Dư nợ cho vay phân theo đối tượng vay vốn

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn công thương (Trang 55 - 63)

Đơn vị: tỷ đồng

Cho vay bằng tiền đồng

và ngoại tệ quy đổi Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 30/06/2011

Cá nhân 3.534 4.239,68 4.668,7 4.741

Doanh nghiệp 4.382 5.483,94 5.787,05 6.202,36

Tổng cộng 7.916 9.723,62 10.455,75 10.943,36

Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh năm 2009, 2010 và sơ kết tình hình hoạt động 6 tháng đầu năm 2011 của SGCTNH

Biểu 3: Dư nợ cho vay phân theo đối tượng vay vốn Đơn vị: tỷ đồng Đơn vị: tỷ đồng 3.534 4.239,68 4.668,70 4.741 4.382 5.483,94 5.787,05 6.202,36 0 5.000 10.000 15.000 20.000 25.000

Cá nhân Doanh nghiệp

Dư nợ cho vay phân theo đối tượng vay vốn

30/06/2011 Năm 2010 Năm 2009 Năm 2008

Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh năm 2009, 2010 và sơ kết tình hình hoạt động 6 tháng đầu năm 2011 của SGCTNH.

Tiếp theo là dư nợ cho vay trong hạn phân theo thời hạn vay vốn:

Bảng 6: Dư nợ cho vay phân theo thời hạn vay vốn

Đơn vị: tỷ đồng

Cho vay bằng tiền đồng

và ngoại tệ quy đổi Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 30/06/2011

Ngắn hạn 5.233 6.088,95 6.778,42 7.370,88

Trung dài hạn 2.683 3.634,67 3.677,33 3.572,48

Tổng cộng 7.916 9.723,62 10.455,75 10.943,36

Nguồn: Báo cáo dư cho tiền vay theo thời hạn vay vốn qua các thời điểm

Nhìn vào bảng 6 ta thấy được cơ cấu nợ trung dài hạn luôn chiếm tỷ lệ thấp hơn so với nợ ngắn hạn trong tổng dư nợ. Cụ thể, năm 2009 tỷ lệ dư nợ cho vay trung dài hạn chiếm 37,38% trong tổng dư nợ của toàn hệ thống, năm 2010 tỷ lệ này là 35,17%, đến 30/06/2011 là 32,56%.

Để đảm bảo an tồn, khả năng thanh khoản, SGCTNH ln cố gắng duy trì tỷ lệ cho vay trung dài hạn sao cho phù hợp với nguồn vốn huy động trung dài hạn mà ngân hàng huy động được, tuân thủ quy định của NHNN về tỷ lệ cho vay tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung dài hạn đối với ngân hàng thương mại là 30%.

Được thể hiện qua biểu đồ như sau:

Biểu 4: Dư nợ cho vay phân theo thời hạn vay vốn

Đơn vị: tỷ đồng

Dư nợ phân theo thời hạn vay vốn

7.370,88 6.778,42 6.088,95 5.233 3.572,48 3.677,33 3.634,67 2.683 0 2.000 4.000 6.000 8.000 10.000 12.000 30/0 6/20 11 Trung dài hạn Ngắn hạn

Nguồn: Báo cáo dư nợ cho vay theo thời hạn vay vốn qua các thời điểm

2.2.3 Phân tán rủi ro

Để phân tán được rủi ro trong quyết định cho vay của Thống đốc ngân hàng

nhà nước số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 về quy chế cho vay của tổ

chức tín dụng đối với khách hàng có quy định:

- Tổng dư nợ cho vay đối với một khách hàng khơng được vượt q 15% vốn tự có của tổ chức tín dụng, trừ trường hợp đối với những khoản cho vay từ các nguồn vốn ủy thác của Chính phủ, của các tổ chức và cá nhân. Trường hợp nhu cầu vốn của một khách hàng vượt q 15% vốn tự có của tổ chức tín dụng hoặc khách hàng có nhu cầu huy động vốn từ nhiều nguồn thì các tổ chức tín dụng cho vay hợp vốn theo quy định của Ngân hàng NNVN.

Thông tư 13/2010/TT-NHNN quy định về tỷ lệ bảo đảm an toàn của TCTD như sau:

- Dư nợ cho vay của tổ chức tín dụng bao gồm dư nợ cho vay theo hợp đồng

tín dụng; số dư nợ tổ chức tín dụng ủy thác cho tổ chức tín dụng khác cho vay; số dư các khoản tổ chức tín dụng đã trả thay do thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh đối với khách hàng.

Tổng dư nợ cho vay của tổ chức tín dụng đối với một khách hàng khơng được vượt q 15% vốn tự có của tổ chức tín dụng.

- Tổng dư nợ cho vay và số dư bảo lãnh của tổ chức tín dụng đối với một khách hàng khơng được vượt q 25% vốn tự có của tổ chức tín dụng, trong đó tổng dư nợ cho vay đối với một khách hàng khơng được vượt q 15% vốn tự có của tổ chức tín dụng.

- Tổng dư nợ cho vay của tổ chức tín dụng đối với một nhóm khách hàng có liên quan khơng được vượt q 50% vốn tự có của tổ chức tín dụng, trong đó tổng dư nợ cho vay đối với một khách hàng không được vượt q 15% vốn tự có của tổ chức tín dụng.

- Tổng dư nợ cho vay và số dư bảo lãnh của tổ chức tín dụng đối với một nhóm khách hàng có liên quan khơng được vượt q 60% vốn tự có của tổ chức tín dụng, trong đó tổng dư nợ cho vay và số dư bảo lãnh đối với một khách hàng không được vượt quá 25% vốn tự có của tổ chức tín dụng.

2.2.4 Thực hiện đăng ký giao dịch bảo đảm đúng quy định

Nghị định được xây dựng trên cơ sở kế thừa và phát triển hóa các quy định của pháp luật hiện hành về đăng ký giao dịch bảo đảm đã được thực tiễn kiểm nghiệm tính đúng đắn, phù hợp trong thực tiễn, xây dựng một số quy định mới trên cơ sở tổng kết thực tiễn, tham khảo, chọn lọc kinh nghiệm của các nước có hệ thống pháp luật về đăng ký giao dịch bảo đảm, phát triển và vận dụng phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội ở Việt Nam, đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ, khả thi, phù hợp với các quy định hiện hành của Luật Hàng không dân dụng Việt Nam, Bộ luật Hàng hải, Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Bộ luật Dân sự và pháp luật có liên quan.

Nghị định số 83/2010/NĐ-CP đã đưa ra quy định chung về thời hạn có hiệu lực của đăng ký giao dịch bảo đảm, là thời hạn được tính từ thời điểm đăng ký cho đến thời điểm xóa đăng ký theo đơn của người yêu cầu xóa đăng ký. Quy định này đã khắc phục được hạn chế của Nghị định số 08/2000/NĐ-CP trong đó quy định việc đăng ký giao dịch bảo đảm có giá trị trong 05 năm, kể từ ngày đăng ký, trừ trường hợp các bên có u cầu xố đăng ký trước thời hạn hoặc có yêu cầu đăng ký gia hạn. Như vậy, các bên tham gia giao dịch sẽ chủ động thực hiện việc xóa đăng ký mà khơng phải thực hiện thủ tục đăng ký gia hạn hoặc xóa đăng ký trướchạn.

Việc hệ thống hóa các trường hợp phải đăng ký được dựa trên cơ sở quy định của Bộ luật dân sự năm 2005, Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Bộ luật Hàng hải Việt Nam, Luật Hàng không dân dụng Việt Nam, Nghị định số 08/2000/NĐ-CP, Nghị định số 163/2006/NĐ-CP, do đó bảo đảm tính thống nhất và đồng bộ của pháp luật hiện hành.

Để thuận tiện cho cá nhân, tổ chức trong quá trình đăng ký giao dịch bảo đảm, Nghị định tập hợp, liệt kê các trường hợp đăng ký bắt buộc: thế chấp quyền sử

dụng đất; thế chấp rừng sản xuất l , thế chấp tàu bay;

thế chấp tàu biển; các trường hợp khác, nếu pháp luật có quy định (khoản 1 Điều 3) và đăng ký tự nguyện đối với trường hợp không thuộc đối tượng bắt buộc phải đăng ký (khoản 2 Điều 3) - các giao dịch bảo đảm bằng tài sản không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 3 (thế chấp quyền sử dụng đất, thế chấp rừng sản xuất là rừng trồng, cầm cố tàu bay, thế chấp tàu bay; thế chấp tàu biển, các trường hợp khác, nếu pháp luật có quy định).

Tình hình dư nợ cho vay có tài sản đảm bảo, khơng có tài sản bảo đảm và tài sản bảo đảm hình thành từ vốn vaytại SGCTNH như sau:

Bảng 7: Dư nợ cho vay có tài sản bảo đảm, khơng có tài sản bảo đảm và tài sản bảo đảm hình thành từ vốn vay qua các thời điểm

Đơn vị: tỷ đồng

Cho vay bằng tiền đồng

và ngoại tệ quy đổi Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 30/06/2011

Có tài sản 7.251,3 8.907,14 9.571,48 9.880,74

Không tài sản 157,64 193,64 549,78 505,42

Tài sản hình thành

từ vốn vay 507,05 622,84 334,49 557,2

Tổng cộng 7.916 9.723,62 10.455,75 10.943,36

Nguồn: Báo cáo dư nợ cho vay có tài sản bảo đảm, khơng có tài sản bảo đảm và tài sản bảo đảm hình thành từ vốn vay.

Biểu 5: Dư nợ cho vay có tài sản bảo đảm, khơng có tài sản bảo đảm và tài sản bảo đảm hình thành từ vốn vay qua các thời điểm

Đơn vị: tỷ đồng 7.251,30 157,64 507,05 8.907,14 193,64622,84 9.571,48 549,78 334,49 9.880,74 505,42 557,2 0,00 1.000,00 2.000,00 3.000,00 4.000,00 5.000,00 6.000,00 7.000,00 8.000,00 9.000,00 10.000,00

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 30/06/2011

Có tài sản Khơng tài sản Tài sản hình thành từ vốn vay

Nguồn: Báo cáo dư nợ cho vay có tài sản bảo đảm, khơng có tài sản bảo đảm và tài sản bảo đảm hình thành từ vốn vay.

− Như vậy, với tổng dư nợ của toàn hệ thống đến ngày 30/06/2011 là 10.943,36 tỷ đồng thì dư nợ cho vay có tài sản bảo đảm chiếm 90,29%, tài sản bảo đảm chủ yếu là bất động sản, máy móc thiết bị, xe, hàng hóa, giấy tờ có giá. Dư nợ cho vay khơng có tài sản bảo đảm chiếm 4,62% và dư nợ cho vay có tài sản bảo đảm hình thành từ vốn vay (bất động sản, máy móc thiết bị, xe) chiếm 5,09%/ tổng dư nợ của toàn hệ thống.

− Tỷ lệ cho vay có tài sản bảo đảm tăng lên theo các năm. Để đảm bảo an toàn cho hoạt động của mình trong tình hình kinh tế ngày càng khó khăn: lãi suất cao, chi phí đầu vào cho sản xuất ngày càng gia tăng, việc thu hồi các khoản phải thu của DN trở nên hết sức khó khăn địi hỏi ngân hàng ngồi sự tin tưởng vào phương án kinh doanh, thiện chí trả nợ của khách hàng, bên cạnh đó cần phải có tài sản bảo đảm để thế chấp (đặc biệt là các tài sản thế chấp là bất động sản có đủ điều kiện thế chấp, với một tỷ lệ cho vay trên trị giá tài sản bảo đảm thông thường chỉ bằng 85%) vì rủi ro ảnh hưởng đến hoạt động của khách hàng không thể lường hết được.

− Sài Gịn Cơng Thương Ngân hàng chỉ cho vay khơng có tài sản bảo đảm và tài sản bảo đảm hình thành từ vốn vay theo một tỷ lệ nhất định nhằm đảm bảo an tồn cho mình.

2.2.5 Phân loại nợ và trích lập dự phịng rủi ro

Tiếp theo quyết định số 127/2005/QĐ-NHNN ngày 03/02/2005 về quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng, NHNNVN đã ban hành một loạt quyết định và chỉ thị nhằm mục đích nâng cao chất lượng tín dụng và kiểm sốt rủi ro, trong đó có Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 ban hành quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phịng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng.

Mục đích của việc sử dụng dự phịng rủi ro là để bù đắp tổn thất đối với các khoản nợ của tổ chức tín dụng. Dự phịng rủi ro chỉ tính theo dư nợ gốc của khách hàng và được hạch tốn vào chi phí hoạt động của TCTD.

Quyết định 493 đặt ra yêu cầu quản lý nợ, kiểm soát rủi ro cao hơn đối với tổ chức tín dụng và việc thi hành quyết định 493 sẽ đánh giá đúng bản chất và chất lượng tín dụng của tổ chức tín dụng.

Cùng với quyết định 493, ngày 25/4/2007 NHNNVN ban hành nghị định số 18/2007/QĐ-NHNN về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phịng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động tín dụng nhằm giúp ngân hàng quản lý chặt chẽ hơn nữa tình hình chất lượng tín dụng tại tổ chức mình.

Thực hiện phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phịng để xử lý rủi ro tín dụng, đảm bảo tất cả chi nhánh trong hệ thống thực hiện đúng quy trình của Ngân hàng nhà nước, triển khai việc xếp hạng tín dụng đối với khách hàng vay, nâng cấp, đảm bảo chính xác và kịp thời hệ thống thơng tin báo cáo và quản trị rủi ro.

− Để có thể hiểu rõ hơn về tình hình từng nhóm nợ của các nhóm nợ ta có thể xem bảng dưới đây:

Bảng 8: Dư nợ phân theo nhóm qua các năm

Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 30/06/2011

Nhóm 1 96% 98,42% 96,82% 93,05%

Nhóm 2 1,8% 0,34% 1,27% 4,32%

Nhóm 3 0,34% 0,22% 0,21% 0,72%

Nhóm 4 0,35% 1,01% 0,31% 0,41%

Nhóm 5 1,51% 0,00% 1,4% 1,49%

Nguồn: Báo cáo trích lập dự phịng rủi ro hàng quý.

+ Qua bảng ta có thể dễ dàng nhận thấy tỷ lệ nợ nhóm 1 - nợ đủ tiêu tiêu chuẩn luôn luôn chiếm trên 90% tổng dư nợ qua các thời điểm. Đặc biệt, năm 2009 dư nợ nhóm 1 chiếm tới 98,42%. Thể hiện chất lượng tín dụng của các khoản nợ tại SGCTNH là tương đối tốt.

+ Trong các khoản nợ từ nhóm 2 đến nhóm 5 thì dư nợ nhóm 2 - nợ cần chú ý vẫn là chủ yếu, năm 2008 nhóm nợ này chiếm 1,8% tổng dư nợ, năm 2009 là 0,34%, năm 2010 tăng lên 1,27% đặc biệt đến 30/06/2011 thì tăng lên đến 4,32%. Nguyên nhân là do chỉ cần 1 khách hàng có một khoản nợ bị chuyển nhóm 2 thì tồn bộ dư nợ của KH đó tại SGCTNH sẽ chuyển hết qua nhóm 2, đối với 1 KH lớn thì điều này sẽ rất đáng lo ngại vì nó sẽ làm cho tỷ lệ dư nợ nhóm 2 tăng lên

đáng kể. Tuy vậy, tổng dư nợ tăng lên thì nợ quá hạn tăng là điều khó tránh khỏi, thêm vào đó các khoản nợ nằm ở nhóm 2 đa số là các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn nợ gốc hoặc lãi hoặc một số KH quá hạn trên 10 ngày ngay tại thời điểm chốt số liệu trích lập dự phịng rủi ro hàng q nhưng ngay sau đó các KH này lại có tiền nộp vào ngay để thanh toán dứt khoản nợ quá hạn.

+ Nợ từ nhóm 3 đến nhóm 4 chỉ chiếm một tỷ lệ rất thấp so với tổng dư nợ qua các thời điểm nhưng đây là các khoản nợ thật sự bị quá hạn, khả năng trả nợ gặp khó khăn, phịng tín dụng đã tích cực đưa ra các giải pháp để thu hồi nợ như: tiến hành khởi kiện tòa và tiếp tục đeo bám thu nợ; dùng quỹ dự phòng rủi ro để bù đắp trong một vài trường hợp do tiến trình xử lý tài sản bị kéo dài (do nguyên nhân từ các cơ quan cơng quyền).

+ Cuối năm 2009 khơng có nợ nhóm 5 - nợ có khả năng mất vốn. Nhưng đến năm 2010 tỷ lệ nợ nhóm 5 là 1,40%, đến thời điểm cuối 30/06/2011 dư nợ nhóm 5 chiếm 1,49% trên tổng dư nợ cho vay. Đa số đây là các khoản nợ đã quá hạn từ 360 ngày trở lên, việc thu hồi nợ đã trở nên khó khăn và phải mất nhiều thời gian mới có thể thu hồi lại được vốn vay đối với những khoản có tài sản đảm bảo đầy đủ, chưa kể đến các khoản vay khơng có tài sản bảo đảm hoặc tài sản hình thành từ vốn vay (chưa có giấy tờ pháp lý đầy đủ để thế chấp cho ngân hàng).

Diễn biến dư nợ từ nhóm 2 đến nhóm 4 của tồn hệ thống SGCTNH:

Như chúng ta đã biết bất cứ Ngân hàng nào cũng không thể tránh khỏi những rủi ro trong tín dụng và Saigon bank khơng phải là trường hợp ngoại lệ.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn công thương (Trang 55 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)