MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÒNG NGỪA VÀ HẠN CHẾ RỦI RO

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn công thương (Trang 79 - 83)

Biểu 8 : Dư nợ từ nhóm 3 đến nhóm 4 qua các thời điểm

5. Kết cấu luận văn

3.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÒNG NGỪA VÀ HẠN CHẾ RỦI RO

NGÂN HÀNG TMCP SÀI GỊN CƠNG THƯƠNG

3.2.1 Đối với Ngân hàng TMCP Sài Gịn Cơng Thương

Giữa phòng ngừa, hạn chế rủi ro tín dụng và xử lý rủi ro thì SGCT NH chú trọng việc phịng ngừa hạn chế rủi ro tín dụng vì “phịng bệnh hơn chữa bệnh”.

Từ những mặt cịn chưa đạt được, tồn hệ thống SGCTNH cần phải rút ra cho mình những bài học kinh nghiệm, những giải pháp nhằm khắc phục những mặt cịn thiếu sót, để ngày càng hồn thiện mình hơn, đó là:

Đào tạo, tuyển chọn cán bộ có năng lực giải quyết cơng việc

Nhân viên phòng Thẩm định phải là những người đã được đào tạo qua nghiệp vụ cho vay thực tế, tiếp xúc và thẩm định trực tiếp khách hàng, có như vậy mới tích lũy dần được kinh nghiệm. Từ đây sẽ chọn lọc ra những cán bộ thực sự đủ năng lực để tái thẩm định hồ sơ vượt mức phán quyết mà nhân viên tín dụng của phịng tín dụng Hội sở và nhân viên tại phòng kinh doanh của các chi nhánh gửi lên. Việc này có ý nghĩa hết sức quan trọng vì đây hầu hết là các hồ sơ lớn có số tiền vay từ hàng chục đến hàng trăm tỷ đồng, tiềm ẩn nhiều rủi ro mà ngân hàng không thể lường trước được, vượt quá thẩm quyền của Trưởng phịng Tín dụng Hội sở và Giám đốc các chi nhánh. Vì vậy, trách nhiệm của những người tái thẩm định hồ sơ là rất lớn, tương ứng với trách nhiệm ấy ngân hàng cần có chế độ lương sao cho phù hợp để khuyến khích họ gắn bó với cơng việc.

Có chế độ đào tạo, khen thưởng, kỷ luật rõ ràng

Bản thân ngân hàng cần phải quan tâm nhiều hơn đến việc đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ và tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ công tác, đồng thời phải căn cứ vào kết quả cơng tác của họ để có đãi ngộ, đối xử cơng bằng: Đối với cán bộ có thành tích suất sắc, cần biểu dương, khen thưởng cả về vật chất lẫn tinh thần tương xứng với kết quả họ mang lại, kể cả việc nâng lương trước hạn hoặc đề bạt lên đảm nhiệm ở vị trí cao hơn. Đối với cán bộ có sai phạm, tùy theo tính chất, mức độ mà có thể giáo dục thuyết phục hoặc phải xử lý kỷ luật. Khen thưởng và kỷ luật rõ ràng sẽ khuyến khích nhân viên nỗ lực hồn thành tốt cơng việc của mình đồng thời những nhân viên có ý định khơng lành mạnh phải cân nhắc trước hậu quả việc mình làm, hạn chế bớt “những con sâu làm rầu nồi canh”. Có như vậy, khơng những kỷ cương trong hoạt động tín dụng và uy tín của Ngân hàng sẽ ngày càng nâng cao mà chất lượng tín dụng chắc chắn sẽ được cải thiện đáng kể.

Sử dụng dự phòng rủi ro đúng lúc

SGTNH khơng nên vì chạy theo việc mở chi nhánh mà cố gắng sử dụng dự phòng cụ thể để giảm tỷ lệ nợ xấu xuống. Làm như vậy vô tình sẽ gây tâm lý ỷ lại đối với CBTD khơng chịu đơn đốc thu hồi nợ. Bởi vì, khi khoản nợ đã được sử dụng dự phịng thì dư nợ của KH đó sẽ được hạch tốn ngoại bảng, trách nhiệm của CBTD cũng nhẹ đi phần nào. Dẫn đến tình trạng, trong khi các khoản nợ cũ chưa thu hồi được thì các khoản nợ quá hạn mới lại phát sinh. Chính vì vậy, cần phải cân nhắc kỹ thời điểm nàocần thiếtsử dụng dự phòngrủi ro.

3.2.2 Đối với cán bộ tín dụng

Tăng cường công tác kiểm tra sau cho vay

Sau khi cho giải ngân định kỳ 3 tháng/lần CBTD phải đến tận nơi sản xuất kinh doanh của KH để kiểm tra tình hình thực tế. Ngồi việc kiểm tra KH có sử dụng vốn vay đúng mục đích hay khơng, CBTD phải quan tâm đến tình hình pháp lý, nhân sự của cơng ty đặc biệt là các thành viên thuộc Hội đồng quản trị/ Hội đồng thành viên những người trực tiếp điều hành hoạt động của doanh nghiệp.

Nợ quá hạn của ngân hàng khơng chỉ phát sinh từ phía doanh nghiệp mà cịn phát sinh từ các KH cá nhân. Nên trong thời gian vay vốn cũng cần nắm bắt được

thông tin về công việc hiện tại của KH cá nhân đặc biệt đối với các KH mà nguồn trả nợ chủ yếu bằng tiền lương.Bởi vì khi mới bắt đầuvay vốn KH có cơng việc ổn định nhưng sau đó do u cầu cơng việc phải chuyển công tác hay nghỉ việc sẽ ảnh hưởng lớn đến nguồn trả nợ của KH.

Thực hiện bảo đảm tín dụng chặt chẽ

Trong q trình đi công chứng hay đăng ký giao dịch bảo đảm nhân viên tín dụng phải trực tiếp đi cùng khách hàng, không được lơ là, chủ quan trong cơng việc, tránh tình trạng hốn đổi sổ thật thành sổ giả (đã làm giả công chứng sẵn). Tránh những trường hợp tương tự xảy ra tại chi nhánh, làm mất đi của ngân hàng 2 tỷ đồng mà từ đó cho đến nay vẫn chưa có khả năng thu hồi được.

Tại SGCTNH tất cả các khoản vay có thế chấp bằng tài sản đủ điều kiện thế chấp thì hợp đồng thế chấp đều phải được công chứng đầy đủ trước mặt công chứng viên và phải có biên nhận hoặc kết quả đăng ký giao dịch bảo đảm đầy đủ thì khoản vay đó mới được giải ngân ra. Như vậy, phần nào cũng giảm được rủi ro cho ngân hàng. Nên nhớ rằng, nếu một khách hàng có ý định lừa đảo ngân hàng thì họ có thể giữ uy tín với ngân hàng đến lần thứ 1000 nhưng đến lần thứ 1001 sẽ là lần lừa đảo lớn nhất của khách hàng. Là nhân viên tín dụng, việc tin tưởng khách hàng là cơ sở để hai bên hợp tác với nhau nhưng người làm tín dụng cần phải tỉnh táo trong mọi trường hợp, chỉ tin tưởng khách hàng ở một chừng mực nào đó mà thơi, thậm chí đơi khi cần phải biết nghi ngờ.

- Tùy vào từng trường hợp cụ thể, có thể bỏ bớt một số thủ tục rườm rà, không cần thiết (tất nhiên là không ảnh hưởng đến sự an toàn của ngân hàng) để phục vụ khách hàng một cách nhanh nhất thơng qua việc tìm hiểu quy trình làm việc của các ngân hàng bạn.

Phân tích đúng xu hướng phát triển ngành

Tùy từng phương án sản xuất kinh doanh và dự án đầu tư cụ thể mà nhân viên tín dụng phân tích một số nội dung để đánh giá tình hình và triển vọng tương lai của khách hàng trong mối quan hệ với tình hình thị trường hiện tại như: Xu hướng phát triển của ngành, các vấn đề liên quan đến cải tiến kỹ thuật, sản phẩm và khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường trong và ngoài nước, vị thế hiện

tại của khách hàng trong ngành, xu hướng giá cả và những triển vọng trong tương lai của nguyên liệu đầu vào, sự thay đổi về số lượng và giá cả trong cung cầu sản phẩm…

- Tại các chi nhánh của SGCTNH - những nơi có nhiều doanh nghiệp kinh

doanh, vận tải bằng sà lan - đặc trưng của vùng sông nước thường đem lại rủi ro cao. Thực tế là các khoản nợ quá hạn phát sinh tại chi nhánh đều có liên quan đến việc cho vay mua sà lan và thế chấp bằng chính chiếc sà lan đó để vận chuyển cát, đá trên sơng. Khi doanh nghiệp khơng có khả năng trả được nợ thì tài sản thế chấp là chiếc sà lan cũng không biết bán cho ai, giá trị khấu hao tài sản cũng đã giảm qua mỗi năm, trong khi đó khoản vay liên quan đến sà lan lên đến hàng chục tỷ đồng. Chính vì có giai đoạn cho vay đầu tư sà lan kiếm được lợi nhuận nhiều nên ai cũng muốn vay mua sà lan, đến khi thua lỗ thì ngân hàng là người gánh chịu, vì vậy mới đây SGCTNH đã có thơng báo đến tồn bộ chi nhánh trong hệ thống phải hạn chế, thậm chí khơng cho vay đối với các khoản vay đầu tư và thế chấp bằng sà lan. SGCTNH cần rút ra bài học không cho vay tập trung vào một ngành quá nhiều mà phải biết phân tán rủi ro.

Sắp tới đây SGCTNH sẽ đi vào áp dụng việc xếp hạng tín dụng nội bộ đối với tồn bộ khách hàng cá nhân, doanh nghiệp tại SGCTNH. Để có thể áp dụng được các tiêu chí trong cẩm nang xếp hạng tín dụng nội bộ địi hỏi cán bộ tín dụng phải nắm rõ từ các chỉ tiêu tài chính cũng như phi tài chính của khách hàng, các chỉ tiêu phi tài chính gồm có: đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng, trình độ quản lý và mơi trường nội bộ, quan hệ với Ngân hàng, các nhân tố ảnh hưởng đến ngành, các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động của Doanh nghiệp. Các chỉ tiêu tài chính gồm có: chỉ tiêu thanh khoản, chỉ tiêu hoạt động, chỉ tiêu cân nợ, chỉ tiêu thu nhập... số liệu của các chỉ tiêu tài chính được lấy từ bảng cân đối kế toán và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Điều này sẽ giúp cán bộ tín dụng sâu sát hơn tình hình “sức khỏe” của các khách hàng mà mình đang quản lý, giảm rủi ro ở mức tối đa cho ngân hàng.

Kiểm tra tính chính xác của báo cáo tài chính

Một điều quan trọng là phải kiểm tra tính chính xác của báo cáo tài chính của khách hàng vay vốn trước khi bắt đầu đi vào phân tích chúng. Các báo cáo tài

chính, kể cả những báo cáo đã kiểm toán, nhiều khi không chỉ được mơ tả theo hướng tích cực có dụng ý, mà cịn có thể vơ tình sai lệch. Việc kiểm tra bao gồm xem xét các nguồn dữ liệu, dữ liệu do doanh nghiệp lập, chế độ kế toán áp dụng. Thông thường một doanh nghiệp tồn tại đến 3 báo cáo tài chính: 1 báo cáo với doanh thu và lợi nhuận “như mơ” dành để vay vốn ngân hàng, 1 báo cáo với con số lỗ hoặc lời rất ít dành để nộp thuế và 1 là báo cáo tài chính với con số thực tế để doanh nghiệp biết mình đang đứng ở vị trí nào. Nhân viên tín dụng cần phải là người sắc bén, có nhiều kinh nghiệm để có thể biết được báo cáo nào là cần thiết cho mình để có thể đi đến quyết định cho vay.

Nâng cao nhận thức của người vay

Nhân viên tín dụng phải phân tích cho người vay hiểu được rằng những bất

lợi của việc chậm trả hoặc không trả lớn hơn rất nhiều so với những lợi ích từ việc họ chậm trả hoặc khơng trả. Từ đó, nhận thức của khách hàng được tốt hơn và hiểu rõ họ cần phải làm thế nào để hồn thành nghĩa vụ của mình đối với ngân hàng.

Trên đây là một số giải pháp nhằm giúp cho hệ thống SGCTNH có thể phịng ngừa và hạn chế được phần nào rủi ro tín dụng, góp phần nâng cao chất lượng tín dụng và chủ động kiểm sốt được tình hình nợ xấu tại ngân hàng mình.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn công thương (Trang 79 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)