QUAN HỆ THƯƠNG MẠI GIỮA VIỆT NAM –CHÂU ÂU NGÀY CÀNG THẮT

Một phần của tài liệu luận văn:Chủ động hội nhập kinh tế thế giới của Việt Nam pptx (Trang 37 - 50)

Kể từ tháng 11/1990 , khi Việt Nam và liên hiệp Châu Âu (EU) chính thức

thiết lập quan hệ ngoại giao , đến nay mối quan hệ hợp tác giữa hai bên trên nhiều lĩnh vực ngày càng được mở rộng . Trong đó quan hệ hợp tác kinh tế phát triển với tốc độ rất nhanh sau khi hai bên ký kết hiệp định hợp tác năm 1995 . Về thương mại , hai bên dành cho nhau những ưu đãi tối huệ quốc , cam kết mở rộng thị trường hàng hoá tới mức tối đa có tính đến điều kiện đặc thù của mỗi bên .EU cũng dành cho hàng hoá xuất xứ từ Việt Nam được hưởng ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) .Ngoài hiệp định buôn bán hàng dệt may ký cuối năm 1992 , đến nay sau hai lần gia hạn , điều chỉnh hạn ngạch đã giúp tăng cường quan hệ thương mại giữa hai bên . Chính cơ sở pháp lí đó đã tạo điều kiện thuận lợi cho hàng Việt Nam khai thác được lợi thế so sánh để xuất khẩu sang EU , nhất là hàng dệt may và giày dép . Từ chỗ hầu như bị cấm vận , nhóm hàng này của Việt Nam xuất khẩu sang EU đến năm 1999 đã đạt được trên 550 triệu USD Riêng mặt hàng giày dép từ năm 1995 đến nay đã được xuất khẩu tự do sang EU . Nếu như năm 1991 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai bên mới là 393 triệu USD (trong đó Việt Nam xuất 193 triệu và nhập 200triệu USD) thì đến năm 1999 con sốđó đã đạt 3,9 tỉ USD tăng gấp 10 lần (trong đó Việt Nam xuất 2,9 tỉ

Nhất là mới đây EU đã công nhận Việt nam áp dụng cơ chế kinh tế thị

trường . Nhờ đó hàng hoá Việt Nam không còn bị bất lợi so với hàng của các nước khác khi EU điều tra và thi hành các biện pháp chống phá giá .Những thuận lợi này càng tạo thêm các cơ hội mới cho cả hai bên mở rộng các quan hệ

kinh tế thương mại và đầu tư trong thời gian tới .Về những mặt hàng cụ thể , khả

năng thâm nhập thị trường EU của các sản phẩm truyền thống của Việt Nam như

giày dép , quần áo , thuỷ sản ... vẫn tăng thêm do đang được giảm miễn thuế theo GSP .Trong khi đó , nhiều nhóm hàng của có khả năng cạnh tranh mạnh trên thị

trường EU đã bị loại khỏi diện được hưởng GSP . Mặt khác , với việc EU công nhận 40 doanh nghiệp thuỷ sản Việt Nam đủ tiêu chuẩn xuất khẩu sang EU là

điều kiện thuận lợi để đảm bảo xuất khẩu ổn định . Việc này có ý nghĩa quan trọng vơi ngành thuỷ sản của Việt Nam , hàng thuỷ sản của ta chỉ phải tuân theo quy định chung của khối về vệ sinh thực phẩm , được cơ quan thẩm quyền Việt Nam cấp chứng nhận an toàn thực phẩm là được nhập khẩu vào EU và được lưu

thông tự do giữa các nước thành viên . Ngoài ra điều này còn giúp nâng cao uy

tín về chất lượng hàng thuỷ sản Việt Nam trên thị trường khác , tăng khả năng thâm nhập thị trường của nhóm hàng này . Mặt khác các mặt hàng mới như hàng

điện tử , hàng thủ công mỹ nghệ xuất sang EU cũng tăng đáng kể .

Nhập khẩu của Việt Nam từ EU hầu hết là thiết bị máy móc , nguyên liệu thiết yếu và hóa mỹ phẩm . Trong những năm gần đây , tỉ lệ hàng tiêu dùng trong tổng số giá trị hàng EU xuất khẩu sang Việt nam tăng dần .

Qua hơn 10 năm hợp tác kinh tế với EU , quan hệ giữa hai bên ngày càng thắt chặt và càng có nhiều cơ hội mở rộng mối quan hệ lâu dài này . Đây là một kết quả tốt đẹp mà Việt Nam chúng ta đã đạt được trong quá trình mở cửa hội nhập cùng thế giới .

Sau một thời gian dài cấm vận hàng hóa của Việt Nam làm quan hệ kinh tế giữa hai nước bịđóng băng , thì đến ngày 3.2.1994 Mỹđã bãi bỏ lệnh cấm vận

đối với Việt Nam . Ngày 11.7.1995 Mỹđã tuyên bố bình thường hoá quan hệ với Việt Nam . Kể từ đây 2 nước đã xích lại gần nhau hơn mở ra một cơ hội mới cho việc thúc đẩy mối quan hệ kinh tế cùng có lợi .

Với dân số đông , sức mua rất lớn , Mỹ ngày càng trở thành một bạn hàng quan trọng của Việt Nam . Kim ngạch buôn bán 2 chiều đã tăng dân lên qua các năm .Hiện nay ,Mỹ đã trở thành bạn hàng nhập khẩu cà phê lớn nhất của Việt Nam (hơn 25%) , xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam vào thị trường Mỹ ngày càng tăng . Hiện có 40 doanh nghiệp thuỷ sản đang tham gia xuất khẩu sang Mỹ .Đầu tư của Việt Nam cũng đang có su hướng tăng lên qua các năm . Hiện có gần 400 công ty Mỹ đang hoạt động tại Việt Nam . Mỹ đã có hơn 70 dự án với tổng số

vốn là 1.23 tỷ USD được đầu tư vào Việt Nam , chiếm 3,8% tổng đầu tư trực tiếp của nước ngoài tại Việt Nam và đứng vào hàng thứ 8 .

Quan hệ kinh tế Việt –Mỹ đã có những bước tiến nhất định nhưng quy mô buôn bán và đầu tư vẫn chưa tương xứng với tiềm năng của 2 nước .Vì thế Việt Nam muốn ký hiệp định thương mại Việt – Mỹ càng nhanh càng tốt , nhưng phải qua rất nhiều vòng đàm phán thì tới tháng 1/2002 hiệp định thương mại này mới có hiệu lực chính thức . Đây là một mốc đánh dấu quan trọng trong mối quan hệ

song phương giữa hai nước trên mọi lĩnh vực nhất là trong quan hệ thương mại , mở ra cơ hội to lớn cho nền kinh tế Việt Nam .

đ/ Vai trò ca ngoi thương trong nn kinh tế ngày càng được nâng cao . Nếu như năm 1989 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 4512 triệu Rup và

USD bằng khoảng 32% GDP trong đó xuất khẩu là 14%GDP nhập khẩu khoảng

18% GDP . Đến năm 1999, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 23.159 triệu USD bằng khoảng 80% GDP trong đó xuất khẩu đạt 39,6% nhập khẩu đạt 40,4% GDP .Năm 2000 đã đánh dấu một bước chuyển biến mạnh mẽ trong thương mại quốc

tế của Việt Nam . Xuất khẩu đạt 14.308 triệu USD và nhập khẩu 15.200 triệu USD , như vậy thương mại hai chiều đạt 29.508 triệu USD đạt 95% GDP . Như

vậy xuất khẩu của Việt Nam đã có những bước tiến nổi bật dần cân bằng với nhập khẩu .

Đầu tư trực tiếp FDI ngày càng tăng . Năm 1999 , tổng số vốn FDI lên tới con số hơn 37 tỉ USD .Tỉ trọng đóng góp của khu vực FDI trong GDP tăng dần

qua các năm từ 2% năm 1992 ,3,6% năm 1993 lên 7,7% năm 1996 ; 8,6% năm

1997 ;9% năm 1998 và 10,5% năm 1999 . Khu vực này đã góp phần quan trọng

vào sự phát triển kinh tế , mở mang thị trường , chuyển giao công nghệ đào tạo nguồn nhân lực .Các dự án được thực hiện đã đào tạo ra năng lực sản xuất và sản lượng rất lớn , riêng trong khu vực công nghiệp đóng góp trên 35% giá trị sản lượng toàn ngành và nói chung khu vực có vốn đầu tư nước ngoài sản xuất 12% GDP cả nước , thực sự trở thành một bộ phận hợp thành của nền kinh tế Việt Nam .

4 . Vit Nam chun b gia nhp AFTA và WTO .

4.1 Cơ cu kinh tế Vit Nam đã chuyn dch phù hp vi nn kinh tế th

trường để chun b tham gia WTO và AFTA

Cơ cấu kinh tế Việt nam đã có những bước chuyển biến đáng kể . Việt nam

đã chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung cũ sang nền kinh tế thị trường

định hướng XHCN , chuyển từ một nền kinh tế về cơ bản là khép kín sang một nền kinh tế mở , chủđộng hội nhập , gắn nền kinh tế trong nước với nền kinh tế

khu vực và quốc tế .Với quan điểm phát triển quan trọng là chủđộng hội nhập ,

đẩy mạnh sự nghiệp CNH-HĐH đất nước . Công cuộc đổi mới được Đảng ta khởi xướng trên cơ sở tổng kết thực tiễn sinh động với bao sáng tạo độc đáo từ

cơ sở đã có tác động làm cho đất nước chẳng những thoát khỏi cuộc khủng hoảng trong thập kỷ 80 mà còn làm nền kinh tếđất nước trở nên năng động hơn . Chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần đã đạt được những thành quả

vững chắc , trong đó khu vực kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo chiếm lĩnh những vị trí quan trọng như tài chính , ngân hàng , bảo hiểm , giao thông vận tải , bưu chính viễn thông ... Khu vực kinh tế ngoài quốc doanh cũng từng bước phát triển mới , nhất là các chính sách kinh tế mới tạo điều kiện phát triển mạnh mẽ

kinh tế hộ nông nghiệp nhất là kinh tế trang trại . Cơ cấu các ngành cũng có sự

thay đổi tăng dần tỉ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ , giảm dần tỉ trọng ngành nông nghiệp và tăng dần các sản phẩm chứa hàm lượng chất xám cao . Từ

một nền kinh tế chủ yếu là doanh nghiệp nhà nước và hợp tác xã , không có doanh nghiệp nước ngoài cách đây 13 năm , đến nay khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã tham gia xuất khẩu trên 50% tổng giá trị chiếm 50% tổng sản lượng với nhiều mặt hàng có công nghệ tiên tiến và sản xuất trên 12% GDP .Nền kinh tế chuyển dịch theo hướng hướng về xuất khẩu. Như vậy cơ cấu kinh tế

Việt Nam đã có nhiều thay đổi phù hợp với xu thế chung của thời đại , chuẩn bị

cho sự gia nhập các tổ chức kinh tế thế giới .

4.2 Các chính sách ưu đãi đầu tư và lut v thuế được hoàn thin , ci cách lut thương mi để phù hp vi xu thế hi nhp .

Để chuẩn bị gia nhập AFTA và WTO Việt nam đã có những chính sách kinh tế chính trị , xã hội phù hợp đã tạo dựng được môi trường đầu tư thông thoáng , thu hút được các nhà đầu tư vào nước ngoài . Trong chính sách ưu đãi

đầu tư , Việt nam cũng đã tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài về cơ sở vật chất , kỹ thuật hạ tầng , đuờng xá , điện , nước , môi trường ...tạo

điều kiện chuyển giao công nghệ , phương pháp quản lí tiên tiến trên cơ sở đó từng bước nang cao khả năng cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam trên thị trường nội địa và quốc tế .

Từ năm 1990 hệ thống thuế của Việt Nam được cải cách một bước căn bản bằng việc Quốc hội đã ban hành các luật thuế , pháp lệnh về thuế áp dụng chung cho các thành phần kinh tế như : luật thuế xuất nhập khẩu , luật thuế doanh thu ,

luật thuế tiêu thụđặc biệt , luật thuế lợi tức , luật thuế sử dụng đất nông nghiệp , luật thuế chuyển quyền sử dụng đất , pháp lệnh thuế thu nhập đối với nguời có thu nhập cao , pháp lệnh thuế tài nguyên , pháp lệnh thuế nhà đất . Hệ thống thuế đó đã thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu đầu tư , chuyển dịch kinh tế , thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong nước phát triển . Tuy nhiên trong quá trình thực hiện, hệ

thống thuế tuy đã được sửa đổi bổ sung nhiều lần nhưng vẫn còn bộc lộ nhược

điểm và tồn tại . Đặc biệt các chính sách còn co nhiều điểm chưa phù hợp với hệ

thống thuế quốc tế , trong đó có chính sách thuế thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài , thuế xuất nhập khẩu ...

Vì vậy quốc hội khoá IX đã thông qua ba luật thuế mới thuế giá trị gia tăng (VAT) , thuế thu nhập công ty , thuế thu nhập cá nhân nhằm hạn chế và khắc phục những khiếm khuyết của hệ thống thuế và tăng cường khả năng hội nhập của nước ta .Việc áp dụng thuế VAT (1/1999) đã khắc phục tình trạng đánh thuế

trùng lặp , giảm bớt số thuế suất .Đặc biệt trong nền kinh tế thị trường và mở

rọng hợp tác quốc tế với các nước trong khu vực và quốc tế , việc áp dụng thuế

VAT kích thích xuất khẩu , tạo điều kiện cho hàng hoá của Việt Nam có thể gia nhập và cạnh tranh trên thị trường thế giới .

Từ đó cho thấy việc cải cách bước hai về thuế là một bước tiến mới trong chính sách kinh tế để chúng ta hội nhập với thế giới . Hy vọng rằng trong quá trình áp dụng hệ thống thuế mới chúng ta có thể tìm tòi , sửa chữa những bất lợi

để nhanh chóng hoà nhập vào hệ thống kinh tế mở với các nước ASEAN và trên thế giới .

III. Các gii pháp hi nhp kinh tế quc tế có hiu qu. 1.Mt s quan đim .

Để chủ động hội nhập nền kinh tế thế giới , xây dựng nền kinh tế tự chủ thì hội nhập cần dựa trên những nguyên tắc sau :

1.1Hi nhp kinh tế quc tế phi da trên nguyên tc gi vng độc lp t chđịnh hưỡng xã hi ch nghĩa.

Đây là yêu cầu chính trị cao nhất, đồng thời là nhân tố cơ bản bảo đảm cho sự kết hợp hài hoà giữa thúc đẩy tăng trưởng kinh tế với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội trong quá trình phát triển. Chúng ta không chấp nhận hội nhập theo quan điểm của chủ nghĩa tự do mới, nghĩa là hội nhập kinh tế theo mục tiêu tăng trưởng kinh tế đơn thuần, nhưng phải hy sinh tiến bộ và công bằng xã hội. Sự hy sinh này rất dễ dẫn đến triệt tiêu động lực của tăng trưởng kinh tế xã hội bền vững và như thế rốt cuộc đất nước sẽ không tránh khỏi lại rơi vào vòng lệ

thuộc của củ nghĩa thực dân kiểu mới.

1.2 Phát huy ti đa mi ngun lc ni sinh mà trung tâm là ngun lc con người vi trí tu và bn lĩnh văn hoá dân tc, đồng thi to ra sc tranh th

các ngun lc ngoi sinh, to thành mt hp l mnh để thc hin thành công s nghip công nghip hoá, hin đại hoá đất nước.

Trong thế giới cạnh tranh quyết liệt như hiện nay, không thể có ảo tưởng chỉ dựa vào một chiều các nguồn lực ngoại sinh để phát triển. Để phát triển vững bền lâu dài thì nguồn lực nội sinh của một đất nước đóng vai trò làm nòng cốt, làm cơ sở cho sự phát triển . Sự phát triển của một đất nước cũng giống như một con người , muốn con người phát triển thì phải dựa vào chính sức lực và ý chí của người đó . Của cải quý giá của một đất nước đó chính là nguồn lực con người với trí tuệ và bản lĩnh văn hoá dân tộc. Bất cứ một quốc gia nào biết tận dụng tối đa những của cải đó thì nó sẽ trở thành một nguồn lực nội sinh vô cùng quý cho sự phát triển . Nhưng chỉ dựa vào nguồn lực của riêng một đất nước thì tất yếu sẽ dẫn đến sự tụt hậu của nước đó so với thế giới . Vì thế để thực hiện thành công việc hội nhập vào nền kinh tế thế giới thúc đẩy nhanh tiến tới thực

hiện thắng lợi sự nghiệp CNH-HĐH đất nước thì chúng ta cần phát huy tối đa nguồn nội lực trong nước , đồng thời phải tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế tận dụng hết nguồn lực bên ngoài .

1.3 Trong quá trình hi nhp phi kiên nhn gi vng phương châm bình đẳng cùng có li, bo v li ích chính đáng ca quc gia.

Theo phương châm này, một mặt cần thông minh nhậy bén, xử lý mọi tình huống, kiên quyết không để nước ta bị thiệt thòi về lợi ích kinh tế - xã hội mà lẽ ra chúng ta được hưởng; mặt khác, chấp nhận chia sẻ lợi ích hợp lý với các

đối tác. Muốn vậy, phải biết kết hợp nhuần nhuyễn nguyên tắc vừa hợp tác vừa

đấu tranh. Bởi trong quá trình hội nhập sẽ diễn ra sự hợp tác giữa nhiều nền kinh tế , văn hoá khác nhau , một tổ chức kinh tế có rất nhiều thành viên với những

Một phần của tài liệu luận văn:Chủ động hội nhập kinh tế thế giới của Việt Nam pptx (Trang 37 - 50)