Vận dụng DEA phân tích hoạt động NH Việt Nam

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH phân tích hiệu quả hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại việt nam trong quá trình tăng vốn điều lệ giai đoạn 2005 2010 (Trang 34)

2.3. Phương pháp phân tích hiệu quả biê n cách tiếp cận phi tham số (DEA)

2.3.2. Vận dụng DEA phân tích hoạt động NH Việt Nam

NH là hoạt động kinh doanh dịch vụ có nhiều yếu tố đầu vào và đầu ra, chƣa có lý thuyết nào có thể xác định hàm sản xuất. Vậy làm thế nào để xác định yếu tố đầu vào, đầu ra khi sử dụng DEA phân tích hiệu quả hoạt động của NH. Nghiên cứu thực nghiệm ở các nƣớc ứng dụng DEA theo 2 hƣớng tiếp cận chính; một, cách tiếp cận sản xuất, xem NH là chủ thể sản xuất sử dụng vốn và lao động để tạo ra các sản phẩm và dịch vụ NH; hai, cách tiếp cận trung gian, xem NH là cầu nối giữa nguồn cung vốn và phân bổ tín dụng cho ngƣời cần vốn, vì vậy các loại tiền gửi và chi phí liên quan huy động vốn đƣợc xem là yếu tố đầu vào37

. Ở cách tiếp cận sản xuất, tiền gửi là yếu tố đầu ra trong khi cách tiếp cận trung gian tiền gửi là yếu tố đầu vào. Trong các nghiên cứu liên quan hiệu quả NH Việt Nam, Nguyễn Việt Hùng (2008) phân tích 32 NH trong giai đoạn 2001-2005, đã chọn cách tiếp cận trung gian, xem NH là cầu nối giữa tiết kiệm và đầu tƣ, thực hiện chỉ định 3 yếu tố đầu vào là vốn huy động (tiền gửi các loại), chi phí tiền lƣơng, tƣ bản hiện vật (tài sản cố định); 2 yếu tố đầu ra là lãi vay, thu nhập từ ngồi. Trong khi đó, phân tích của Nguyễn Xuân Quang (2008) cho 15 NHTM Việt Nam từ 2003-2006 chọn cách tiếp cận sản xuất xem NH là chủ thể cung cấp dịch vụ, chỉ định 4 yếu tố đầu vào là số lao động, tài sản cố định, tiền gửi và chi phí hoạt động (lƣơng + khấu hao); 2 yếu tố đầu ra là dƣ nợ cho vay và đầu tƣ.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH phân tích hiệu quả hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại việt nam trong quá trình tăng vốn điều lệ giai đoạn 2005 2010 (Trang 34)