Đánh giá việc tuân thủ các nguyên tắc giám sát ngân hàng theo tiêu chuẩn Basel

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn công thương (Trang 29 - 31)

Biểu 8 : Dư nợ từ nhóm 3 đến nhóm 4 qua các thời điểm

5. Kết cấu luận văn

1.2 PHÒNG NGỪA VÀ HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNGTẠI NGÂN HÀNG

1.2.3 Đánh giá việc tuân thủ các nguyên tắc giám sát ngân hàng theo tiêu chuẩn Basel

chuẩn Basel 2 của các ngân hàng thương mại Việt Nam

Trong 25 nguyên tắc giám sát ngân hàng theo Basel 2 tác giả chỉ đề cập ở đây những nguyên tắc trọng yếu nhất liên quan đến hoạt động tín dụng tại các ngân hàng thương mại. Mức độ đánh giá là tuân thủ, tuân thủ một phần hoặc chưa tuân thủ.

Nguyên tắc: An toàn vốn tối thiểu: tuân thủ một phần

Về phía các NHTM, việc cơng bố tỷ lệ an tồn vốn khơng bắt buộc, do vậy, khơng có đầy đủ dữ liệu về tỷ lệ này. Trong số 24 báo cáo của các ngân hàng, chỉ có Ngân hàng Nơng nghiệp và Phát triển Nơng thôn Việt Nam (NHNo&PTNT) là chưa đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn theo Quyết định 457. Năm ngân hàng đã đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn theo Quyết định 457 cần phải điều chỉnh để đảm bảo tỷ lệ này theo Thông tư 13/TT-NHNN là NH TMCP Công thương Việt Nam (8,06%), NH TMCP Ngoại thương Việt Nam (8,11%), NH TMCP Quốc tế (8,67%), NHTMCP Nam Việt (8,87%) và NH TMCP Hàng hải (8,93).

Một số vấn đề cần lưu ý là, tỷ lệ an toàn vốn hiện thời vẫn chưa được tính theo tiêu chuẩn quốc tế, mà chỉ dừng lại theo tiêu chuẩn kế toán Việt Nam, chỉ một vài ngân hàng, ví dụ Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.

NHNN cần tiếp tục nâng dần yêu cầu về tỷ lệ đủ vốn để đảm bảo an toàn hoạt động khi ngày càng nhiều ngân hàng hoạt động theo hướng công ty mẹ, con và nền kinh tế, thị trường tài chính Việt Nam ngày càng mở, hoạt động ngân hàng ngày càng trở nên rủi ro hơn và so với các nước trên thế giới, tỷ lệ này đã đạt được mức phổ biến 12%.

Nguyên tắc:Rủi ro tín dụng: tuân thủ một phần

Để đảm bảo nguyên tắc này, NHNN đã ban hành Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 và bổ sung bằng Quyết định 18/2007/QĐ- NHNN ngày 25/04/2007 về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phịng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của TCTD.

Quyết định này đã ban hành 5 năm nhưng tới thời điểm này, chỉ mới có 3 ngân hàng đã trình và được NHNN chấp thuận cho áp dụng phân loại nợ định tính theo quy định tại Điều 7, Quyết định 493 là Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt

Nam, NHNo&PTNT Việt Nam, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam [13]. Hai nguyên nhân chính khiến các ngân hàng ngại thực hiện phân loại này là: (i) tăng tỷ lệ nợ xấu: nợ xấu của NHTMCP Ngoại thương sẽ tăng từ 2,47% trong năm 2009 lên 3,5% vào năm 2010 nếu áp dụng phân loại định tính từ tháng 4/2010 hoặc tỷ lệ nợ xấu của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam sẽ là 3,9% thay vì 1,56% theo cách tính định lượng; (ii) phải xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ để hỗ trợ việc phân loại nợ và quản lý chất lượng tín dụng.

Như vậy, việc phân loại nợ chưa theo chuẩn kế toán quốc tế chưa cho các cơ quan giám sát thấy hết thực chất của vấn đề rủi ro, đặc biệt là rủi ro tín dụng cũng như mức độ cải thiện để có hướng quản trị cho phù hợp.

Nguyên tắc: Tài sản có rủi ro, dự phịng và dự trữ: tn thủ một phần

Ngân hàng đã có Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phịng để xử lý rủi ro trong Quyết định 493.

Trên báo cáo kết quả kinh doanh đều cho thấy các khoản mục dự phịng, tuy nhiên, chỉ có các dự phịng chính. Việc các ngân hàng thực hiện đánh giá rủi ro và xác định đầy đủ mức dự phịng như u cầu cần phải có thêm thời gian để các ngân hàng nhận thức tầm quan trọng của quản trị rủi ro, bổ sung nhân sự, công nghệ cho công tác này.

Nguyên tắc: Giới hạn mức cho vay: tuân thủ một phần

Điều 8, Thông tư 13/2010/TT-NHNN quy định về giới hạn cho vay, trong đó có một số nội dung đáng lưu ý như: TCTD không được cấp tín dụng cho cơng ty trực thuộc là doanh nghiệp hoạt động kinh doanh chứng khốn; TCTD khơng được cho vay khơng có bảo đảm để đầu tư, kinh doanh chứng khoán; tổng dư nợ cho vay và chiết khấu giấy tờ có giá đối với tất cả khách hàng nhằm đầu tư, kinh doanh chứng khoán không vượt quá 20% vốn điều lệ của TCTD. Các Quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001, Quyết định 127/2005/QĐ-NHNN ngày 03/2/2005 về quy chế cho vay của TCTD đối với khách hàng, Quyết định 783/2005/QĐ-NHNN ngày 31/5/2005 cũng đã quy định đầy đủ những giới hạn vay.

Thực tế triển khai các văn bản trên cịn khơng ít lỗ hổng, ảnh hưởng trực tiếp đến rủi ro tín dụng của hệ thống NHTM: Chính sách cho vay hiện nay chưa

hồn toàn theo nguyên tắc thị trường biểu hiện qua việc các NHTM, đặc biệt là NHTM có cổ phần chi phối của Nhà nước thường hướng theo các chính sách cho vay như đánh bắt xa bờ, mía đường, cà phê Arabica... mà số liệu thống kê lại cho thấy các chính sách này khơng hiệu quả, dẫn đến rủi ro cao cho ngân hàng. Ngoài ra, các ngân hàng còn được NHNN cho phép cho vay vượt quá 15% vốn tự có như NHTMCP Đơng Nam Á cho vay đối với Công ty trách nhiệm hữu hạn chế biến và kinh doanh sản phẩm khí năm 2009; Ngân hàng liên doanh Việt Nga cho vay đối với Tổng Công ty Xăng dầu Việt Nam; NHTMCP Ngoại thương Việt Nam cho vay đối với Tổng công ty Lương thực miền Nam; NH Đầu tư và Phát triển Việt Nam và NHTMCP Ngoại thương Việt Nam cho vay đối với Tổng công ty Điện lực Việt Nam...

Trong tương lai, thay vì xét duyệt cho vay theo dự án với mức vốn vượt quá 15% vốn tự có của ngân hàng, NHNN nên khuyến khích các NHTM thực hiện nghiệp vụ cho vay hợp vốn.

Nguyên tắc: Rủi ro đối với nhóm khách hàng có liên quan: tn thủ một phần

Điều 7, Thơng tư 13/2010/TT-NHNN ngày 20/5/2010 đã quy định về xác định nhóm khách hàng có liên quan và việc xác định nhóm khách hàng liên quan sẽ do các ngân hàng tự xác định và báo cáo cho NHNN.

Trên thực tế, phần lớn các ngân hàng tuân thủ nguyên tắc này, tuy nhiên, vẫn còn một số ngân hàng đã vì lợi nhuận mà bỏ qua các nguyên tắc quản trị rủi ro, dẫn đến việc cho vay các nhóm khách hàng có liên quan vượt hạn mức quy định. Ngồi ra, các ngân hàng cũng có xu hướng cho các thành viên của cùng tập đoàn nhà nước vay với dư nợ lớn hoặc cho vay cùng nhóm khách hàng kinh doanh bất động sản, kinh doanh chứng khoán với mức dư nợ cao.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn công thương (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)