3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ KẾT QUẢ
3.4 Các biến độc lập
So sánh kết quả của các cơng trình nghiên cứu trên, ta nhận thấy tại các quốc gia khác nhau sẽ có kết quả khác nhau về hướng tác động của các nhân tố tác động lên tăng trưởng kinh tế, khác nhau về các nhân tố tác động lên
tăng trưởng kinh tế và khác nhau khi sử dụng các bộ biến độc lập khác nhau
trong các mơ hình nghiên cứu. Do đó, luận văn sẽ khơng sử dụng kết quả của các nghiên cứu trên mà chỉ sử dụng để lựa chọn các nhân tố tác động lên tăng
trưởng kinh tế và mơ hình định lượng để xem xét đánh giá cho Việt Nam.
Dựa vào việc thu thập dữ liệu và đặc thù nền kinh tế Việt Nam, để ước
lượng tác động của nợ nước ngoài lên tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam giai
đoạn 1986-2010, những biến giải thích được tác giả xác định bởi khuôn khổ
Tỷ lệ tổng đầu tư trên GDP (INVEST): là biến đại diện cho tỷ lệ tăng
trưởng của yếu tố đầu vào là vốn trong quá trình sản xuất. Để nắm bắt được tác động của nguồn tài nguyên trong nước đến tăng trưởng kinh tế, tác giả sử
dụng tỷ lệ tổng mức đầu tư so với GDP để đại diện cho đầu tư. Việc xác định biến INVEST đã được sử dụng trong các cơng trình nghiên cứu của Folorunso S. Ayadi và Felix O. Ayadi (2008); Catherine Pattillo (2002); Alfredo Schclarek (2004) tuy nhiên mối quan hệ giữa tổng đầu tư và tăng trưởng tại Nigeria và Nam Phi trong nghiên cứu của Folorunso S. Ayadi là ngược chiều trong khi tại nghiên cứu của Catherine Pattillo (2002) và Alfredo Schclarek (2004) thì mối quan hệ này là cùng chiều tại các quốc gia đang phát triển.
Vậy giả thiết đặt ra là H1: Tỷ lệ tổng đầu tư trên GDP có quan hệ cùng chiều với tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam.
Chỉ số đại diện cho biến đo lường độ mở của nền kinh tế (OPEN): được
đo lường bằng tỷ số phần trăm của tổng giá trị xuất khẩu hàng hóa dịch vụ
cộng với giá trị nhập khẩu hàng hóa dịch vụ chia GDP. Việc xác định biến
OPEN đã được sử dụng trong các cơng trình nghiên cứu của Catherine Pattillo (2002); Alfredo Schclarek (2004) tuy nhiên mối quan hệ giữa độ mở của nền kinh tế và tăng trưởng trong nghiên cứu của Catherine Pattillo (2002) là cùng chiều và có ý nghĩa khi sử dụng phương pháp các tác động cố định
(FE) nhưng khơng có ý nghĩa khi sử dụng phuơng pháp ước lượng bình phương tối thiểu (OLS) trong khi tại nghiên cứu của Alfredo Schclarek (2004)
thì mối quan hệ này vừa cùng chiều và ngược chiều khi sử dụng các bộ biến
độc lập khác nhau.
với tăng trưởng kinh tế.
Cân đối ngân sách của chính phủ trên GDP (FISBAL): là biến để kiểm
sốt tác động của cân đối ngân sách lên tăng trưởng. Elbadawi et al (1997) đã
chứng minh mối liên hệ ngược chiều giữa thâm hụt ngân sách và tăng
trưởng.Việc xác định biến FISBAL đã được sử dụng trong các cơng trình
nghiên cứu của Catherine Pattillo (2002); Alfredo Schclarek (2004) và mối quan hệ giữa cân đối ngân sách của chính phủ và tăng trưởng là cùng chiều. Tuy nhiên, trong các phương pháp ước lượng tại nghiên cứu của Catherine Pattillo (2002), mối quan hệ này khơng có ý nghĩa khi sử dụng phương pháp biến công cụ (IV).
Vậy giả thiết H3 đặt ra là: Cân đối ngân sách của chính phủ trên GDP có quan hệ thuận chiều với tăng trưởng kinh tế.
Chỉ số thanh toán nợ trên xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ (DEBTSERX): được đo lường bằng tỷ số phần trăm giữa giá trị trả nợ hàng
năm bao gồm cả vốn gốc lẫn lãi nợ và thu từ xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ. Đây là chỉ số đánh giá khả năng thanh toán bằng ngoại tệ của quốc gia vay nợ
trong ngắn hạn. Nguồn thu từ xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ là nguồn ngoại tệ có thể sử dụng để trả nợ nước ngồi. Đối với đa số các quốc gia đang phát triển, mối tương quan giữa xuất khẩu và nhập khẩu có tính quyết định lượng ngoại tệ có được để trả nợ. Việc xuất khẩu nhiều hơn so với nhập khẩu sẽ làm
tăng lượng ngoại tệ có được để trả nợ và ngược lại. Nếu chỉ số này cao có thể ngăn cản một quốc gia không thể dành nguồn lực cho hoạt động sản xuất.
Việc xác định biến DEBTSERX đã được sử dụng trong các công trình
nghiên cứu của Folorunso S. Ayadi và Felix O. Ayadi (2008); Catherine Pattillo (2002); Alfredo Schclarek (2004) nhưng mối quan hệ giữa chỉ tiêu
thanh toán nợ và tăng trưởng kinh tế khơng có ý nghĩa trong tất cả các cơng trình nghiên cứu.
Tuy nhiên một số nghiên cứu thực nghiệm khác như Serieux and Samy
(2001) đã khẳng định rằng việc trả nợ có tác động ngược chiều và có ý nghĩa
tới tăng trưởng thu nhập bình quân đầu người. Theo Todd J. Moss & Hanley
S.Chiang (2003)11 cho rằng các khoản thanh tốn nợ cao có thể cản trở tăng
trưởng bằng cách lấy đi nguồn ngoại hối cần thiết cho việc nhập khẩu tư liệu
sản xuất của một quốc gia. Theo Benedict Clements, Rina Bhattacharya, and Toan Quoc Nguyen (2003) cho rằng việc trả nợ nước ngồi cũng có khả năng
ảnh hưởng đến tăng trưởng bằng cách lấn át đầu tư tư nhân hoặc thay đổi các
thành phần của chi tiêu cơng. Việc thanh tốn nợ cao có thể làm tăng lãi suất của chính phủ và thâm hụt ngân sách, giảm tiết kiệm công điều này lần lượt vừa có thể tăng lãi suất hoặc lấn át nguồn tín dụng có thể cung cấp cho đầu tư
tư nhân, làm giảm tăng trưởng kinh tế. Bên cạnh đó, thanh tốn nợ cao cũng có thể có ảnh hưởng tiêu cực đến các thành phần của chi tiêu công bằng cách siết chặt nguồn lực sẵn có cho cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực, từ đó tác
động tiêu cực đến tăng trưởng. Elbadawi, Ndulu, và Ndung'u (1997), nhận
thấy mối quan hệ có ý nghĩa thống kê giữa việc thanh toán nợ và tăng trưởng
ở Sub-Saharan Châu Phi, trong khi Fosu ( 1999) cho rằng khơng có mối quan
hệ đối với các nước trong khu vực đó. Pattillo và các cộng sự (2002) cũng nhận thấy khơng có mối quan hệ có ý nghĩa thống kê giữa việc trả nợ và tăng
trưởng.
Vậy, giả thiết H4 đặt ra là: Chỉ số thanh tốn nợ trên xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ có quan hệ nghịch chiều với tăng trưởng kinh tế.
Chỉ số nợ nước ngoài trên GDP (DEBTGDP): được đo bằng tỷ số phần
11
trăm giữa tổng nợ nước ngoài và tăng trưởng thu nhập bình quân đầu người
thực. Đây là chỉ số để đánh giá tình hình nợ và gánh nặng nợ nước ngoài của một quốc gia. Nợ nước ngoài trên GDP biểu diễn mối tương quan giữa tổng số nợ nước ngoài so với năng lực tạo ra nguồn thu nhập để trả nợ ở trong
nước. Khi nợ nước ngoài của một quốc gia tăng lên nhưng tỷ lệ tăng thấp hơn
so với tỷ lệ tăng trưởng GDP thì nợ nước ngoài trên GDP sẽ giảm và ngược lại.
Biến DEBTGDP hầu như được sử dụng trong tất cả các cơng trình nghiên cứu về mối quan hệ giữa nợ nước ngoài và tăng trưởng kinh tế. Theo cơng trình nghiên cứu của Folorunso S. Ayadi và Felix O. Ayadi (2008) tại Nigeria và Nam Phi thì nợ có tác động cùng chiều với tăng trưởng kinh tế và có ý nghĩa tại Nam Phi nhưng khơng có tác động ý nghĩa đối với Nigeria. Tuy nhiên, mối quan hệ giữa nợ nước ngoài và tăng trưởng kinh tế trong các cơng trình nghiên cứu của Catherine Pattillo (2002) và Alfredo Schclarek (2004)
đều có mối quan hệ ngược chiều.
Vậy giả thiết H5 đặt ra là: Chỉ số nợ nước ngoài trên GDP có quan hệ
nghịch chiều với tăng trưởng kinh tế.
Bảng 3.1:Tóm tắt dấu tác động kỳ vọng đến nợ nước ngồi theo lí thuyết và theo kỳ vọng của tác giả
Các nhân tố/kết quả của nghiên cứu
Nghiên cứu thực nghiệm Kỳ vọng tác động của tác giả luận văn Pattillo, Hèlene Poirson, and Luca Ricci (2002) Alfredo Schclarek (2004) Folorunso S. Ayadi và Felix O. Ayadi (2008)
Tỷ lệ tổng đầu tư trên GDP (%) (INVEST) + + - +
Độ mở của nền kinh tế (%) (OPEN) * + + - ? +
Tỷ lệ thanh tốn nợ nước ngồi trên xuất
khẩu hàng hóa và dịch vụ (DEBTSERX) * * * -
Quy mơ nợ nước ngồi so với GDP
(DEBTGDP) * - - * + -
Dấu cộng "+"/trừ "-" thể hiện tác động cùng chiều hay nghịch chiều lên tăng trưởng kinh tế. Dấu "*" thể hiện khơng có tác động lên tăng trưởng kinh tế.
Dấu "?": thể hiện khơng có kết luận của biến từ các nghiên cứu này.
Tỷ lệ đầu tư trên GDP được kỳ vọng sẽ có ảnh hưởng tích cực đáng kể
vào tăng trưởng kinh tế, Cán cân ngân sách tác động cùng chiều với tăng trưởng kinh tế phản ánh tác động tích cực đến sự phát triển bền vững kinh tế
vĩ mô và ổn định năng suất sản xuất. Độ mở nền kinh tế được kỳ vọng tác động cùng chiều với tăng trưởng kinh tế. Tỷ lệ thanh tốn nợ nước ngồi trên
xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ và quy mơ nợ nước ngồi so với GDP được kỳ vọng có tác động ngược chiều với tăng trưởng kinh tế.
3.5 Mơ hình nghiên cứu tác động tuyến tính của nợ nước ngồi đối với
tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam.
Để nghiên cứu tác động tuyến tính của nợ nước ngoài lên tăng trưởng
kinh tế tại Việt Nam, tác giả sử dụng phương pháp bình phương tối thiểu
(OLS) để ước lượng phương trình tăng trưởng cộng thêm một số biến nợ dựa
theo cơng trình nghiên cứu “External Debt and Growth” của Catherine Pattillo, Hèlene Poirson, and Luca Ricci (2002), mơ hình thực nghiệm được sử dụng cụ thể như sau:
Yi = α0 + α1 lnINVESTi + α2OPENi + α3FISBALi + α4DEBTSERXi + α5
lnDEBTGDPi + µi (1)
Trong đó,
Yi: Biến phụ thuộc là Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đầu người thực. Xi: Tỷ lệ đầu tư trên GDP (INVESTi), Độ mở cửa của nền kinh tế (OPENi), Cán cân ngân sách trên GDP (FISBALi)
Di: Các chỉ tiêu nợ gồm Nợ nước ngoài so với GDP (DEBTGDPi), Tỷ lệ thanh toán nợ trên xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ (DEBTSERXi).
µi: sai số.
Kí hiệu (i) tương ứng với biến giải thích cho từng thời kỳ.
Biến INVESTi và biến DEBTGDPi được biểu diễn dưới dạng hàm số logarith
cơ số tự nhiên.
3.5.1 Kết quả thực nghiệm
Phân tích ma trận hệ số tương quan: nhằm xem xét hướng tác động kỳ
vọng giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập trong mơ hình. Nếu dấu tác
động là dương “+” thì mối quan hệ giữa biến phụ thuộc và biến độc lập là
cùng chiều, ngược lại nếu dấu tác động là âm “-” thì mối quan hệ là ngược chiều. Kết quả ma trận tương quan cho ta thấy tất cả các biến đều có tác động cùng chiều đến tăng trưởng kinh tế.
Bảng 3.2: Ma trận tương quan giữa các biến trong mơ hình
Kết quả chạy mơ hình hồi quy:
Kết quả chạy mơ hình hồi quy tuyến tính đối với dữ liệu của Việt Nam ta có hàm hồi quy mẫu cụ thể ước lượng sự tác động của nợ nước ngoài đối với tăng trưởng kinh tế của Việt Nam có dạng như sau:
Yi = -2.739238 + 1.640045*lnINVESTi + (-0.006281)*OPENi + (-0.000196) *FISBALi + (-0.266485)*DEBTSERXi + 1.287992*lnDEBTGDPi
Giải thích ý nghĩa của các hệ số ước lượng:
Với mức ý nghĩa α = 5%,
Hệ số của LnINVESTi = 1.640045 > 0, hệ số mang dấu dương cho thấy
tổng đầu tư có tác động cùng chiều với tăng trưởng kinh tế với mức ý nghĩa 0.0027 < α. Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, khi tỷ lệ tổng đầu tư so với GDP tăng 1% thì tốc độ tăng trưởng thu nhập bình quân đầu người tăng 0.0164%.
Hình 3.1: Kết quả hồi quy của mơ hình (1)
Hệ số của DEBTSERXi = -0.266485 < 0 cho biết tỷ lệ thanh tốn nợ
nước ngồi so với xuất khẩu có tác động ngược chiều với tăng trưởng kinh tế
lệ thanh tốn nợ nước ngồi so với xuất khẩu tăng (giảm) 1% thì tốc độ tăng
trưởng thu nhập bình quân đầu người giảm (tăng) 0.266485%.
Hệ số của lnDEBTGDPi = 1.287992 > 0 cho biết tỷ lệ nợ nước ngoài so với GDP có tác động cùng chiều với tăng trưởng kinh tế với mức ý nghĩa 0.0001 < α. Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, khi Tỷ lệ nợ nước ngoài trên GDP tăng 1% thì tốc độ tăng trưởng thu nhập bình quân đầu người
tăng 0.01288%.
Hệ số của hai biến OPENi, FISBALi có mức ý nghĩa lớn hơn α. Do vậy hai biến này khơng có tác động đến tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam.
Từ kết quả của mơ hình hồi quy, ta có hệ số xác định R2= 0.777022 cho biết mơ hình giải thích được 77.7 % sự biến động của tốc độ tăng trưởng bình
quân đầu người thực hàng năm bởi tỷ lệ tổng đầu tư trên GDP, độ mở của nền
kinh tế, cán cân ngân sách của chính phủ so với GDP, chỉ số thanh toán nợ
nước ngoài so với GDP, chỉ số nợ nước ngoài so với GDP và 22.3% sự biến động của tốc độ tăng trưởng bình quân đầu người thực hàng năm được giải
thích bởi các nhân tố khác ngồi mơ hình.
Đồng thời, qua chỉ số kiểm nghiệm F ta có hệ số hồi quy F = 13.38826
với mức ý nghĩa rất nhỏ hơn 1% do đó, mơ hình này là phù hợp.
Tuy nhiên, kết quả hồi quy mơ hình (1) cho thấy, chỉ có dấu tác động của các hệ số của biến lnINVESTi, lnDEBTGDPi phù hợp với ma trận tương quan,
còn dấu của hệ số biến OPENi, FISBALi, DEBTSERXi không phù hợp với
dấu của ma trận tương quan. Do vậy, ta cần tiến hành kiểm tra xem mơ hình có xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến cao giữa các biến giải thích hay khơng. Nếu có vi phạm, ta sẽ tiến hành các biện pháp khắc phục.
3.5.2 Kiểm định các hạn chế của mơ hình hồi quy 3.5.2.1 Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến: 3.5.2.1 Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến:
Tương quan giữa các biến độc lập cao
Ma trận tương quan (bảng 3.2) nhằm đo lường mối quan hệ giữa các cặp biến độc lập trong mơ hình. Nếu hệ số tương quan giữa các biến độc lập trong mơ hình < 0.8 thì sự kết hợp giải thích giữa các biến độc lập trong mơ hình là phù hợp và đáng tin cậy, ngược lại nếu hệ số tương quan giữa các biến độc lập cao hơn 0.8 thì xem như mơ hình bị hiện tượng đa cộng tuyến. Kết quả tính tốn hệ số tương quan của chương trình Eviews giữa tất cả cặp biến độc lập trong mơ hình đều có giá trị thấp hơn 0.8.
Kết luận: Mơ hình hồi quy khơng xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến cao
giữa các biến độc lập trong mơ hình.
Hàm hồi quy phụ:
Để kiểm tra có hiện tượng đa cộng tuyến hay không, ta tiến hành xem
xét các hàm hồi qui phụ trong đó các biến độc lập sẽ lần lượt đóng vai trị là biến phụ thuộc. Nếu R2 của ít nhất một hàm hồi quy phụ lớn hơn R2 của hàm hồi quy gốc của mơ hình (1) thì mơ hình xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến.
Ngược lại, nếu R2 của tất cả hàm hồi quy phụ đều nhỏ hơn R2 của hàm hồi quy gốc của mơ hình (1) thì kết luận mơ hình khơng xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến.
Kiểm định cặp giả thiết:
Ho: R2 = 0: các hệ số bi đồng thời bằng 0 => Mơ hình hồi quy khơng phù hợp.
H1: R2 ≠ 0: các hệ số bi không đồng thời bằng 0 => Mơ hình hồi quy phù hợp.
Tiêu chuẩn kiểm định:
Với mức ý nghĩa α = 5 %,
- Nếu P-value của F-statistic < 5%, thì ta sẽ bác bỏ giả thiết H0, chấp nhận giả thiết H1.
- Nếu P-value của F-statistic > 5%, thì ta sẽ chấp nhận giả thiết H0, bác bỏ giả thiết H1.