3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ KẾT QUẢ
3.6 Mơ hình nghiên cứu tác động phi tuyến tính của nợ nước ngoài đối vớ
3.6.5 Kiểm định hiện tượng phương sai thay đổi bằng kiểm định White:
Cơ sở kiểm định: Kiểm định cặp giả thiết:
- H0: Mơ hình khơng bị hiện tượng phương sai thay đổi - H1: Mơ hình bị hiện tượng phương sai thay đổi
- Nếu P-value của Obs*R2 < 0.05 thì ta sẽ bác bỏ giả thiết H1, chấp nhận giả thiết H0.
- Nếu P-value của Obs*R2 > 0.05 thì ta sẽ bác bỏ giả thiết H0, chấp nhận giả thiết H1.
Kết quả kiểm định:
Kết quả cho ta thấy P-value của nR2 = 0.6418 > 0.05 với mức ý nghĩa 5%. Do vậy, ta bác bỏ giả thiết H1 và chấp nhận giả thiết H0 và kết luận rằng mơ hình khơng bị hiện tượng phương sai thay đổi.
3.6.6 Kết luận nghiên cứu mơ hình tác động phi tuyến tính của nợ nước ngoài đối với tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam
Sau khi thực hiện chạy mơ hình và tiến hành kiểm định của lỗi của mơ hình, luận văn đã loại khỏi mơ hình hai biến khơng cần thiết vì khơng có tác
động đến tăng trưởng kinh tế là DEBTSERXi (tỷ lệ thanh toán nợ trên xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ) và biến FISBALi (cán cân ngân sách trên GDP).
Như vậy, trong năm biến độc lập được đưa vào mơ hình hồi quy là độ mở cửa
của nền kinh tế (OPENi), cán cân ngân sách trên GDP (FISBALi), tỷ lệ thanh toán nợ trên xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ (DEBTSERXi), nợ nước ngồi so với GDP (DEBTGDPi), chỉ số bình phương nợ nước ngồi so với GDP (DEBTGDPi2) có ba biến giải thích sự thay đổi của biến phụ thuộc Yi – Tốc
độ tăng trưởng thu nhập bình quân đầu người thực với độ tin cậy 10%, đó là
các biến:
Độ mở cửa của nền kinh tế (OPENi)
Nợ nước ngồi so với GDP (DEBTGDPi)
Bình phương nợ nước ngoài so với GDP (DEBTGDPi2)
Do vậy, chúng ta có thể kết luận về các giả thiết của các biến độc lập như sau:
Độ mở của nền kinh tế so với GDP (OPENi): có tương quan cùng chiều với tăng trưởng kinh tế và có ý nghĩa trong mơ hình nghiên cứu tác động phi tuyến tính của nợ nước ngồi đối với tăng trưởng kinh tế. Kết quả nghiên cứu phù hợp kết quả của cơng trình nghiên cứu của Catherine Pattillo (2002). Kết quả mơ hình hồi quy cho rằng khi độ mở của nền kinh tế tăng sẽ kích thích
mở của nền kinh tế và tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, với điều kiện của Việt
Nam, năng lực cạnh tranh nền kinh tế còn yếu do điểm xuất phát thấp nên sự
cạnh tranh của hàng hóa nội địa khơng bằng những hàng hóa ngoại nhập gây
ảnh hưởng xấu đến sản xuất trong nước do đó cần có biện pháp đẩy mạnh
xuất khẩu. Do đó, chấp nhận giả thuyết H2 và có thể kết luận trong giai đoạn khảo sát: Độ mở của nền kinh tế có quan hệ đồng biến lên tăng trưởng kinh tế.
Cân đối ngân sách của chính phủ trên GDP (FISBALi): khơng có tác động đến tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam. Điều này không phù hợp với các
nghiên cứu của Alfredo Schclarek (2004) và của Catherine Pattillo (2002) khi tác giả sử dụng phương pháp bình phương tối thiểu (OLS) và phương pháp
tác động cố định (FE) nhưng lại phù hợp với kết quả nghiên cứu của Catherine Pattillo (2002) khi sử dụng phương pháp biến cơng cụ (IV). Do đó, tác giả bác bỏ giả thiết H3 và kết luận rằng trong giai đoạn khảo sát cân đối
ngân sách của chính phủ trên GDP khơng có tác động đến tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam.
Chỉ số thanh toán nợ so với xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ (DEBTSERXi): khơng có tác động đến tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam. Điều này phù hợp với các nghiên cứu của Folorunso S. Ayadi và Felix O. Ayadi (2008); Catherine Pattillo (2002); Alfredo Schclarek (2004). Do đó, tác giả
bác bỏ giả thiết H4 và kết luận rằng trong giai đoạn khảo sát chỉ số thanh toán nợ so với xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ khơng có tác động đến tăng
trưởng kinh tế tại Việt Nam.
Nợ nước ngoài trên GDP (DEBTGDPi): kết quả mơ hình phân tích định
lượng tác động phi tuyến tính của nợ nước ngồi đối với tăng trưởng kinh tế
cho kết quả rằng nợ nước ngồi có tác động cùng chiều với tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam. Nợ nước ngoài đối với các nước đang phát triển khơng chỉ góp phần tăng thêm lực lượng vật chất để đầu tư phát triển, mà còn tận dụng
được các thành tựu khoa học và công nghệ, trình độ quản lý và kỹ năng lao động tiên tiến, thị trường bên ngoài... để phát triển nhanh nền kinh tế của
mình và đẩy nhanh quá trình cơng nghiệp hố nền kinh tế. Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển nên nhu cầu đầu tư cao do đó rất cần nguồn vốn để
bổ sung cho nguồn vốn bị thiếu hụt trong nước do sự mất cân đối giữa tiết kiệm và đầu tư. Hiện mức tiết kiệm của Việt Nam còn thấp trong khi nhu cầu
đầu tư ngày càng cao để đảm bảo mức độ tăng trưởng cao. Nợ nước ngoài
trên GDP của Việt Nam đang trong ngưỡng an tồn nên có tác động tích cực
đến tăng trưởng kinh tế. Kết quả này hoàn toàn phù hợp với giai đoạn phát
triển hiện tại của Việt Nam. Do đó, chúng ta bác bỏ giả thiết H5 và kết luận
trong giai đoạn khảo sát: Nợ nước ngồi có tác động thuận chiều với tăng trưởng kinh tế.
Tuy nhiên, luận văn nhận thấy có sự hiện diện của tác động phi tuyến
tính của nợ nước ngồi lên tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam, kết quả hồi
quy cho thấy, hệ số của biến nợ nước ngồi trên GDP có dấu dương nhưng hệ số của biến bình phương nợ nước ngồi so với GDP có dấu âm. Như vậy, tác giả có thể kết luận rằng trong giai đoạn khảo sát, nợ nước ngồi chỉ có tác
động cùng chiều với tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam trong giai đoạn đầu vay
nợ, khi nợ chưa vượt một mức ngưỡng nào đó nhưng sau đó, khi các khoản vay nợ ngày càng nhiều, nợ vượt qua một mức ngưỡng nào đó kết hợp với hiệu quả sử dụng nợ thấp và thì nợ trở nên có tác động ngược chiều lên tăng
trưởng kinh tế. Điều này phù hợp cơng trình nghiên cứu thực nghiệm về nợ nước ngoài và tăng trưởng kinh tế của Folorunso S. Ayadi và Felix O. Ayadi (2008), Catherine Pattillo (2002) và Alfredo Schclarek (2004).
4. KẾT LUẬN CHUNG VỀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Như vậy, luận văn có thể trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu rằng: Thứ
lệ nợ nước ngồi trên GDP tăng 1% thì tốc độ tăng trưởng thu nhập bình quân
đầu người tăng 0.040055% và ngược lại khi tỷ lệ nợ nước ngoài trên GDP giảm 1% thì tốc độ tăng trưởng thu nhập bình quân đầu người giảm
0.040055%. Thứ hai, kết quả nghiên cứu mối quan hệ giữa nợ nước ngoài và
tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam cho thấy tồn tại mối quan hệ phi tuyến giữa
nợ nước ngoài và tăng trưởng kinh tế thể hiện thông qua việc khi nợ nước
ngoài chưa vượt qua mức ngưỡng, nợ có tác động cùng chiều đối với tăng trưởng kinh tế nhưng khi nợ nước ngoài tăng và vượt qua mức ngưỡng thì nợ nước ngồi có tác động ngược chiều với tăng trưởng kinh tế thơng qua việc sử
dụng phương trình bậc hai gồm cả chỉ tiêu nợ nước ngoài so với GDP và chỉ tiêu nợ nước ngồi bình phương so với GDP trong phương trình hồi quy, hệ số của chỉ tiêu nợ nước ngoài so với GDP mang dấu dương tuy nhiên chỉ tiêu nợ
nước ngồi bình phương so với GDP lại mang dấu âm. Điều này thể hiện tác động ngược chiều của nợ nước ngoài đối với tăng trưởng kinh tế khi nợ nước ngoài tăng và vượt qua mức ngưỡng. Kết quả này phù hợp với lý thuyết cũng như các cơng trình nghiên cứu tại các quốc gia trên thế giới như cơng trình nghiên cứu của Folorunso S. Ayadi và Felix O. Ayadi (2008) về tác động của nợ nước ngoài đối với tăng trưởng kinh tế ở Nigeria, cơng trình nghiên cứu về mối quan hệ giữa nợ nước ngoài và tăng trưởng kinh tế của Catherine Pattillo, Hèlene Poirson, and Luca Ricci (2002) và cơng trình nghiên cứu nợ và tăng
trưởng kinh tế tại các quốc gia đang phát triển và các quốc gia công nghiệp của Alfredo Schclarek (2004).
5. HẠN CHẾ CỦA LUẬN VĂN
Luận văn này nghiên cứu các lý thuyết cũng như các cơng trình nghiên cứu phản ánh mối quan hệ giữa nợ nước ngoài với tăng trưởng kinh tế của các quốc gia trên thế giới. Từ đó, luận văn nghiên cứu tác động của nợ nước ngoài
nghiên cứu ứng dụng cho Việt Nam khi mà chúng ta còn thiếu cả về mặt cơ sở lý luận lẫn nghiên cứu thực nghiệm đối với mối quan hệ này. Đặc biệt
trong bối cảnh hiện nay khi mà nợ nước ngoài ngày càng tăng thì những nghiên cứu về vấn đề này là thực sự cần thiết. Những kết quả nghiên cứu tin cậy sẽ giúp cho các nhà hoạch định chính sách có những lời khun và hướng
đi đúng đắn trong việc duy trì một mức nợ nước ngồi ở ngưỡng an tồn với
một mơi trường kinh tế vĩ mô ổn định và một mức tăng trưởng kinh tế cao trong dài hạn. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được luận văn vẫn còn những hạn chế nhất định như:
Mẫu quan sát tương đối nhỏ (25 quan sát theo số liệu từ năm 1986- 2010) vì số liệu của Việt Nam được phản ảnh theo năm nên kết quả định
lượng có thể khơng chuẩn xác bằng nếu số liệu được phản ảnh theo quý cũng như việc chưa cập nhật được số liệu năm 2011.
Luận văn chỉ nghiên cứu tác động của nợ nước ngồi của khu vực cơng
đối với tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam mà chưa nghiên cứu tác động của nợ nước ngoài của khu vực tư do hạn chế trong việc thu thập số liệu, tiếp cận thông tin số liệu của khu vực tư.
Luận văn chưa thể nghiên cứu tác động của tất cả các chỉ tiêu nợ nước ngoài lên tăng trưởng kinh tế vào trong mơ hình.
Từ những hạn chế trên của luận văn cũng gợi ý hướng nghiên cứu tiếp sau cho bản thân tác giả. Do vậy, hy vọng rằng các nghiên cứu trong tương lai của tác giả sẽ bổ sung thêm và hồn thiện đề tài nghiên cứu của mình.
6. MỘT SỐ GỢI Ý CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ VIỆT NAM
Qua nghiên cứu về tác động của nợ nước ngoài đối với tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam, luận văn đưa ra một số gợi ý chính sách như sau:
Thứ nhất, độ mở của nền kinh tế so với GDP (OPENi) có tương quan cùng
lớn, hội nhập quốc tế sâu rộng nên sẽ chịu tác động mạnh cả mặt tích cực và tiêu cực trước những biến động của nền kinh tế thế giới. Đặc biệt khi Việt
Nam hiện vẫn đang chịu ảnh hưởng từ thâm hụt tài khóa, thâm hụt vãng lai và thâm hụt thương mại lớn. Đó là một thách thức lớn bởi với độ mở như vậy, Việt Nam sẽ rất nhạy cảm với những biến động từ nền kinh tế thế giới. Các
nước ASEAN sau cuộc khủng hoảng vừa qua đã kéo độ mở xuống, chẳng hạn Thái Lan dưới 100% GDP, Indonesia là 36,7% và Philippines là 53,6%. Các nước này đều xuất siêu mà còn phải nỗ lực kéo giảm xuống, trong khi chúng
ta lại là nước nhập siêu và nhập siêu liên tục trong nhiều năm qua (Trần Hồng Ngân). Do đó cần có các giải pháp hợp lý trong tái cấu trúc kinh tế nhằm nâng cao năng lực, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế.
Thứ hai, kết quả cho thấy chỉ số nợ nước ngoài so với GDP (DEBTGDPi)
có tác động cùng chiều với tăng trưởng kinh tế nhưng khi nợ nước ngoài tăng và vượt qua một mức ngưỡng thì nợ nước ngồi có tác động ngược chiều với tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam. Các quốc gia vay nợ nước ngoài như một giải pháp để bù đắp chênh lệch giữa tiết kiệm và nhu cầu đầu tư trong nước (Chenery và Strout (1966)12, nợ nước ngoài là nguồn vốn để bổ sung vào nguồn tài trợ đầu tư góp phần tạo điều kiện phát triển kinh tế-xã hội của một quốc gia đặc biệt là những quốc gia nghèo và đang phát triển. Cũng giống như nhiều nước trên thế giới, Việt Nam phụ thuộc đáng kể vào nguồn vốn từ bên ngoài để tài trợ cho các dự án phát triển kinh tế, xã hội,
thúc đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng và phát triển kinh tế. Tuy nhiên, khi mức
vay nợ hợp lý, nợ nước ngồi tạo ra nguồn lực và có khả năng thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế nhưng nếu nợ vượt qua một ngưỡng nào đó và việc sử dụng vốn vay khơng hiệu quả thì việc gia tăng nợ sẽ tạo ra gánh nặng cho nền kinh
12
tế, có thể dẫn tới khủng hoảng nợ và gây hậu quả nghiêm trọng. Theo đánh giá của WB và IMF, Việt Nam khơng nằm trong nhóm các nước có gánh nặng về nợ cao, nhưng hiệu quả quản lý, sử dụng nợ chưa cao. Do đó, cần nâng cao hiệu quả và tăng cường kiểm soát việc sử dụng vốn vay, vốn được Chính phủ bảo lãnh. Đây là vấn đề cốt yếu đảm bảo cho khả năng trả nợ và
tính bền vững của nợ. Nợ nước ngoài chủ yếu được vay bởi Chính phủ, chính phủ là người đứng ra vay nợ nhưng không phải là người sử dụng cuối cùng các khoản vốn vay, mà là các chủ dự án, các đơn vị thụ hưởng ngân sách, các doanh nghiệp... . Trong mọi trường hợp, ngân sách nhà nước phải gánh chịu hậu quả, rủi ro trong toàn bộ quá trình vay nợ. Do đó, để bảo đảm hiệu quả
trong việc vay vốn và sử dụng vốn vay cần phải thường xuyên thực hiện kiểm tra, giám sát chặt chẽ quá trình sử dụng các khoản vay nợ, các khoản
vay được Chính phủ bảo lãnh, nhất là tại các đơn vị sử dụng trực tiếp vốn
vay như tập đồn kinh tế, tổng cơng ty nhà nước, ngân hàng thương mại, các
dự án đầu tư cơ sở hạ tầng. Vốn vay nước ngồi một mặt có tác động tích cực
đến tăng trưởng kinh tế tuy nhiên việc huy động vốn nước ngoài cũng cần
đảm bảo nằm trong giới hạn các chỉ tiêu an toàn về nợ cũng như an ninh tài
chính quốc gia. Theo chiến lược trên, Theo chiến lược nợ công và nợ nước ngoài của quốc gia giai đoạn 2011-2012 tầm nhìn đến 2013. Việt Nam sẽ đảm bảo nợ công gồm nợ Chính phủ, nợ được Chính phủ bảo lãnh và nợ chính quyền địa phương đến năm 2020 khơng q 65% GDP. Trong đó, nợ Chính phủ khơng q 55% GDP và nợ nước ngồi của quốc gia dưới 50% GDP. Đến
năm 2030, các chỉ tiêu này sẽ được hạ thấp dần, xuống lần lượt là 60% GDP,
50% GDP và 45% GDP. Tuy nhiên, tỉ lệ nợ tính trên GDP khơng phải là vấn
đề, mà quan trọng là khả năng trả nợ của quốc gia như thế nào. Ví dụ, nợ
công của Nhật Bản lên tới 200% GDP, thuộc hàng cao nhất trong những nước phát triển nhưng do kinh tế tăng trưởng ổn định vẫn đảm bảo thu được thuế
nên không ở tình trạng báo động về nợ cơng. Song cùng thời gian đó, ở châu Âu lại xảy ra khủng hoảng nợ công khiến nhiều nước lao đao, với tỉ lệ nợ công của Hy Lạp là 160% GDP, Ý 120% GDP, Hungary 76,1% GDP. Lý do là tốc độ tăng trưởng kinh tế của họ thấp, thậm chí là tăng trưởng âm. Kinh nghiệm từ các quốc gia gặp khủng hoảng nợ như Hy Lạp, Bồ Đào Nha,… cho thấy, việc tích luỹ nợ nước ngoài ngày càng cao đã hạn chế tiềm năng phát triển của các nước đang phát triển; tiếp đến là các cuộc khủng hoảng nợ nước