Nước ta nằm trong khu vực khí hậu rất thuận lợi cho phát triển nông nghiệp . Từ Băc vào Nam được chia thành các đới khí hậu khác nhau rất đa dạng phong phú thích hợp với nhiều các loại cây lương thực , thực phẩm , cây công nghiệp thuộc các miền khí hậu khác nhau . Trog đó lợi thế lớn nhất của Việt Nam là trồng lúa gạo . Với sự ưu đãi của khí hậu , địa hình và mạnh dạn áp dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật mới , Việt Nam từ một nước nghèo đói về lương thực phải vay nợ thế giới tới những năm 90 bỗng vươn lên trở thành nước xuất khẩu gạo đứng thứ 2 trên thế giới chỉ sau T hái Lan . Các cây công nghiệp xuất khẩu như cà phê , tiêu điều , cao su , chè ... vẫn có thị trường ổn định . Năm 2001 vừa qua Việt Nam vươn lên đứng thứ 2 trên thế giới sau Brazil về xuất khẩu cà phê . Ngoài ra các loại thuỷ , hải sản dồi dào phục vụ cho công nghiệp chế biến thực phẩm cũng là một thế mạnh của Việt Nam . Hiện nay các mặt hàng hải sản chế biến , đông lạnh của Việt nam đã tìm được chỗ đứng vững chắc trên thị
trường Mỹ và Châu Âu .
2.5 Việt Nam còn có lợi thế của một nước đi sau .
Việt Nam tiến hành hội nhập kinh tế thế giới sau rất nhiều nước nên sẽ có cơ
trước . Nếu biết tận dụng lợi thế so sánh này thì sự tụt hậu hiện nay có thể lại là một lợi thế tương đối để đi ngay vào công nghiệp hiện đại , đi vào xây dựng một xã hội văn minh hiện đại mà trong một số trường hợp có thể đi tắt đón đầu , không qua giai đoạn công nghiệp hoá cổđiển .Việc bứt lên hàng nhì của khu vực về phát triển bưu chính viễn thông , sự phát triển nhanh chóng của công nghệ
thông tin đã cho thấy khả năng tận dụng lợi thế của những nước đi sau là hiện thực . Lợi thế của nước đi sau còn thể hiện ở chỗ chúng ta có thể tạo ra môi trường thông thoáng hơn để tiếp nhận vốn và chuyển giao công nghệ , mở rộng thị trường ra nước ngoài .
Với những lợi thế ấy Việt Nam đang từng bước bứt phá trong quá trình hội nhập nền kinh tế thế giới để đạt được những thành tựu nhất định đáng khích lệ . Những thành công bước đầu của Việt nam càng khẳng định đường lối đổi mới hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam là đúng đắn , là điều tất yếu của sự phát triển kinh tế .
3. Kết quả bước đầu hội nhập vào nền kinh tế thế giới . 3.1 Tiến trình hội nhập của Việt Nam . 3.1 Tiến trình hội nhập của Việt Nam .
Việt Nam đã và đang tích cực tham gia hội nhập vào nền kinh tế thế giới .
Điều này được thể hiện rõ qua sự tham gia của Việt Nam vào các tổ chức kinh tế
khu vực và trên thế giới .
Từ ngày 25/7/1995 ta đã trở thành thành viên chính thức của ASEAN và từ
ngày 1/11/1996 bắt đầu thi hành nghĩa vụ thành viên của ASEAN bằng cách
chính thức tham gia vào khu vực mậu dịch tự do ASEAN ( AFTA) và hiệp định
về thuế quan ưu đãi có hiệu lực chung của ASEAN (AFTA/CEPT) .Điều này
đánh dấu sự mở đầu có tính chất đột phá trong tiến trình hội nhập quốc tế của Việt Nam :về đối ngoại , tạo vị thế quốc tế mới ; về kinh tế ,tạo thị trường láng giềng ổn định tăng sự hấp dẫn đối với đầu tư nước ngoài . Tham gia vào ASEAN ta trở thành viên của một tổ chức khu vực gồm 10 nước thành viên có diện tích
4,5 triệu km2 với dân số khoảng 500 triệu người , với tổng sản phẩm quốc gia khoảng 737 tỉ USD và tổng buôn bán thương mại khoảng 720 tỉ USD Bằng việc tham gia vào AFTA /CEPT , Việt Nam sẽ phải tuân thủ thực hiện đầy đủ các quy định ,cam kết cơ bản và bắt buộc của hiệp định nhưng vẫn phải tìm những cách vận dụng phù hợp các quy định có tính linh hoạt của hiệp định để vừa bảo hộ một cách hợp lí , đồng thời nâng dần khả năng sản xuất cũng như cạnh tranh của các ngành sản xuất trong nước nhằm giảm tối đa những bất lợi của ta khi
thực hiện các bước tham gia vào AFTA.
Ngày 15/6/1996 , ta đã gửi đơn xin gia nhập Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu á -
Thái Bình Dương (APEC) và tháng 11/1998 đã trở thành viên chính thức của tổ
chức này , một tổ chức hiện có 21 thành viên , trong đó bao gồm cả các nền kinh tế phát triển , đang phát triển và chuyển đổi . Mục tiêu của APEC cũng là phát triển bền vững thông qua các chương trình thúc đẩy mở cửa và thuânj lợi hoá thương mại đầu tư , thương mại , hợp tác kinh tế kỹ thuật theo các nguyên tắc bình đẳng , cùng có lợi ,tự nguyện công khai và không phân biệt đối xử giữa các thành viên . Các cam kết mang tính tự nguyện nhưng việc thực hiện là bắt buộc , do tuyên bốở cấp cao và hàng năm được đưa ra kiểm điểm .
Tiếp đó tháng 3/1996 Việt Nam tham gia với tư cách là thành viên sáng lập
diễn đàn hợp tác á-Âu (ASEM) . ASEM là cơ chế hợp tác liên khu vực Âu -á ,
thành lập năm 1996 , hiện có 26 nước thành viên ,gồm 15 nước Châu Âu , 10
nước Châu á .ASEM dự tính tập trung vào thúc đẩy hợp tác và mở cửa hợp tác
thương mại với những nguyên tắc như APEC . Ta đã tham gia ASEM tích cực
ngay từ buổi đầu với các mục tiêu là xúc tiến mở rộng thị trường thương mại ,
đầu tư hợp tác kinh tế , khoa học kỹ thuật trên cơ sở cùng có lợi .
Tháng 12/1994 , Việt Nam đã gửi đơn xin gia nhập hiệp định chung về
thương mại và thuế quan (GATT) tiền thân của tổ chức thương mại thế giới thế
thương mại quốc tế mang tính toàn cầu có mục đích cơ bản là thưong lượng để
thiết lập các luật lệ chung bảo đảm thông thoáng cho thương mại cũng như cho các lĩnh vực hợp tác kinh tế quốc tế khác , và một môi trường kinh doanh có thể
dự đoán được , theo dõi việc thực hiện cam kết của các nước thành viên , bảo
đảm tính công khai về chế độ thương mại và các luật lệ khác về hợp tác quốc tế . WTO cho phép có sự phân biệt đối xử giữa các nước thành viên và không phải là thành viên. Việc thực hiện các cam kết mang tính pháp lý và nếu vi phạm có thể
bị trả đũa. Các thành viên kém phát triển nhất, đang phát triển và kinh tế chuyển
đổi được hưởng một số ưu đãi nhưng mức độ hưởng một số ưu đãi trong từng lĩnh vực tuỳ thuộc vào kết quảđàm phán của từng nước với WTO.
Cho đến nay, ta đã tiến hành nhiều phiên họp với nhóm công tác về việc Việt Nam gia nhập WTO, tập trung vào việc minh bạch hoá chính sách của Việt Nam về các lĩnh vực thương mại hàng hoá, thương mại dịch vụ, sở hữu trí tuệ và
đầu tư. Trong thời gian qua, một số thành viên WTO như EU, Mỹ, Uruguay, úc,
Thuỵ Sỹ... đã bắt đầu gửi đề nghị về đàm phán mở rộng thị trường cho Việt Nam. Hiện nay, ta đang nghiên cứu các đề nghị này để xây dựng bản chào ban
đầu, đồng thời tiếp tục quá trình xây dựng và điều chỉnh hệ thống chính sách của mình cho phù hợp với các quy định của WTO. Tháng 8/2000 vừa qua, nước ta đã ký hiệp định thương mại với Hoa Kỳ và đến tháng 1/2002 thì hiệp định Việt-Mỹ
bắt đầu có hiệu lực chính thức.Điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc nước ta sẽ gia nhập vào WTO.
3.2 Thương mại Việt Nam ngày càng phát triển .
Sau hơn 10 năm tích cực mở cửa hội nhập thế giới Việt Nam đã gặt hái được nhiều thành công , nhất là trong hoạt động thương mại . Việt nam đã có quan hệ
thương mại với hơn 160 nước trên thế giới , thương mại đã có sự tăng trưởng mạnh mẽ , nhất là tăng trưởng xuất khẩu cao trên 2-3 lần so với nhịp độ tăng
trưởng kinh tế .Nhìn một cách cụ thể, ta có thể đánh giá những thành công mà Việt Nam đã đạt được qua những kết quả sau :
a/ Quan hệ thương mại Việt Nam –ASEAN ngày càng được mở rộng .
Mặc dù Việt Nam và các nước ASEAN cùng nằm trong một khu vực địa lí có thể giao lưu dễ dàng , song do các lí do chính trị nên quan hệ này bị gián đoạn trong một thời gian khá dài . Các mối quan hệ hợp tác kinh tế mới được nối lại từ
năm 1986 và được đẩy mạnh kể từ khi Luật đầu tư nước ngoài ra đời năm 1987 .Trong bối cảnh khó khăn lúc bấy giờ của một nền kinh tế mới chuyển đổi và bị
sự bao vây cấm vận của Mỹ và sự thu hẹp đột ngột của các thị trường truyền thống Liên Xô cũ và Đông Âu thì ASEAN trở thành một thị trường quan trọng của Việt Nam . Đặc biệt từ sau khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của
ASEAN thì ASEAN đã trở thành một đối tác quan trọng của Việt Nam, quan hệ
buôn bán của ta với tổ chức này đã được đẩy mạnh một cách nhanh chóng . Nếu như năm 1986 tổng kim ngạch ngoại thương của Việt nam với các nước ASEAN hầu như không đáng kể , chỉ khoảng 118 triệu USD chiếm khoảng 4% tổng giá trị kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam thì hiện nay mỗi năm ASEAN tiêu thụ vừa trực tiếp vừa tái xuất từ 30-50% tổng giá trị hàng xuất khẩu của Việt
Nam . Nếu như năm 1990 kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào ASEAN đạt
989 triệu USD thì đến năm 1997 đã là 4884 triệu USD và còn tăng cao hơn trong các năm tiếp theo.
Quy mô FDI vào Việt Nam không ngừng tăng , Singapo, Malaixia ,
ThaiLan là 3 trong số các nước ASEAN có khối lượng đầu tư lớn nhất vào Việt Nam , đứng thứ 2, 6 ,9 trong số 10 nước đầu tư lớn nhất vào Việt Nam . Hiện ASEAN đầu tư vào Việt nam hơn 350 dự án với số vốn lên tới hàng chục tỉ USD chiếm gần 30% tổng giá trị đầu tư nước ngoài vào Việt Nam . Đầu tư trực tiếp của ASEAN vào Việt Nam chưa lớn nhưng đã góp phần dịch chuyển cơ cấu kinh
tế một cách hiệu và tăng cường vai trò của Việt Nam trong hệ thống phân công lao động trong khu vực .
Nhất là hiện nay Việt Nam và ASEAN đang tích cực thực hiện công tác chuẩn bị cho việc tham gia vào khu vực mậu dịch tự do AFTA tiến đến việc cắt
giảm hàng rào thuế quan và phi thuế quan năm 2003 đối với 6 nước ASEAN cũ
và 2006 với Việt Nam thì cơ hội mở rộng quan hệ buôn bán ngoại thương của nước ta với các nước trong khu vực càng được tăng cường .
b/ Quan hệ thương mại giữa Việt nam –Châu Âu ngày càng thắt chặt
Kể từ tháng 11/1990 , khi Việt Nam và liên hiệp Châu Âu (EU) chính thức
thiết lập quan hệ ngoại giao , đến nay mối quan hệ hợp tác giữa hai bên trên nhiều lĩnh vực ngày càng được mở rộng . Trong đó quan hệ hợp tác kinh tế phát triển với tốc độ rất nhanh sau khi hai bên ký kết hiệp định hợp tác năm 1995 . Về thương mại , hai bên dành cho nhau những ưu đãi tối huệ quốc , cam kết mở rộng thị trường hàng hoá tới mức tối đa có tính đến điều kiện đặc thù của mỗi bên .EU cũng dành cho hàng hoá xuất xứ từ Việt Nam được hưởng ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) .Ngoài hiệp định buôn bán hàng dệt may ký cuối năm 1992 , đến nay sau hai lần gia hạn , điều chỉnh hạn ngạch đã giúp tăng cường quan hệ thương mại giữa hai bên . Chính cơ sở pháp lí đó đã tạo điều kiện thuận lợi cho hàng Việt Nam khai thác được lợi thế so sánh để xuất khẩu sang EU , nhất là hàng dệt may và giày dép . Từ chỗ hầu như bị cấm vận , nhóm hàng này của Việt Nam xuất khẩu sang EU đến năm 1999 đã đạt được trên 550 triệu USD Riêng mặt hàng giày dép từ năm 1995 đến nay đã được xuất khẩu tự do sang EU . Nếu như năm 1991 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai bên mới là 393 triệu USD (trong đó Việt Nam xuất 193 triệu và nhập 200triệu USD) thì đến năm 1999 con sốđó đã đạt 3,9 tỉ USD tăng gấp 10 lần (trong đó Việt Nam xuất 2,9 tỉ
Nhất là mới đây EU đã công nhận Việt nam áp dụng cơ chế kinh tế thị
trường . Nhờ đó hàng hoá Việt Nam không còn bị bất lợi so với hàng của các nước khác khi EU điều tra và thi hành các biện pháp chống phá giá .Những thuận lợi này càng tạo thêm các cơ hội mới cho cả hai bên mở rộng các quan hệ
kinh tế thương mại và đầu tư trong thời gian tới .Về những mặt hàng cụ thể , khả
năng thâm nhập thị trường EU của các sản phẩm truyền thống của Việt Nam như
giày dép , quần áo , thuỷ sản ... vẫn tăng thêm do đang được giảm miễn thuế theo GSP .Trong khi đó , nhiều nhóm hàng của có khả năng cạnh tranh mạnh trên thị
trường EU đã bị loại khỏi diện được hưởng GSP . Mặt khác , với việc EU công nhận 40 doanh nghiệp thuỷ sản Việt Nam đủ tiêu chuẩn xuất khẩu sang EU là
điều kiện thuận lợi để đảm bảo xuất khẩu ổn định . Việc này có ý nghĩa quan trọng vơi ngành thuỷ sản của Việt Nam , hàng thuỷ sản của ta chỉ phải tuân theo quy định chung của khối về vệ sinh thực phẩm , được cơ quan thẩm quyền Việt Nam cấp chứng nhận an toàn thực phẩm là được nhập khẩu vào EU và được lưu
thông tự do giữa các nước thành viên . Ngoài ra điều này còn giúp nâng cao uy
tín về chất lượng hàng thuỷ sản Việt Nam trên thị trường khác , tăng khả năng thâm nhập thị trường của nhóm hàng này . Mặt khác các mặt hàng mới như hàng
điện tử , hàng thủ công mỹ nghệ xuất sang EU cũng tăng đáng kể .
Nhập khẩu của Việt Nam từ EU hầu hết là thiết bị máy móc , nguyên liệu thiết yếu và hóa mỹ phẩm . Trong những năm gần đây , tỉ lệ hàng tiêu dùng trong tổng số giá trị hàng EU xuất khẩu sang Việt nam tăng dần .
Qua hơn 10 năm hợp tác kinh tế với EU , quan hệ giữa hai bên ngày càng thắt chặt và càng có nhiều cơ hội mở rộng mối quan hệ lâu dài này . Đây là một kết quả tốt đẹp mà Việt Nam chúng ta đã đạt được trong quá trình mở cửa hội nhập cùng thế giới .
Sau một thời gian dài cấm vận hàng hóa của Việt Nam làm quan hệ kinh tế giữa hai nước bịđóng băng , thì đến ngày 3.2.1994 Mỹđã bãi bỏ lệnh cấm vận
đối với Việt Nam . Ngày 11.7.1995 Mỹđã tuyên bố bình thường hoá quan hệ với Việt Nam . Kể từ đây 2 nước đã xích lại gần nhau hơn mở ra một cơ hội mới cho việc thúc đẩy mối quan hệ kinh tế cùng có lợi .
Với dân số đông , sức mua rất lớn , Mỹ ngày càng trở thành một bạn hàng quan trọng của Việt Nam . Kim ngạch buôn bán 2 chiều đã tăng dân lên qua các năm .Hiện nay ,Mỹ đã trở thành bạn hàng nhập khẩu cà phê lớn nhất của Việt