Định hướng phát triển kinh tế

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH sử dụng phương pháp var để phân tích cơ chế lan truyền chính sách tiền tệ của việt nam (Trang 51 - 53)

3.1.1 Bối cảnh trong nước và quốc tế

Bước sang thế kỷ 21, đất nước chúng ta có những điều kiện thuận lợi để phát triển đó là: sự ổn định về chính trị-xã hội, sự phát huy các lợi thế so sánh của đất nước phục vụ cho sự phát triển. Quá trình hội nhập và hợp tác quốc tế của chúng ta đã tiến triển rất tốt đẹp tạo cơ hội để phát triển đất nước; chúng ta đã có quan hệ với rất nhiều các quốc gia trong khu vực và thế giới, tham gia nhiều hiệp ước kinh tế như AFTA, WTO, đặc biệt có nhiều quan hệ tốt đẹp với các tổ chức, định chế tài chính lớn như IMF, WB, ADB… Đây là một trong những nhân tố quan trọng góp phần ổn định thị trường tài chính tiền tệ ở nước ta. Trong xu hướng tiếp tục hồn thiện chính sách tiền tệ thì việc nâng cao hiệu quả các công cụ của CSTT cho phù hợp điều kiện thực tiễn VN là vấn đề còn phải lưu tâm rất nhiều.

3.1.2 Một số hạn chế trong điều hành chính sách tiền tệ hiện nay

Một là: NHNN chưa thực sự là cơ quan hoạch định chính sách tiền tệ mà về cơ bản, chỉ là cơ quan thực thi chính sách tiền tệ. Công tác điều hành chính sách tiền tệ hiện nay cịn phụ thuộc q nhiều vào các chính sách khác, cũng như chịu sự chi phối bởi các quyết định của Chính phủ; thêm vào đó, cịn có khá nhiều các cơ quan, tổ chức tham gia chỉ đạo và giám sát việc xây dựng, thực thi chính sách tiền tệ của NHNN Việt Nam. Việc xác định mục tiêu chính sách tiền tệ chủ yếu vẫn dựa vào kinh nghiệm và kết quả trong quá khứ, chưa được mơ hình hố và chưa đo lường tác động về mặt định lượng một cách rõ ràng.

Hai là: Việc xây dựng hệ thống các cơng cụ chính sách tiền tệ, đặc biệt là các công cụ gián tiếp vẫn đang trong q trình hồn thiện. Sự phối hợp các công cụ

chưa thường xuyên và kém hiệu quả, dẫn đến việc xây dựng và điều hành chính sách tiền tệ của Việt Nam thời gian qua còn nhiều bất cập, chưa thực sự tạo được lịng tin của cơng chúng.

Ba là: NHNN chưa xác lập được một cơ chế kiểm soát lãi suất chủ động và chưa xây dựng được một cơ chế điều hành lãi suất ngắn hạn trên thị trường tiền tệ một cách chuẩn mực theo thông lệ quốc tế. Quan hệ giữa các loại lãi suất chưa diễn ra theo đúng quy luật cung cầu, lãi suất ngắn hạn hầu như khơng có ảnh hưởng đến lãi suất dài hạn trên thị trường tài chính thị trường tín dụng… hệ quả là lãi suất ngắn hạn trên thị trường tiền tệ chưa thể đảm trách là một công cụ quyền lực của NHNN. Bốn là: Cơ chế điều hành tiền tệ hiện nay của NHNN vẫn cơ bản dựa trên hoạt động điều tiết khối lượng tiền tệ với hạn mức cung ứng tiền do Chính phủ phê duyệt nhằm hỗ trợ cho các mục tiêu tăng trưởng kinh tế và lạm phát do Quốc hội đề ra; do đó, cơ chế điều hành các cơng cụ chính sách tiền tệ lên các biến số mục tiêu (MB, M2 và GDP) cịn có những hạn chế. Một vấn đề quan trọng hiện nay là NHNN chưa xác lập được một cách chính thức cơ chế truyền tải tác động của chính sách tiền tệ để phục vụ cho việc kiểm soát, điều hành tiền tệ.

Năm là: Thông tin và các dữ kiện kinh tế vĩ mô sử dụng trong cơng tác dự báo và xây dựng, thực thi chính sách tiền tệ chưa đầy đủ và đồng đều, ảnh hưởng đến hoạt động định hướng, can thiệp thị trường của NHNN. Điều này đi ngược lại vai trò hoạt động của NHNN là chủ động tạo ra sự biến động về số lượng và giá cả ngắn hạn của vốn tiền tệ nhằm hướng nhu cầu tiền tệ của nền kinh tế tới các mục tiêu kinh tế vĩ mơ. Thêm vào đó, cơng tác thống kê và xử lý thơng tin thị trường cịn mang tính thụ động và hiệu quả không cao, càng làm cho việc dự báo các chỉ tiêu khác kém chính xác.

Sáu là: Một vấn đề cần quan tâm nữa hiện nay là mức độ đơ la hố ở Việt Nam tương đối cao, gây ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển lành mạnh của nền kinh tế và tác động lớn tới việc hoạch định và điều hành chính sách tiền tệ. Bên cạnh đó, tình trạng đơ la hố cũng làm cho mối quan hệ giữa tổng phương tiện

thanh tốn với giá cả và sản lượng đơi khi không tuân thủ theo những quy luật vốn có, làm hạn chế tác dụng của mục tiêu trung gian đã xác định.

Bảy là, Trình độ nhận thức, năng lực xây dựng, thực thi, quản lý và điều hành chính sách tiền tệ của đội ngũ cán bộ tại NHNN còn chưa đồng đều.

3.1.3 Một số định hướng cơ bản

- Việc vận hành các công cụ của CSTT một mặt từng bước hồ nhập với thơng lệ quốc tế, mặt khác cần đảm bảo tính độc lập tự chủ theo đúng định hướng của Đảng và Nhà nước.

- Nhất quán quan điểm cơ bản là: từng bước một chuyển đổi từ việc sử dụng các công cụ trực tiếp sang gián tiếp để quản lý mức cung tiền có hiệu quả hơn.

- Việc áp dụng, điều chỉnh các công cụ của CSTT phải chú ý đến tính thực tiễn đó là thực trạng nền kinh tế VN và đặt trong mối quan hệ với các chính sách kinh tế vĩ mơ khác để đảm bảo sự phát triển ổn định của nền kinh tế .

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH sử dụng phương pháp var để phân tích cơ chế lan truyền chính sách tiền tệ của việt nam (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)