Mơ tả dữ liệu, phân nhóm NHTM, các giả định và kiểm định thống kê

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH phân tích hiệu quả hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại việt nam trong quá trình tăng vốn điều lệ giai đoạn 2005 2010 (Trang 35 - 39)

2.4.1. Mô tả dữ liệu

Tác giả thu thập dữ liệu dùng để tính các chỉ số theo 2 phƣơng pháp tỷ số tài chính và DEA từ báo cáo tài chính, báo cáo thƣờng niên (công khai trang web của NHTM và NHNN) của 42 NHTM (gồm 37 NHTMCP và 5 NHTMNN) từ 2005 đến 2010. Sau đây là bảng số lƣợng dữ liệu tác giả thu thập tƣơng ứng với mỗi chỉ số đo lƣờng hiệu quả hoạt động (bảng 2.1) và giá trị thống kê mô tả của 3 yếu tố đầu vào, 2 yếu tố đầu ra dùng để tính chỉ số te (bảng 2.2)

Bảng 2.1: Thống kê số lƣợng dữ liệu theo các chỉ tiêu đo lƣờng hiệu quả

Số lượng dữ liệu thu thập

từ BCTC các NH 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Cộng Số lượng NH 42 39 39 45 42 42 TE 30 34 36 38 40 31 209 ROA 30 29 34 36 38 29 196 ROE 30 29 32 35 38 29 193 Tỷ lệ cho vay 30 34 36 38 40 31 209 Tỷ lệ thanh khoản 29 32 35 38 40 30 204 CAR 12 14 17 15 17 15 90 NPL 15 22 29 32 35 25 158

Nguồn : Tác giả tổng hợp & tính tốn từ BCTC NHTMCP từ 2006 đến 2010

Bảng 2.2: Tóm tắt dữ liệu đầu vào, đầu ra của 209 mẩu quan sát (dữ liệu chéo).

Chỉ tiêu (tỷ đồng)

Đầu ra Đầu vào

Dư nợ Đầu tư Tiền gửi

khách hàng Tài sản cố định Lương Trung bình 27,338 6,869 40,402 464 354 Phƣơng sai 3,738 797 4,744 49 56 Độ lệch chuẩn 54,046 11,516 68,579 707 815 Thấp nhất 19 - 12 1 0 Cao nhất 370,437 63,640 444,671 4,448 5,112 Số lƣợng dữ liệu 209 209 209 209 209 Nguồn: Tác giả tính tốn

2.4.2. Phân nhóm NH, các giả định và kiểm định thống kê

Căn cứ phân tích đặc tính và tiến trình tăng VĐL của hệ thống NHTM Việt Nam 2005-2010 (chƣơng 1, trang 18-19), tác giả hình thành các giả định, thực hiện tính tốn giá trị bình quân chỉ số đo lƣờng hiệu quả giữa các nhóm NH, kiểm định ý nghĩa thống kê cho khác biệt giá trị trung bình chỉ số hiệu quả giữa các nhóm NH nhƣ sau:

Giả định 1:

Tính đến 2010, đa số các NHTM đều đã đạt và sắp hoàn thành mục tiêu tăng năng lực tài chính theo mục tiêu của NĐ 141. Đây là nền tảng cho kì vọng hiệu quả hoạt động

tồn hệ thống NHTM tăng trong q trình tăng VĐL giai đoạn 2005-2010, hƣớng đến mục

đích cuối cùng là tăng cao năng lực cạnh tranh của các NHTM.

Tác giả tính tốn giá trị trung bình các chỉ số đo lƣờng hiệu quả và xem xét thay đổi các chỉ số trên theo thời gian.

Giả định 2:

Đặc tính hệ thống NHTM Việt Nam trao cho NHTMNN vai trò chủ đạo với năng lực vốn cũng nhƣ qui mô hoạt động lớn nhất, ảnh hƣởng đến tồn hệ thống NH; vì vậy, kỳ vọng hiệu quả hoạt động khối NHTMNN cao hơn khối NHTMCP.

Tác giả thực hiện kiểm định thống kê Mann-Whitney với giả thiết Ho là giá trị bình quân các chỉ số đo lƣờng hiệu quả của nhóm NHTMNN = chỉ số tƣơng ứng của nhóm NHTMCP.

Giả định 3:

Chính phủ dùng mức vốn pháp định 3,000 tỷ để sàng lọc NH yếu kém. Vì vậy, tác giả phân nhóm NHTMCP đạt và khơng đạt 3,000 tỷ mỗi năm, tính chỉ số hiệu quả hoạt động te với kỳ vọng hiệu quả hoạt động của NHTMCP có mức VĐL ≥ 3,000 tỷ (sau đây gọi là nhóm ≥ 3,000) cao hơn nhóm NH chưa đạt 3,000 tỷ (nhóm <3,000).

Tác giả thực hiện kiểm định thống kê Kruskal-Wallis cho các nhóm NH theo tiêu chí vốn điều lệ 2,000 và 3,000 tỷ với giả thiết Ho là giá trị bình qn mỗi nhóm chỉ số đo lƣờng hiệu quả bằng nhau giữa các nhóm NHTMCP có mức vốn điều lệ khác nhau. Đồng thời, thực hiện kiểm định Wilconxon Ranked Test cho nhóm NHTMCP trƣớc và sau khi đạt 3,000 tỷ với Ho: Giá trị bình qn mỗi nhóm chỉ số đo lƣờng hiệu quả trƣớc khi đạt 3,000 tỷ = chỉ số tƣơng ứng sau khi đạt 3,000 tỷ.

Giả định 4:

Trong quá trình tăng vốn ở khối NHTMCP, có NH tăng vốn rất nhanh nhƣng vẫn khơng đạt mục tiêu 3,000 tỷ; nhƣng cũng có NH khơng bị áp lực của NĐ 141 vẫn đạt mục tiêu 3,000 tỷ từ trƣớc 2010. Dựa trên tiêu chí NHTMCP có tích lũy vốn từ trƣớc khi có NĐ 141 và tốc độ tăng VĐL giai đoạn 2005-2010, tác giả chia NHTMCP thành 4 nhóm A,B,C,D (sơ đồ 1.2., trang 15) với kì vọng nhƣ sau:

Bảng 2.3: Kỳ vọng hiệu quả hoạt động các nhóm NHTMCP Nhóm NHTMCP A B C D Số lượng NH 4 10 17 4 Thành lập sau NĐ 141 - - - ≥ 3,000 tỷ (tính đến 2010) 3/4 NH có 10/17 NH - Có tiềm lực vốn từ 2005 - 8/10 NH - 1/4 NH Tốc độ tăng vốn nhanh 2/4 NH 3/10 NH có - Kỳ vọng hiệu quả hoạt động chƣa rõ tốt nhất không tốt kém

Nguồn: Tác giả tổng hợp

Sau khi tính tốn giá trị bình qn các chỉ số hiệu quả, tác giả thực hiện kiểm định thống kê Kruskal-Wallis với giả thiết Ho là giá trị bình qn mỗi nhóm chỉ số đo lƣờng hiệu quả bằng nhau giữa các nhóm NHTMCP A,B,C,D.

Giả định 5:

Trong quá trình tăng vốn, tìm kiếm CĐCL (đặc biệt là CĐCL nƣớc ngồi) giúp các NH thực hiện một lúc 2 mục tiêu là tăng năng lực tài chính và nâng cao năng lực quản lý, tiếp thu công nghệ, mở rộng dịch vụ; nghĩa là khả năng hiệu quả hoạt động ở những NHTMCP có sự tham gia của CĐCL sẽ cao hơn. Nếu CĐCL là định chế tài chính nước ngồi thì kỳ vọng hiệu quả còn cao hơn nữa.

Tác giả thực hiện kiểm định thống kê Mann-Whitney với giả thiết Ho là giá trị bình quân các chỉ số đo lƣờng hiệu quả của giữa 2 nhóm NHTMCP có/ khơng có CĐCL. Đồng thời, tiến hành kiểm định thống kê Kruskal-Wallis cho các nhóm NHTMCP có CĐCL nƣớc ngồi/ CĐCL trong nƣớc / CĐCL trong và ngồi nƣớc/ khơng có CĐCL vói giả thiết Ho Ho là giá trị bình qn mỗi nhóm chỉ số đo lƣờng hiệu quả bằng nhau giữa các nhóm NHTMCP trên.

CHƢƠNG 3

KẾT QUẢ PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2005 – 2010

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH phân tích hiệu quả hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại việt nam trong quá trình tăng vốn điều lệ giai đoạn 2005 2010 (Trang 35 - 39)