 2/2008. Tuy nhiên, tăng trưởng q 3 đã khơi phục được phần nào, góp phần đưa tăng trưởng GDP chín tháng đầu năm nay tăng 6,5%.
Giai đoạn từ năm 2009 đến năm 2010
Cuối năm 2007, đầu năm 2008, Việt Nam phải đối mặt với tình trạng nền kinh tế phát triển quá nóng do luồng vốn ồ ạt đổ vào. Những nỗ lực làm trung hòa luồng vốn này đã khơng thể ngăn cản sự bùng nổ tín dụng ngân hàng, lạm phát tăng tốc, nhập siêu tăng cao và các bong bóng bất động sản. Phản ứng kiên quyết của chính phủ từ tháng 3/2008 trở đi đã thành công trong việc bình ổn nền kinh tế và giảm nhập siêu xuống trong vịng kiểm sốt. Sáu tháng cuối năm 2008, cuộc khủng hoảng tài chính bắt đầu từ Hoa Kỳ đã ảnh hưởng đến cầu bên ngoài. Giá cả hàng hóa mà Việt Nam xuất khẩu trên thị trường thế giới nằm trong xu hướng sút giảm kể từ quý 3, và sự sút giảm sản xuất bắt đầu rõ nét. Chính phủ đã phản ứng nhanh lẹ với cú sốc kinh tế thứ hai này, chuyển từ bình ổn kinh tế sang hỗ trợ hoạt động kinh tế vào tháng 11/2008. Các biện pháp kích cầu được đưa ra sau đó đã giúp cho hoạt động kinh tế khơng bị suy sụp và có thể đưa nền kinh tế hồi phục trở lại
Tuy nhiên, năm 2009 vẫn là năm với đầy thách thức, tăng trưởng GDP của quý 1 đã ở mức thấp nhất trong nhiều năm qua và cho dù tốc độ tăng trưởng có thể được phục hồi trong 6 tháng cuối năm nhưng ước tính vẫn ở mức thấp hơn vào điểm phần trăm so với tiềm năng phát triển của Việt Nam.
Một trong những kênh trực tiếp truyền dẫn ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng toàn cầu đến Việt Nam chính là sự sụt giảm mạnh giá hàng hóa. Sau nhiều năm luôn theo chiều đi lên và sau giai đoạn tăng vọt trong năm 2007 và một phần trong năm 2008, giá năng lượng, thực phẩm, nguyên liệu và khoáng sản đã giảm mạnh trong 6 tháng cuối năm 2008.
Giá cả hàng hóa bình ổn trở lại vào q 1 năm 2008, và kể từ thời điểm đó bắt đầu tăng trở lại, xu hướng tăng này rất rõ đối với giá dầu, giá dầu thế giới sau khi tăng vào giữa tháng 7/2008 đã giảm xuống và vào giữa tháng 2-2009.
Cuộc khủng hoảng toàn cầu đã dẫn đến sự sụt giảm đáng kể trong tốc độ